Kế tốn các khoản đầu tư tài chính

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NÂNG CAO (Trang 84 - 87)

III. KẾ TOÁN CÁC YÊU TỐ CỦA BCTC

u cầ: Tính tốn và định khoản các nghiệp vụ trên trong trường hợp tính giá

1.4. Kế tốn các khoản đầu tư tài chính

a) Phân loại các khoản đầu tư tài chính

Các khoản đầu tư tài chính bao gồm các khoản đầu tư góp vốn vào các đơn vị kinh doanh khác nhằm mục đích thu lợi nhuận thơng qua việc nhận cổ tức hoặc bán và thanh lý các khoản đầu tư này (gọi là đầu tư vốn) và các khoản đầu tư cho vay nhằm mục đích nhận tiền lãi (gọi là đầu tư nợ).

Căn cứ vào thời hạn và mục đích đầu tư, các khoản đầu tư tài chính chia ra:

- Đầu tư tài chính ngắn hạn: Là các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi hoặc thanh tốn trong vịng 1 năm hoặc mua vào, bán ra để kiếm lời. Đầu tư tài chính ngắn hạn, bao gồm:

+ Đầu tư chứng khốn ngắn hạn: cổ phiếu, trái phiếu, chứng khoán khác.

+ Đầu tư ngắn hạn khác: Các khoản cho vay lấy lãi mà thời hạn thu hồi không quá 1 năm.

- Đầu tư tài chính dài hạn: các khoản đầu tư có thời hạn thu hồi hoặc thanh toán trên một năm. Đầu tư tài chính dài hạn bao gồm:

+ Đầu tư vào công ty con

+ Đầu tư vào công ty liên doanh + Đầu tư vào công ty liên kết

+ Đầu tư dài hạn khác: Đầu tư góp vốn dưới 20% quyền biểu quyết và khơng có quyền kiểm sốt, khơng có quyền đồng kiểm sốt và khơng có ảnh hưởng đáng kể đến đơn vị nhận đầu tư thời hạn đầu tư trên 1 năm; Đầu tư cho vay vốn nhận lãi mà thời hạn thu hồi trên 1 năm.

b) Ngun tắc kế tốn các khoản đầu tư tài chính

Nguyên tắc ghi nhận và trình bày các khoản đầu tư tài chính trên BCTC riêng của doanh nghiệp đầu tư ghi nhận: Các khoản đầu tư tài chính (ngắn hạn, dài hạn) được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.

- Giá gốc của chứng khoán đầu tư ngắn hạn bao gồm: Giá mua cộng (+) các chi phí mua (nếu có) như chi phí mơi giới, giao dịch, cung cấp thơng tin, thuế, phí, lệ phí và phí ngân hàng.

- Giá gốc của khoản đầu tư vào công ty con, bao gồm giá mua (cộng) các chi phí mua (nếu có) như chi phí mơi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí ngân hàng ...

- Giá gốc của khoản vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm sốt là giá trị vốn góp được các bên tham gia liên doanh thống nhất đánh giá và chấp thuận. Trường hợp vốn góp vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm sốt bằng vật tư, hàng hóa, TSCĐ thì giá gốc khoản vốn góp được ghi nhận theo giá đánh giá lại được các bên góp vốn chấp thuận.

- Giá gốc của khoản đầu tư vào công ty liên kết là giá trị thực tế phần vốn góp hoặc giá thực tế mua khoản đầu tư cộng (+) các chi phí mua (nếu có), như chi phí mơi giới, giao dịch...

Trường hợp vốn góp vào cơng ty liên kết hoặc đầu tư dài hạn khác bằng vật tư, hàng hóa, TSCĐ thì giá gốc khoản vốn góp được ghi nhận theo giá đánh giá lại được các bên góp vốn thống nhất đánh giá và chấp thuận.

- Giá gốc của các khoản đầu tư dài hạn khác (đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, cho vay dài hạn) là giá trị thực tế vốn góp hoặc mua cổ phiếu, trái phiếu hoặc số tiền thực tế cho vay dài hạn. Trường hợp vốn góp đầu tư dài hạn khác bằng vật tư, hàng hóa, TSCĐ thì giá gốc khoản đầu tư dài hạn khác được ghi nhận theo giá đánh giá lại được các bên góp vốn thống nhất đánh giá.

- Cuối niên độ kế toán:

+ Nếu giá trị thị trường của các chứng khoán đầu tư ngắn hạn, dài hạn của tất cả các doanh nghiệp bị giảm xuống thấp hơn giá gốc ghi trên sổ kế tốn thì kế tốn được lập dự phịng giảm giá đầu tư chứng khốn ngắn hạn, dài hạn. Trên Bảng CĐKT phải phản ánh hai chỉ tiêu giá gốc của khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn và dự phịng giảm giá chứng khốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn để thể hiện giá trị thuần có thể thực hiện được của chứng khốn đầu tư ngắn hạn, dài hạn. Đối với các doanh nghiệp bắt buộc phải lập BCTC giữa niên độ thì cuối kỳ kế tốn giữa niên độ có thể lập dự phịng.

