Một số chính sách về lương thực

Một phần của tài liệu Tiểu luận “Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines” ppsx (Trang 53 - 70)

3.5.6.1.Chính sách trên thế giới:

Lương thực trên thế giới đang thiếu trầm trọng do chính sách sử dụng lương thực của Mỹ để sản xuất năng lượng. Mỹ bắt buộc phải pha alcohol 5% vào xăng cho tất cả các loại xe cộ. Nhiều công ty sản xuất alcohol ở nước này đang ráo riết tìm các nguồn alcohol từ ngũ cốc, như lúa mì, bắp... khiến lượng lương thực giảm, giá tăng. Thế giới chuyển sang ăn nhiều gạo hơn nên nhu cầu gạo càng lớn, giá gạo vì thế cũng tăng theo.

Đây là cơ hội rất tốt cho các nước xuất khẩu gạo như Việt Nam. Xu hướng là gạo sẽ tiếp tục tăng giá vì Mỹ sẽ tăng lượng alcohol trong xăng lên 10%, khi đó họ phải sử dụng nhiều lương thực nữa.

Chính sách cần phải:

Một là, về lợi ích người sản xuất: Trước hết phải đi từ đất, một tư liệu quan trọng bậc nhất của người sản xuất; hay nói cách khác điều kiện cần đầu tiên đối với sản xuất lúa gạo là đất phù hợp với khả năng sinh trưởng của cây lúa. Do nhu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá chắc chắn sẽ sử dụng một ít diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là đất lúa cho phát triển công nghiệp, mở rộng đô thị hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Như vậy, diện tích sản xuất lúa giảm dần, nhưng không còn đất hoang hoá để khai hoang bổ sung. Xuất hiện một số hộ không còn hoặc còn ít đất sản xuất lúa, trở thành người tiêu thụ lúa gạo. Theo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2006 của Tổng cục Thống kê, 5 năm (từ 01/1/2002 – 01/1/2007) diện tích đất lúa giảm 206,81 nghìn ha, bình quân giảm 41 nghìn ha/năm. Do đó, xét trên tổng thể lợi ích người sản xuất lúa gạo bị co lại. Để vừa đảm bảo lợi ích người sản xuất, vừa để tăng sản lượng lúa gạo cho tiêu dùng, nhà nước nhất thiết phải

tăng cường đầu tư phát triển thuỷ lợi, kết hợp với cơ cấu giống mới, tạo điều kiện tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng lúa.

Người nông dân với đức tính cần cù, có sức lao động, có kinh nghiệm, nhưng nguồn lực có hạn, được Nhà nước giao đất để sản xuất lúa gạo, trước hết tạo nguồn thu nhập cho bản thân hộ, góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Muốn đảm bảo lợi ích của nông dân, theo tôi nhất thiết phải có bàn tay của Nhà nước, thông qua đầu tư hạ tầng (thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, giống,…), đầu tư phát triển khoa học, công nghệ , tằng cường hệ thống khuyến nông, bảo vệ thực vật, thông tin thị trường, đảm bảo các yếu tố đầu vào kịp thời với giá cả hợp lý, để nông dân yên tâm đầu tư phát triển lúa gạo. Đồng thời, trong quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá phải quản lý chặt chẽ việc chuyển đất trồng cây lương thực, nhất là đất trồng lúa sang mục đích khác theo đúng quy hoạch và kế hoạch được duyệt, với phương châm hạn chế tối đa đất trồng lúa thuộc diện “bờ xôi, ruộng mật”vào việc khác; mặt khác, có chính sách hỗ trợ và bảo trợ người sản xuất lúa để họ hạn chế được rủi ro và có lãi.

Hai là, lợi ích người tiêu dùng lương thực: trên phạm vi cả nước mọi người dân đều có nhu cầu tiêu dùng lúa gạo, ngay trên 10 triệu hộ sản xuất lúa gạo cũng phải làm ra để ăn, giống, chăn nuôi, thậm chí có một số hộ với diện tích ít, sản xuất không đủ ăn phải mua thêm, trong đó có 4,05% hộ nông nghiệp không có đất sản xuất phải mua toàn bộ lúa gạo để ăn. Hiện nay, chưa có con số cụ thể về diện tích đất lúa theo hộ, nhưng theo Tổng Cục Thống kê năm 2006 cả nước có 34,94% sộ hộ có bình quân đất nông nghiệp từ 0,5 đến dưới 1 ha (chiếm 17,14%) và có từ 1 ha trở lên (17,8%) có thể có sản lượng hàng hoá bán ra sau khi chi hết cho các nhu cầu của gia đình (để ăn, giống, chăn nuôi). Nếu giá lương thực trong nước ở mức cao chắc chắn sẽ tác động sâu rộng đến đời sống của tuyệt đại dân cư và cả xã hội; nhưng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho khoảng trên 34% số hộ nông nghiệp có lúa hàng hoá. Trong trường hợp giá lúa gạo ổn định phù hợp với khả năng tiếp cận của nhân dân, lợi nhuận của 34% số hộ nông nghiệp có thể không lớn, nhưng về mặt xã hội ổn định và không xẩy ra lạm phát. Do đó, trong điều hành sản xuất, tiêu thụ lúa gạo nên phải tính đến mức giá lúa

