3.4.1 Gạo Vĩnh Long: Đẩy mạnh công nghệ, thích ứng linh hoạt, tăng năng lực cạnh tranh:
Ngành công nghiệp xay xát chế biến gạo ngành công nghiệp này là một trong những thế mạnh của Vĩnh Long với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 15 -18%/năm. Hiện nay, tỉnh Vĩnh Long có trên 600 dây chuyền chế biến lúa gạo có khả năng xay xát từ 1,2 - 1,3 triệu tấn/năm, trong đó nhiều dây chuyền được tự động hóa hoàn toàn góp phần nâng cao giá trị hạt gạo xuất khẩu, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của Vĩnh Long. Bên cạnh thúc đẩy xuất khẩu gạo, các doanh nghiệp Vĩnh Long cũng đầu tư, đa dạng sản phẩm gạo chế biến hướng đến thị trường nội địa, tăng năng lực cạnh tranh trên các thị trường.
Đi đầu trong đầu tư đổi mới công nghệ là Công ty cổ phần lương thực - thực phẩm Vĩnh Long. Đến nay, Công ty đã đầu tư 107 tỷ đồng lắp đặt hoàn chỉnh 38 dây chuyền đồng bộ có khả năng sản xuất từ 300.000 - 350.000
tấn/năm, phát triển mạng lưới 8 xí nghiệp trong đó có 3 xí nghiệp lớn có sức kho chứa từ 10.000 tấn trở lên, tổng sức kho chứa trên 80.000 tấn. Năm 2007, Công ty đầu tư thêm 1 xí nghiệp sản xuất chế biến lương thực số 8 công suất từ 70.000 - 80.000 tấn/năm với tổng trị giá 28 tỷ đồng tại tỉnh An Giang. Nhờ mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, Công ty đã từng bước đưa mặt hàng gạo xuất khẩu thâm nhập các thị trường lớn, tỷ lệ gạo cao cấp chiếm tỷ trọng 65-68% trong cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu.
Theo Sở Công nghiệp Vĩnh Long, trên địa bàn hiện có gần 650 nhà máy, cơ sở xay xát, lau bóng gạo tập trung ở 3 huyện Long Hồ, Trà Ôn và Tam Bình. Trước đây hầu hết các doanh nghi ệp tư nhân chỉ trang bị hệ máy loại từ 8-15 tấn/ca xay xát gạo chủ yếu phục vụ thị trường nội địa nhưng hiện nay, các doanh nghiệp đ ã đầu tư các loại máy 15 tấn/ca, trang bị thêm vào công đoạn cuối dây chuyền các thiết bị tách tấm, đánh bóng và phân loại phục vụ cho việc xuất khẩu gạo. Bình quân nguồn vốn đầu tư một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh từ 1,5-1,9 tỷ đồng. Theo ông Nguyễn Văn Thành - Giám đốc Cty TNHH Phước Thành 4 tại xã Lộc Hòa (huyện Long Hồ), năm nay DN tiếp tục cải tiến công nghệ, trang bị dây chuyền lau bóng gạo với công suất 8 tấn/giờ nâng cao chất lượng cạnh tranh với gạo ngoại.
Tại chợ gạo Cầu Đôi, một trong những chợ đầu mối thu mua, xay xát gạo trọng điểm của Vĩnh Long và khu vực, các cơ sở xay xát ở đây còn là vệ tinh của các DN cung ứng kịp thời nhu cầu mua, chế biến gạo xuất khẩu.
+ Thích ứng linh hoạt
Công ty Cổ phần lương thực thực phẩm tỉnh Vĩnh Long là doanh nghiệp chủ lực kinh doanh xuất khẩu gạo của tỉnh. Những năm trước, Công ty Vĩnh Long chỉ thực hiện mua gạo lứt nguyên liệu đã làm sạch, về đánh bóng và xuất khẩu. Trong những năm trước, Vĩnh Long Food xuất khẩu từ 300.000 – 400.000 tấn/năm, trong đó có khoảng 70% là xuất khẩu theo các hợp đồng thương mại với gạo cao cấp 5% tấm đi các thị trường Nhật Bản, Malaysia, châu Phi. Đây vẫn sẽ là các thị trường xuất khẩu chiến lược của Vĩnh Long Food, do công ty có
năng lực đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng của các thị trường này, giúp thu đuợc giá trị kinh tế cao.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm tháng 8/2007, tổng lượng gạo xuất khẩu của Vĩnh Long đạt 200.000 tấn và đây có lẽ là con số xuất khẩu của cả năm 2007, do Việt Nam đã ký đủ hợp đồng xuất khẩu với số lượng 4,5 triệu tấn theo chỉ tiêu Chính phủ đề ra đầu năm. Trong đó, xuất khẩu gạo 5% tấm theo các hợp đồng thương mại đạt khoảng 100.000 tấn (chiếm 50% tổng khối lượng gạo xuất khẩu) năm nay đi thị trường Malaysia và Nhật Bản, còn lại 100.000 tấn gạo 15%, 25% xuất khẩu đi thị trường Philippines và Indonesia theo hợp đồng chính phủ. Giá lúa trong nước biến động lớn, cùng với giá cước vận chuyển cao đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả và lợi nhuận từ xuất khẩu gạo, đặc biệt trong thực hiện các hợp đồng xuất khẩu giao gạo cuối năm, với giá xuất khẩu đã ký từ thời điểm đầu năm. Vì vậy, Vĩnh Long Food đã có chiến lược chuyển hướng đa dạng hoá sản phẩm gạo chế biến sang khai thác thị trường tiêu thụ nội địa với kế hoạch bán nội địa 50.000 tấn, tăng hơn gấp đôi so với năm 2006.