+ Đối với các khoản vốn của Tổng công ty đầu tư vào công ty thành viên hoặc của Tổng công ty, công ty đầu tư vào công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, hợp danh, liên doanh, liên kết và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phịng, nếu doanh nghiệp nhận vốn góp đầu tư bị lỗ phải gọi thêm vốn (Trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư), mức trích lập dự phịng cho mỗi khoản đầu tư tài chính tính theo cơng thức sau:

Mức dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài

chính dài hạn =

Tổng vốn góp thực tế của các

bên tại doanh nghiệp

-

Vốn chủ sở hữu thực có x

Vốn đầu tư của doanh nghiệp

Tổng vốn góp thực tế của các bên tại doanh nghiệp Mức trích tối đa cho mỗi khoản đầu tư dài hạn bằng số vốn đã đầu tư.

Đến thời điểm khoá sổ kế tốn của năm sau, nếu cơng ty đầu tư vốn có lãi hoặc giảm lỗ thì cơng ty phải hồn nhập một phần hoặc tồn bộ số đã trích dự phịng và ghi giảm chi phí tài chính.

Các khoản dự phịng tổn thất các khoản đầu tư tài chính dài hạn được lập theo quy định này được trình bày trong chỉ tiêu “Dự phịng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn” (Mã số 259) trong Bảng CĐKT.

+ Đối với các khoản đầu tư vào công ty con đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm sốt, đầu tư vào cơng ty liên kết, các khoản đầu tư dài hạn khác của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh được phản ánh theo giá gốc, khơng được lập dự phịng tổn thất các khoản đầu tư dài hạn.

Tài liệu tham chiếu: Xem các chuẩn mực kế toán số 07, 08, 25, chế độ kế toán doanh nghiệp - Phần hệ thống tài khoản kế toán (TK 121, 128, 129, 221, 222, 223, 228).

c) Tài khoản kế tốn sử dụng và trình tự kế tốn các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu liên

quan đến các khoản đầu tư tài chính. Xem chế độ kế tốn doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC phần Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp (Quyển 1).

d) Nguyên tắc kế tốn và trình bày các khoản đầu tư tài chính trong BCTC hợp nhất của doanh nghiệp đầu tư.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, đầu tư dài hạn khác được trình bày trong BCTC hợp nhất theo phương pháp giá gốc.

- Các khoản đầu tư vào cơng ty con được trình bày trong BCTC hợp nhất theo phương pháp hợp nhất. Nguyên tắc và trình tự lập BCTC hợp nhất xem Chuẩn mực kế tốn số 25 và Thơng tư hướng dẫn thực hiện Chuẩn mực kế toán số 25.

- Các khoản đầu tư vào cơng ty liên kết được kế tốn và trình bày trong BCTC hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu ngoại trừ các trường hợp quy định tại đoạn 09 và đoạn 11 của Chuẩn mực kế toán số 07.

+ Phương pháp vốn chủ sở hữu: Theo phương pháp vốn chủ sở hữu, khoản đầu tư được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau đó, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư được điều chỉnh tăng hoặc giảm tương ứng với phần sở hữu của nhà đầu tư trong lãi hoặc lỗ của bên nhận đầu tư sau ngày đầu tư. Khoản được phân chia từ bên nhận đầu tư phải hạch toán giảm giá trị ghi sổ của khoản đầu tư. Việc điều chỉnh giá trị ghi sổ cũng phải được thực hiện khi lợi ích của nhà đầu tư thay đổi do có sự thay đổi vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư nhưng không được phản ánh trên Báo cáo KQHĐKD. Những thay đổi trong vốn chủ sở hữu của bên nhận đầu tư có thể bao gồm những khoản phát sinh từ việc đánh giá lại TSCĐ và các khoản đầu tư, chênh lệch tỷ giá quy đổi ngoại tệ và những điều chỉnh các chênh lệch phát sinh khi hợp nhất kinh doanh.

+ Nhà đầu tư phải ngừng áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khi:

(a) Khơng cịn ảnh hưởng đáng kể trong công ty liên kết nhưng vẫn cịn nắm giữ một phần hoặc tồn bộ khoản đầu tư; hoặc

(b) Việc sử dụng phương pháp vốn chủ sở hữu khơng cịn phù hợp vì cơng ty liên kết hoạt động theo các quy định hạn chế khắt khe dài hạn gây ra những cản trở đáng kể trong việc chuyển giao vốn cho nhà đầu tư.

Trong trường hợp này, giá trị ghi sổ của khoản đầu tư từ thời điểm trên được coi là giá gốc.

+ Áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu (Xem đoạn 12, 13, 14, 15, 16, 17 - Chuẩn mực kế toán số 07).

+ Phương pháp kế tốn khoản đầu tư vào cơng ty liên kết khi lập và trình bày BCTC hợp nhất của nhà đầu tư (Xem hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 07).

- Các khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm sốt được kế tốn và trình bày trong BCTC hợp nhất theo phương pháp vốn chủ sở hữu, ngoại trừ các trường hợp được quy định tại đoạn 27 và đoạn 28 của Chuẩn mực kế tốn số 08 “Thơng tin tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”.

- Nguyên tắc và nội dung áp dụng phương pháp vốn chủ sở hữu để trình bày khoản đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát được thực hiện tương tự như quy định khi lập BCTC hợp nhất đối với khoản đầu tư vào công ty liên kết (Xem hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực số 08).

đ) Nguyên tắc và phương pháp kế tốn hoạt động góp vốn liên doanh dưới hình thức hoạt động kinh doanh đồng kiểm sốt và tài sản đồng kiểm soát (xem Chuẩn mực kế toán số 08 và Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2003).

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TÀI CHÍNH, KẾ TOÁN QUẢN TRỊ NÂNG CAO (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(165 trang)
w