gạo trong nước giải quyết hài hoà lợi ích người tiêu dùng và người sản xuất lúa hàng hoá. Vấn đề quan trọng là Nhà nước giải quyết lợi ích người trồng lúa thông qua chính sách khác, như hỗ trợ đầu tư có sở hạ tầng, giống, thuỷ lợi phí, mua sắm thiết bị sản xuất, bảo quản, chế biến, đảm bảo bình ổn đầu vào để hạ giá thành để tăng hiệu quả sản xuất lúa gạo, đồng thời cũng đảm bảo được lợi ích của người tiêu dùng.

Ba là, lợi ích của tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tiêu thụ lúa gạo hàng hoá: Do đặc thù sản xuất theo quy mô hộ nhỏ, phân tán nên mua lúa hàng hoá cho nông dân chủ yếu là tư nhân (lên tới 75-80%) sản lượng lúa hàng hoá; đồng thời cũng chính lực lượng này đang đóng vai trò chủ lực bán gạo cho người tiêu dùng trong nước. Trong thực tiễn hiện nay, khi doanh nghiệp chưa đủ điều kiện về kho tàng, hệ thống sấy và mạng lưới thu mua, thì lực lượng tư nhân hay Đồng bằng sông Cửu Long thường gọi là chủ vựa là một tồn tại khách quan. Họ cũng phải chi phí nhiều khâu: thu gom, vận chuyển, phơi sấy làm sạch, xay xát và tổ chức bán buôn, bán lẻ,.. không đảm bảo được lợi ích cho họ một cách tương đối, chắc chắn họ không làm. Thực tế nhiều năm qua, lợi nhuận của họ cũng không nhiều; vì các cá nhân kinh doanh nhỏ cung cấp cho người tiêu dùng không phải bán với giá bất kỳ (hiện nay một người mua hàng vạn người bán thay cho thương mại ngày xưa một người bán tám vạn người mua); đối với các chủ vựa lớn còn chịu sức ép của doanh nghiệp mua xuất khẩu. Theo tôi với thực tế hiện nay, Nhà nước nên có đánh giá đúng công sức của lực lượng này.

Đối với các doanh nghiệp làm nhiệm vụ xuất khẩu, hầu như chưa có doanh nghiệp nào có chiến lược phát triển kinh doanh lúa gạo, có hợp đồng xuất khẩu, tìm đến các chủ vựa để có nguồn thực hiện theo hình thức mua chuyến. Theo tôi về lâu dài các doanh nghiệp phải có chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu gạo, trước hết phải đầu tư hệ thống kho tàng gắn với hệ thống sấy, tổ chức mạng lưới thu mua trực tiếp cho dân có tập quán bán ngay tại ruộng để chuyển tải lợi nhuận của chủ vựa cho dân, doanh nghiệp chủ động nguồn hàng giao dịch với nước ngoài sẽ đảm bảo được giá xuất khẩu tốt, vừa đảm bảo giá mua cho nông dân, lợi ích của người nông dân và doanh nghiệp được hài hoà.

Trước mắt, hai Bộ Công Thương, Tài chính là cơ quan Nhà nước quản lý về xuất khẩu, tài chính cần theo dõi chặt chẽ giá mua trong nước của doanh nghiệp, giá xuất khẩu (giá POB) thông qua công cụ quản lý Nhà nước để điều tiết lợi nhuận doanh nghiệp ở mức vừa phải, không để quá lớn như vừa qua, kiên quyết xử lý các doanh nghiệp quá vì lợi nhuận ép giá mua của nông dân.