Công ty hợp tác với Saigon Coopmart đầu tư phát triển hệ thống siêu thị tại An Giang và Vĩnh Long, với tỷ lệ vốn nắm giữ là công ty Vĩnh Long 35%. Các sản phẩm gạo jasmine, gạo thơm lài, nếp, cao sản được đóng gói đa dạng theo các bao bì đóng gói từ 2 đến 5kg, đưa thương hiệu gạo đặc sản VinhLong Food vào mạng lưới các siêu thị trên địa bàn và Thành phố Hồ Chí Minh, hướng đến mở rộng thị trường các tỉnh miền Trung và cung cấp gạo cho các khu công nghiệp, khu chế xuất, các trường học và bếp ăn tập thể.
Tháng 5/2007, Công ty Lương thực Thực phẩm Vĩnh Long được biết đến là công ty xuất khẩu gạo đầu tiên bán đấu giá cổ phần ra công chúng. Ngay năm đầu tiên cổ phần hoá, Vĩnh Long Food thể hiện được năng lực ứng phó trên thị trường khi quyết định đa dạng hoá sản phẩm gạo chế biến hướng đến phục vụ thị trường gạo nội địa, trước sự thu hẹp quy mô xuất khẩu gạo cấp cao- sản phẩm thế mạnh của công ty và lợi nhuận từ xuất khẩu giảm do biến động lớn giá gạo nguyên liệu và giá vận chuyển.
Công ty trách nhiệm hữu hạn Phước Thành 4 (xã Lộc Hòa, huyện Long Hồ) đầu tư 1,8 tỷ đồng trang bị 4 máy lau bóng và máy trộn, đa dạng các sản phẩm như gạo một bụi, gạo dẻo, gạo thơm được đóng gói đa dạng từ 10 kg, 25 kg và 50 kg; tổ chức mạng lưới 20 đại lý và mở rộng thị trường tiêu thụ chính ở các tỉnh miền Trung. Dự kiến năm nay cùng với gia công xay xát gạo xuất khẩu, công ty cung ứng từ 12.000 đến 15.000 tấn gạo cho thị trường nội địa.
+ Chiến lược ngành hàng
Để phát huy lợi thế của vùng, nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp chế biến gạo, trong định hướng từ nay đến năm 2010, tỉnh Vĩnh Long tập trung đầu tư phát triển các cụm chế biến xay xát gạo chất lượng cao theo công nghệ liên hoàn từ khâu sấy khô, bảo quản đến xay xát chế biến, tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn, có sức cạnh tranh và giá trị cao đồng thời hạ giá thành sản phẩm để nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Chương trình khuyến công tiếp tục hỗ trợ các DN nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất xây dựng dự án vay vốn tín dụng đổi mới công nghệ chế biến. Tỉnh đã quy hoạch vùng lúa chất lượng cao, khuyến khích nông dân sử dụng các giống chủ lực phù hợp với thổ nhưỡng như OM 4498, OM 576, TNĐB 100… tạo vùng nguyên liệu ổn định cho ngành chế biến lương thực; đồng thời hình thành chợ đầu mối thóc gạo tạo điều kiện giao lưu giữa người sản xuất với các cơ sở chế biến, đẩy mạnh lưu thông lúa gạo hàng hóa.
