Các phương pháp khác

Một phần của tài liệu công nghệ xử lý môi trường trong sản xuất xi măng (Trang 41 - 43)

D) Các nhân tố ảnh hưởng tới thiết bị lọc bụi điện

4.4 Các phương pháp khác

4.4.1 Quy hoach cây xanh:

Ảnh hưởng của cây xanh đến cảnh quan được đánh giá là tích cực và ảnh hưởng lâu dài. Nhà máy đặt trên một vùng đất tự nhiên có thảm thực vật phong phú, việc trồng cây xanh là tái tạo và bảo tồn một phần thảm thực vật hiện nay sẽ bị phá huỷ đồng thời có tác dụng lớn trong việc hạn chế ô nhiễm không khí như giảm tiếng ồn, lọc bụi.Trồng cây xanh ven các đường nội bộ trong nhà máy.Khi trồng cây nên chọn cây có khả năng quang hợp cao, lọc không khí và hấp thụ mạnh thán khí (CO2). Tán lá rộng, phiến lá dầy chịu nóng, chịu khí độc hại, làm giảm tiếng ồn, khó bị cháy và trong đó phải bố trí hỗn giao nhiều loài khác nhau theo 2 dạng chính: tầng cao che bóng mát, tầng dưới tạo thành tường xanh cản trở tiếng động che chắn bụi và khói, khí độc của các nhà máy.

4.4.2Quản lý môi trường tại nhà máy:

a) Đào tạo và giáo dục về môi trường:

Đào tạo về giám sát và khống chế ô nhiễm không khí để quán lý môi trường nhà máy. Đưa đi thực tập về bảo vệ môi trường ở những khu công nghiệp, nhà máy tương tự ở các nước tiên tiến đang vận hành an toàn là cách tốt nhất để đạt được mục đích này. Đối với tất cả các cán bộ quản lý của nhà máy cần được huấn luyện về an toàn bao gồm sử dụng, bảo quản, hoá chất dầu nhiên liệu và các thiết bị lao động. Huấn luyện về hoạt động trong trường hợp khẩn cấp và trình tự ghi nhận số liệu, báo cáo về các vấn đề môi trường có liên quan.

b) Tuyên truyền về bảo vệ môi trường

Thực hiện chương trình tuyên truyền về các chính sách và quy định bảo vệ môi trường

trên các phương tiện thông tin công cộng, thông tin của thị trấn. Biên soạn các tài liệu làm các đoạn phim cho từng đối tượng và cập nhật ngay cho công nhân trong giai đoạn đào tạo về an toàn và thân thiện với môi trường.

4.4.3 Giám sát và quan trắc môi trường:

Quan trắc ô nhiễm không khí

_ Đối với môi trường không khí bên trong hang rào nhà máy:

_ Tại các khu vực lò hơi, lò nung, nghiền nguyên lệu, xường đóng bao…

_ Đối với môi trường không khí xung quanh khu vực nhà máy:sử dụng hệ thống đo bụi và khí thải liên tục ở ống khói. Các điểm đo cách ống khói nhà máy ở những khoàng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa đông và mùa hè. Các điểm đo tại những điểm dân cư ở những khoảng cách phù hợp theo hướng gió chủ đạo về mùa đông và mùa hè. Chất lượng không khí bên trong và bên ngoài nhà máy cần được giám sát để đánh giá mức độ ô nhiễm theo các thông số như: bụi tổng cộng, SO2, NOx và tiếngồn, độ rung. Các trạm quan trắc cần đặt gần các điểm ô nhiễm chính (như khu vực cối đập đá, khu vực sản xuất Clinker…) và tại khu vực khai thác đá vôi, sét, khu dân cư. Tiêu chuẩn môi trường Việt Nam được sử dụng để kết luận về mức độ gây ô nhiễm của nhà máy.

Chương IV. Tổng Kết

1. Quy trình : Tìm hiểu được quy trình tạo ra xi măng, thành phần các

nguyên liệu và tỷ lệ các oxit có trong xi măng

2. Các công đoạn phát sinh: Tìm được các công đoạn nào sinh ra bụi, khí,

… và đặc tính của các loại chất thải sinh ra qua từng công đoạn là khác nhau.

3. Biện pháp xử lý: Biện pháp xử lý trong nhà máy có sự đan xen vào

nhau đề nâng cao hiệu quả xử lý của các thiết bị, tiết kiệm được năng lượng để vận hành.

4. Đề xuất ý kiến: Qua đây em xin có một số ý kiến của mình như:

- Cần nâng cao ý thức của các cán bộ công nhân viên trong nhà máy để có một môi trường làm việc trong sạch

-Tiếp là cần đầu tư cho các công nghệ hiện đại để loại bỏ các chất thải trước khí thải ra ngoài hoặc phục vụ cho sinh hoạt hoặc sản xuất, tác động tới con người

-Cuối cùng là ngoại biện pháp công nghệ và ý thực thì ta cũng nên có một môi trương xanh bên trong khuân viên nhà máy tạo không khí xanh trong nhà máy giúp quá trình xử lý các chất thải của máy tốt hơn.

- Các chất thải sau khi thu hồi tại các quá trình phát sinh ra sau quá trình xử lý ta có thể dùng để sản xuất các sản phẩm khác hoặc bán cho các công ty xử dụng bụi để sản xuất ra một số thiết bị như là ruột ôtô, cũng có thể sử dụng làm nhiên liệu phụ trợ.

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình: Công nghệ vật liệu kết dính 2. Giáo trình: Công nghệ xử lý môi trường

3. http://tai-lieu.com/tai-lieu/do-an-tot-nghiep-xu-ly-bui-nha-may-xi-mang-lo- quay-3700/

4. http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-thiet-ke-he-dieu-khien-loc-bui-tinh-dien-64541/ 5. http://dc700.4shared.com

Một phần của tài liệu công nghệ xử lý môi trường trong sản xuất xi măng (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w