3.5.6.2 Chính sách hỗ trợ của chính phủ

Các doanh nghiệp kinh doanh lương thực thuộc Tổng công ty Lương thực miền Nam được giao nhiệm vụ mua tạm trữ lúa, gạo Hè thu năm 2009 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 1518/QĐ-TTg ngày 22/9/2009 sẽ được Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất vay ngân hàng để thu mua tạm trữ 500.000 tấn lương thực vụ hè thu năm 2009. Vào ngày 13/10/2009, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cũng đã có văn bản yêu cầu các ngân hàng thương mại cân đối nguồn vốn cho Tổng Công ty lương thực Miền Nam vay khoản vốn nói trên theo lãi suất thấp nhất trong khung hiện hành.

Như vậy, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã có đủ điều kiện để được đảm bảo vốn thu mua lương thực tạm trữ. Với 4 tháng tạm trữ nửa triệu tấn gạo, chắc chắn động thái này sẽ góp phần bình ổn giá gạo trên thị trường và đảm bảo cho người nông dân có lãi ít nhất 30%.Khi qui định nông dân lời tối thiểu 30% so với giá thành, tức là ấn định: giá thu mua lúa = giá thành sản xuất lúa + 30% giá thành sản xuất lúa

Mặt khác, vào năm 2011, Việt Nam cũng sẽ mở cửa thị trường lúa, gạo, tức các doanh nghiệp nước ngoài có thể tham gia xuất khẩu và chế biến, mua gạo tại Việt Nam, cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa.

Theo Quyết định 1459/QĐ-TTg, ngân sách Trung ương sẽ chi 100% kinh phí mua thuốc bảo vệ thực vật để phòng, trừ các dịch, bệnh kể trên; chi 2 triệu đồng/ha cho các hộ nông dân có diện tích lúa đông xuân 2006-2007 phải tiêu huỷ do bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (áp dụng từ ngày 1/10/2006).

Cũng theo chính sách này, thực hiện việc khoanh nợ vay trong thời hạn 6 tháng đối với số dư nợ đến ngày 1/11/2006 của các khoản vay từ ngày 1/3/2006

mà các hộ nông dân đã vay vốn các ngân hàng thương mại Nhà nước để trồng lúa nhưng có diện tích bị tiêu huỷ do nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá.

Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá trên lúa ở phía Bắc hiện diễn biến rất phức tạp, đã có đến 18 tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng và miền núi phía Bắc phát hiện có lúa nhiễm bệnh, với tổng diện tích lúa bị thiệt hại nặng lên trên 30.000 ha.

Để phòng trừ bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, không để bệnh lây lan tiếp sang vụ Xuân 2009-2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn yêu cầu các địa phương phía Bắc thực hiện giám sát chặt chẽ lúa vụ Mùa 2009 để phát hiện bệnh kịp thời. Đối với các địa phương có lúa xuất hiện bệnh cần nhanh chóng tiêu diệt triệt để mầm bệnh trên lúa, đây là biện pháp bắt buộc để phòng trừ bệnh do vi rút gây ra, đồng thời tiêu hủy mầm bệnh ở những ruộng bị nhiễm bằng cày vùi, tuyệt đối không để lúa chết tồn tại trên ruộng bị nhiễm; đốt tàn dư thực vật trên bờ, quanh ruộng bị nhiễm.

a/ Chuyển đổi đất

Từ năm 2007, trung bình mỗi năm chúng ta chuyển đổi trên 50.000ha đất lúa sang mục đích phi nông nghiệp. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm chúng ta mất đi 400.000 - 500.000 tấn thóc. Diện tích đất lúa bị chuyển đổi còn làm cho người nông dân mất đi cơ hội có việc làm. Bởi 1ha đất lúa bị thu hồi sẽ khiến cho 1,5 - 2 lao động mất việc làm. Như vậy, mỗi năm diện tích đất lúa bị thu hồi liên quan đến hơn 600.000 hộ nông dân, tương đương với 900.000 lao động. Việc chuyển đổi đất lúa sang làm công nghiệp, dịch vụ còn gây ô nhiễm môi trường. Nếu không quản lý đất lúa chặt chẽ thì đến một lúc nào đấy, chúng ta không còn đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia, là mục tiêu tối thiểu của một nước nông nghiệp. Đất lúa là tài nguyên thiên nhiên quý giá, là tiền đề để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nên việc sử dụng phải triệt để tiết kiệm. Tuy nhiên, thời gian qua, ở nhiều địa phương, đặc biệt đồng bằng Sông Hồng