Năm 2007, tỉnh Vĩnh Long có kế hoạch xay xát 900.000 tấn gạo và lau bóng 130.000 tấn gạo, tăng 8% so với năm 2006, phấn đấu xuất khẩu 450.000 tấn gạo. Cty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh, đồng bộ thiết bị xay xát, đánh bóng ở xí nghiệp chế biến lương thực số 5, 7, 8 kho Phú Lộc. Trong đó trọng điểm là dự án đầu tư 8 tỷ đồng trang bị máy tách màu chuyên sản xuất chế biến gạo cao cấp, gạo đặc sản, gạo đồ để xuất khẩu vào các thị trường có nhu cầu cao như Iran, Irac, khối các nước Ả Rập, Nhật Bản, Malaysia và dự án đầu tư 9 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất bao bì để giảm giá thành gạo xuất khẩu. Bên cạnh đó, các DN xuất khẩu và nhà máy xay xát, cơ sở chế biến gạo liên kết tổ chức mạng lưới mua gắn với vùng nguyên liệu trong tỉnh và khu vực, nâng cấp mạng lưới kho dự trữ và công nghệ bảo
quản nhằm khắc phục tình trạng chỉ hoạt động hết công suất vào các tháng mùa vụ, chủ động nguyên liệu nâng sản lượng xay xát chế biến phục vụ nhu cầu xuất khẩu và tiêu thụ nội địa
3.4.2 An Giang: Trồng lúa Nhật vụ hè thu thu lợi nhuận cao gấp 3,5 lần trồng lúa chất lượng cao trồng lúa chất lượng cao
Năm 2009 là năm đầu tiên Công ty Liên doanh Kitoku - Angimex triển khai sản xuất lúa Nhật vụ hè thu (với 700 ha), đã cho kết quả rất khả quan, tiếp tục ổn định nguồn lợi nhuận cho nông dân so với các giống lúa chất lượng đang trồng phổ biến trên thị trường đang giảm giá bán rất mạnh.
Do ưu điểm cây lúa cứng, ít đổ ngã, có kỹ thuật viên của Công ty luôn bám sát cùng nông dân chăm sóc cho cây lúa, xử lý kịp thời dịch bệnh hay có tình huống xấu xảy ra, đồng thời bao tiêu 100% sản lượng làm ra đối với giống HANA với giá thu mua 7.500 đồng/kg, AKITA giá 7.800 đồng/kg và KOSHI giá 8.200 đồng/kg, nông dân còn được ứng trước phân bón, hạt giống (được Công ty chọn lọc rất kỹ) và các chi phí khác được trả chậm vào cuối vụ.
Đây là mô hình duy nhất ở An Giang còn áp dụng liên kết 4 nhà được duy trì và quản lý chặt chẽ trong 10 năm qua. Anh Nguyễn Nhật Hoai ở ấp Tây Bình (huyện Thoại Sơn) cho biết: Gia đình anh ký kết sản xuất lúa Nhật đến nay đã 3 năm nhưng chưa bao giờ sản xuất bị lỗ hay hòa vốn, nếu áp dụng đúng qui cách kỹ thuật do Công ty hướng dẫn đạt năng suất, chất lượng cao còn được công ty thưởng thêm 600 đồng/kg, cao hơn 400 đồng/kg so các năm trước.
Trên 10 năm nay, An Giang triển khai trồng lúa Nhật duy nhất ở vụ đông xuân nhưng cũng rút được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, cũng như chọn lọc được thổ nhưỡng thích nghi cho cây lúa đạt năng suất tương đương với lúa chất lượng cao đang trồng phổ biến hiện nay. Vì vậy, không chỉ sản xuất vụ hè thu mà vụ 3 năm 2009 Công ty Liên doanh Kitoku - Angimex cũng đang cùng huyện khảo sát địa bàn triển khai trồng thử nghiệm lúa giống trên các cánh đồng có đê bao khép kín an toàn tại các xã An Bình, Thoại Giang, Vĩnh Phú./.
Vụ hè thu năm nay, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư (KN-KN) tỉnh Bình Định phối hợp với một số HTXNN ở các huyện Hoài Ân và Phù Mỹ sản xuất thử nghiệm sống lúa thuần TP5 nhằm đánh giá tiềm năng năng suất và khả năng thích nghi của giống lúa này tại địa phương. Qua thực hiện mô hình, kết quả mang lại rất khả quan.
Theo Trung tâm KN-KN tỉnh Bình Định, hiện nay nông dân trong tỉnh đã đưa vào sản xuất nhiều giống lúa mới như lúa lai Nhị ưu 838, lúa thuần TBR-1, ĐB5, ĐB6… tuy có năng suất cao, song gạo không ngon, giá lúa thấp, tiêu thụ khó khăn. Trước tình hình đó, ngành Nông nghiệp tỉnh đã yêu cầu Trung tâm KN-KN tiến hành khảo nghiệm các giống lúa mới vừa có tiềm năng năng suất, vừa có chất lượng gạo thơm ngon để bổ sung vào bộ giống lúa của tỉnh.
Trong vụ hè thu 2009, Trung tâm KN-KN đã thực hiện khảo nghiệm giống lúa thuần TP5 với diện tích 6.000m2 trên địa bàn HTXNN1 Ân Hữu (Hoài Ân) và HTXNN1 Mỹ Hiệp (Phù Mỹ). Kết quả cho thấy giống lúa TP5 phù hợp với nhiều chân ruộng, điều kiện thời tiết, khí hậu ở địa phương; khả năng chống chịu các đối tượng sâu bệnh khá tốt; năng suất lúa đạt khá cao, xấp xỉ 60 tạ/ha; chất lượng gạo thơm ngon, hạt trong.
