CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ
3.1.3 Cơ hội (Opportunity)
Việt Nam hiện đang được đánh giá là một thị trường tiềm năng đối với ngành trang thiết bị y tế với dân số hơn 86 triệu người và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội dự kiến 6,5-7%/năm trong những năm tới.
Thứ nhất, nhu cầu thiết bị hiện đại tăng do già hóa dân số (từ 2019-2029 sẽ tăng thêm hơn 20 triệu người trong độ tuổi hơn 60). Tầng lớp trung lưu và giàu có tăng (dự báo đạt 33 triệu người vào năm 2020). Sự thiếu hụt trang thiết bị hiện đại tại các cơ sở y tế (70% bệnh viên khơng có máy chụp CT, 35% thiết bị đã sử dụng trên 20 và gần 40% sử dụng từ 10-20 năm). Qua đó cho thấy dân số ngày càng tăng nhanh, thị trường nhập khẩu thiết bị y tế tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển vì ý thức bảo vệ sức khỏe theo hướng phòng bệnh hơn chữa bệnh ngày càng cao.
Thứ hai, chính sách thúc đẩy phát triển cơ sở hạ tầng ngành y tế: huy động vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào trang thiết bị y tế; tăng cường tuyến bệnh viện vệ tinh (đề án
Bệnh viện vệ tinh giai đoạn 2013-2020) và khuyến khích phát triển y tế tư nhân (chính phủ đặt mục tiêu tăng số giường bệnh tư nhân lên 20% tổng số giường bệnh vào năm 2020).
Ngoài ra, mảng y tế tư nhân cũng được dự báo đầy tiềm năng, sẽ chiếm 20% số giường bệnh vào năm 2020. Hơn nữa, bệnh viện tư nhân tập trung ở các khu vực đô thị, hướng đến thị trường cao cấp, như người nước ngồi và người dân địa phương có thu nhập cao như các thành phố lớn: Hà Nội, HCM, Đà Nẵng…
Những bất ổn chính trị của một số nước tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp thuộc các nước phát triển muốn tham gia đầu tư lâu dài, hợp tác, liên kết phát triển tại thị trường Việt Nam được đặc biệt quan tâm vì là nơi có tiềm năng tăng trưởng cao và phát triển ốn định.