(ĐBSH) và đồng bằng Sông Cửu Long(ĐBSCL), hai vựa lúa chính của cả nước, đã diễn ra tình trạng chuyển đổi diện tích đất trồng lúa sang các mục đích khác không tiết kiệm. Nhiều địa phương chuyển cả diện tích chuyên lúa (trồng lúa hai

vụ/năm) sang mục đích khác. Chính phủ phê duyệt tổng diện tích đất nông nghiệp được chuyển đổi mục đích sử dụng cho mỗi địa phương nhưng do bản đồ thực địa không chi tiết nên Chính phủ không thể nắm được chỗ nào là diện tích trồng lúa cần phải giữ, chỗ nào nên chuyển đổi mà chỉ đạo, việc chuyển đổi giao cho địa phương tự quyết, thành ra có tình trạng ở một số địa phương đất lúa cần giữ lại đem chuyển đổi trong khi địa phương vẫn còn nhiều quỹ đất sử dụng kém hiệu quả Bộ NN&PTNT xây dựng Nghị định quản lý đất lúa dựa trên hai đề án: Thứ nhất là đề án an ninh lương thực quốc gia, trong đề án này xác định rõ mục tiêu và điều kiện đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, trong đó có điều kiện giữ đất lúa và những biện pháp để thực hiện. Thứ hai là đề án quy hoạch bảo vệ đất lúa xác định rõ mục tiêu và quy mô đất lúa theo từng giai đoạn, mỗi giai đoạn phải đảm bảo giữ được tối thiểu bao nhiêu đất lúa để vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia vừa đảm bảo đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Trên cơ sở hai đề án này, Bộ NN&PTNT tiến hành xây dựng Nghị định về quản lý đất lúa. Những chủ trương trong hai đề án được thể chế hoá bằng văn bản pháp luật, đó là nghị định này. Nghị định tập trung hai vấn đề lớn, thứ nhất là tăng cường, siết chặt việc quản lý quỹ đất lúa, sử dụng một cách hợp lý quỹ đất lúa nước, đặc biệt là quỹ đất chuyên lúa, thứ hai là đưa ra chính sách làm thế nào để giữ được đất lúa, trong đó có chính sách khuyến khích người dân địa phương yên tâm trồng lúa. Thời gian qua, nhiều địa phương mong muốn công nghiệp phát triển góp phần thúc đẩy tăng GDP của địa phương và chuyển dịch lao động nên khi các nhà đầu tư đến là sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của họ. Nhiều địa phương có đất đồi ngay bên cạnh diện tích đất trồng lúa nhưng khi xây dựng khu công nghiệp không lấy đất đồi mà lại lấy đất lúa là do định giá đất lúa quá thấp. Về mặt quản lý, lâu nay chúng ta giao cho các cấp đều có quyền ký quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

Chúng ta có quy hoạch quản lý đất lúa nhưng để thực hiện quy hoạch phải có chế tài. Việc phân cấp, phân quyền quản lý tới đây cũng phải rõ ràng, theo tôi, đất lúa phải do Trung ương quản lý chứ không giao cho địa phương. Muốn giữ được đất lúa phải có chính sách hợp lý với người nông dân, đối với những hộ

nghèo, vùng sâu, vùng xa thì nên hỗ trợ giống, hỗ trợ phân bón. Nếu nông dân khó khăn trong tiêu thụ thóc, Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ giá. Bên cạnh đó là hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân, cơ giới hoá nông nghiệp…

Để đẩy mạnh chuyên môn hoá nông nghiệp, chúng ta cũng nên tạo điều kiện cho người nông dân tích tụ đất đai. Tuy nhiên, phải xác định rõ đối tượng tích tụ đất đai là nông dân, tích tụ đất đai để sản xuất nông nghiệp và họ phải trực tiếp đứng ra điều hành sản xuất

b/ Liên kết với nhà xuất khẩu

Sở dĩ nguồn, giá cả lúa gạo cung ứng cho các doanh nghiệp xuất khẩu luôn bị biến động là do dung tích kho bảo quản tập trung thóc trong cả nước mới đạt 1,9 triệu tấn, riêng 5 hệ thống xilô của doanh nghiệp Nhà nước mới chỉ có 95.000 tấn. Phần lớn các kho lương thực hiện tại đều trong tình trạng xuống cấp, không đáp ứng yêu cầu lưu giữ lâu dài. Nhiều nhà kho lại ở vị trí bất lợi, không gần nơi sản xuất, không gần cảng sông, cảng biển để thuận tiện cho vận chuyển xuất khẩu...

Đầu năm 2009 Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị tăng diện tích kho tạm trữ lúa gạo thêm 2,5 triệu tấn. Có kho bãi thì nguồn vốn và quản lý vận chuyển, hệ

Một phần của tài liệu Tiểu luận “Phân tích lợi thế cạnh tranh của sản phẩm gạo Việt Nam sang thị trường Philippines” ppsx (Trang 53 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w