Thách thức (Threat)

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CUỐI KỲ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG đề TÀI QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ y TẾ TỪ HOA KỲ (Trang 28 - 29)

CHƯƠNG 2 : QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ

3.1.4 Thách thức (Threat)

Ngành y tế Việt Nam hiện nay cũng đang phải đối diện với thách thức lớn về cải thiện chất lượng khám chữa bệnh cũng như giảm tải tình trạng quá tải bệnh viện. Trang thiết bị y tế của Việt Nam hiện nay nhìn chung cịn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Hầu hết trang thiết bị y tế đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phương khơng có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết cơng suất trang thiết bị hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật trang thiết bị y tế chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và cơng nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu. Nhiều bệnh viện tỉnh chưa có phịng quản lý Vật tư – thiết bị y tế. Các xí nghiệp sản xuất trang thiết bị y tế cịn ít, chủng loại nghèo nàn, chất lượng sản phẩm chưa cao. Hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa hồn chỉnh, thiếu vốn, thiếu thơng tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ thương mại và trình độ kỹ thuật về trang thiết bị y tế.

Trong những tháng vừa qua, trên toàn thế giới cũng như tại các nước ASEAN, đại dịch Covid-19 đã và đang lan rộng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động kinh doanh và sự phát triển kinh tế của hầu khắp các nước. Riêng tại ASEAN, tính đến ngày 31 tháng 5 năm 2020, khu vực đã ghi nhận hơn 84.000 ca nhiễm và hơn 2.600 ca tử vong trong tồn khối ASEAN vì đại dịch này. Sự bùng nổ bất ngờ của đại dịch Covid-19 không chỉ là sự khủng hoảng về y tế và sức khỏe cho nhân dân tồn cầu, mà cịn gây ra những hệ lụy hết sức nặng nề và đặt ra nhiều thách thức to lớn đối với các nền kinh tế,

cũng như nhiều chuỗi cung ứng đã được thiết lập trong ASEAN cũng như trên phạm vi toàn cầu. Khi các quốc gia đang đấu tranh để ngăn chặn sự bùng phát coronavirus mới, thì một cuộc chiến tồn cầu cũng đã xuất hiện để sở hữu được các nguồn cung cấp y tế hiện đang suy giảm. Tình trạng thiếu hụt các thiết bị y tế trên toàn thế giới đã khiến các nhân viên y tế ngã bệnh và buộc các bác sĩ ở châu Âu phải đưa ra quyết định sinh tử về việc chọn lựa ưu tiên bệnh nhân nào có được máy thở.

Các ca nhiễm Virus Corona tính đến ngày 22-6-2020 Thế giới đã ghi nhận có 9,093,988 người mắc, 471.493 người tử vong, trong đó nước Mỹ đang là nước có số người nhiễm nhiều nhất với 2.363.472 tổng số người nhiễm và 122.289 người tử vong. Tổng thống Mỹ cũng thừa nhận khó khăn trong việc cung cấp trang thiết bị hỗ trợ y tế khi đại dịch Covid-19 đang lan rộng. Trước sự bùng phát dịch Covid-19, giới chức Mỹ từng cảnh báo hệ thống chăm sóc sức khỏe có nguy cơ sụp đổ khi các thiết bị y tế rơi vào tình trạng thiếu hụt trầm trọng. Chính vì thế, Việt Nam tạm thời bị gián đoạn và chịu ảnh hưởng về chuỗi cung ứng thiết bị y tế, tuy nhiên, cũng không đến mức báo động vì hiện nay nước ta đang khắc phục tốt dịch bệnh cũng như các hoạt động kinh doanh khác.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CUỐI KỲ KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG đề TÀI QUY TRÌNH NHẬP KHẨU THIẾT BỊ y TẾ TỪ HOA KỲ (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)