Ông Trần Minh Phúc, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm KN-KN tỉnh, cho biết: Giống lúa thuần TP5 được Viện Phát triển nông nghiệp thuộc Trường Đại học Cần Thơ nghiên cứu, lai ghép từ 2 dòng bố mẹ là giống Jasmin và giống cao sản Úc. Sau khi lai ghép thành công, Viện đã chuyển giao công nghệ sản xuất cho Nông trường Cờ Đỏ (Cần Thơ) để nhân giống và cung ứng cho các địa phương có nhu cầu sản xuất giống.
Tại mô hình sản xuất giống lúa TP5 vừa được thực hiện trên cánh đồng thôn An Trinh, xã Mỹ Hiệp, diện tích 1.000 m2, với các quy trình kỹ thuật canh tác được các cán bộ kỹ thuật hướng dẫn thực hiện khá chặt chẽ. Mật độ gieo sạ 5 kg/500m2, phương thức sạ lan, trước khi sạ bón lót phân chuồng và phân kali, lúa phát triển 10 ngày tiếp tục bón thúc phân. Sau 3 lần bón thúc đến khi lúa trỗ lác đác thì sử dụng phân KNO3 kết hợp phun Tilt Super. Ưu điểm của giống lúa này là cứng cây, khó đổ ngã, đẻ nhánh nhiều, tỉ lệ hạt lép thấp. Năng suất lý
thuyết của giống lúa TP5 là 73 tạ/ha, sau khi thu hoạch năng suất thực tế gần 60 tạ/ha, tăng hơn 6 tạ so với các giống lúa thuần trên cùng đồng ruộng. Còn tại mô hình khảo nhiệm lúa TP5 tại cánh đồng Lò Gạch xã Ân Hữu (Hoài Ân) cũng với quy trình kỹ thuật và canh tác như ở HTXNN1 Mỹ Hiệp, nhưng năng suất ở đây cao hơn, đạt 64 tạ/ha.
Ông Đỗ Thành Phương, một nông dân tham gia mô hình, cho biết: Trước đây, tôi thường sử dụng giống lúa lai để sản xuất, về năng suất thì giống lúa lai đạt rất cao, nhưng nghịch nỗi là chất lượng gạo thấp, khó tiêu thụ. Kết quả từ việc khảo nghiệm giống lúa TP5 là rất đáng mừng; trong thời gian tới tôi và một số bà con nông dân ở địa phương sẽ chọn giống lúa này để đưa vào sản xuất.
Ông Đỗ Tấn Tiên, Phó Giám đốc Trung tâm KN-KN Bình Định, cho biết: Với những kết quả vừa được khảo nghiệm, trong thời gian tới chúng tôi sẽ tham mưu cho Sở NN-PTNT bổ sung giống lúa TP5 vào bộ giống lúa của tỉnh. Theo khuyến cáo của cơ quan chức năng, nếu đưa giống lúa TP5 vào sản xuất ở vụ Đông Xuân và vụ Mùa thì khả năng năng suất lúa sẽ đạt từ 75 đến 80 tạ/ha.
3.4.4 Đăk Lăk: 55 tỷ đồng quy hoạch phát triển vùng sản xuất lúa lai
55 tỷ đồng là tổng số vốn mà tỉnh Đăk Lăk đầu tư cho Dự án quy hoạch vùng phát triển lúa lai trên địa bàn tỉnh từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.
Vùng Dự án được quy hoạch thực hiện trên phạm vi 10 huyện, thành phố, gồm: Ea Kar, Krông Păk, Krông Bông, Cư M’gar, M’Đrăk, Lăk, Krông Ana, Ea Súp, Krông Năng và TP Buôn Ma Thuột. Tổng diện tích đất trồng lúa vùng dự án là 46.182 ha, chiếm 85% đất trồng lúa của toàn tỉnh.
Mục đích của Dự án là tăng năng suất lúa bình quân, tăng tổng sản lượng lương thực toàn tỉnh; đảm bảo an ninh lương thực, xóa đói nghèo. Mặt khác, dự án cũng sẽ nâng cao trình độ canh tác cho người nông dân, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; giải quyết nhu cầu lương thực tại chỗ cho đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa.
Sản xuất lúa theo mô hình sản xuất “3 giảm, 3 tăng” ( Giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật; tăng năng suất, chất lượng, sản lượng) đang được nông dân Bình Thuận thực hiện hiệu quả trong trong vụ sản xuất hè thu và vụ mùa năm nay.
Một hécta sản xuất theo mô hình này không những nhà nông quản lý