NÉT XUÂN TRONG TRUYỆN KIỀU

Một phần của tài liệu 480 (Trang 84 - 85)

Truyện Kiều

NÉT XUÂN TRONG TRUYỆN KIỀU

Đại thi hào Nguyễn Du, một bậc tài hoa, người học

sâu hiểu rộng, am tường cả, Phật, Nho, Lão, từng sống tại đất đế đơ “nghìn năm văn vật”. Từ một tác phẩm văn xuôi của Thanh Tâm Tài Nhân là “Kim Vân Kiều truyện”, Nguyễn Du đã viết nên thi phẩm “Đoạn Trường Tân Thanh” tức truyện Kiều, gồm 3.254 câu thơ. Đây là một kiệt tác văn chương trong nền thi ca Việt Nam. Truyện Kiều đã được nổi tiếng trong và ngoài nước, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã phân tích, đánh giá cặn kẻ từng câu, từng chữ về sự phong phú, đa dạng,cách dùng từ ngữ trong thơ.

Vì sự đa dạng đó mà nhân dịp Xn về, ta chỉ tìm hiểu về nét Xuân trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Với câu thơ:

Mùa xuân con én đưa thoi

Thiều quang chín chục đã ngồi sáu mươi

Nguyễn Du đã mở ra một không gian hữu sắc, hữu hương, hữu tình. Giữa bầu trời bao la là những cánh én chao lượn như những chiếc thoi trên khung cửi. Hình ảnh con én đưa thoi gợi lên bước đi của mùa xuân như trong cách nói của dân gian: “Thời giờ thấm thoắt thoi đưa. Hết mưa lại nắng hết ngày lại đêm”. Hai chữ “thiều quang” gợi lên màu hồng của ánh xuân, cái ấm áp của khí xuân, cái mênh mông

bao la của đất trời, để biết rằng: “Thiều quang chín chục đã

ngồi sáu mươi”.

Cỏ non xanh tận chân trời

Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.

Giữa mênh mông bát ngát, là sắc xanh mơn mỡn của cỏ non trải dài đến tận chân trời, bên cạnh là sắc trắng tinh khôi của hoa lê nở lác đác trên cành, chỉ mới hé khoe sắc khoe hương. Những bông hoa lê nở muộn như đem vào bức tranh xuân màu sắc tinh khôi mới mẻ và đầy sức sống. Không gian tràn ngập ánh thiều quang rọi chiếu lên tồn cảnh vật. Nắng mùa xn có nét riêng: khơng oi bức như mùa hè, không dịu buồn như mùa thu mà lại tạo nên một cảnh sắc tươi vui trong nồng ấm của ngày đầu năm. Nguyễn Du đã vận dụng một cách sáng tạo cổ thi Trung hoa : “Phương thảo liên thiên bích. Lê chi sổ điểm hoa”

(Cỏ thơm liền với trời xanh/Trên cành lê có mấy bơng hoa).

Nguyễn Du vận dụng sáng tạo khi thêm màu trắng vào câu thơ, cả một khơng gian xn hiện lên khống đạt, trong trẻo, màu sắc hài hoà đến mức tuyệt diệu. Dùng hai chữ “trắng điểm” là cách chấm phá điểm xuyết của thi pháp cổ, gợi lên vẻ đẹp thanh xuân trinh trắng của hoa cỏ. Trên cái nền xanh của cỏ non là một vài bông lê trắng điểm. Người hoạ sĩ tài ba đã pha trộn nền xanh và sắc trắng của cảnh vật mùa xuân với những cánh én đưa thoi, trong màu hồng của ánh thiều quang.

83Mừng Xuân Ất Mùi - 2015

Một phần của tài liệu 480 (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)