Hối lộ là một hiện tượng phức tạp, diễn ra ở hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội với nhiều hình thức khác nhau, mỗi hình thức lại có những đặc điểm khác nhau nhất định. Việc nhận diện đặc điểm của các hình thức hối lộ vừa chỉ ra tính nguy hiểm của từng hình thức, vừa giúp làm sáng tỏ các dạng tồn tại, các phương thức và thủ đoạn khác nhau của hành vi hối lộ. Đồng thời, nghiên cứu các hình thức hối lộ sẽ tạo cơ sở cho việc xem xét mức độ đầy đủ hoặc hợp lý trong quy
định của pháp luật hình sự hiện hành về các tội phạm về hối lộ, bổ sung những hình thức hối lộ đang trở nên nguy hiểm cho xã hội vào trong luật. Ý nghĩa của việc xem xét các hình thức hối lộ này đối với hoạt động lập pháp hình sự sẽ được thể hiện rõ hơn trong mối liên hệ với các nội dung tiếp sau của luận án.
Có những tiêu chí khác nhau để có thể phân loại các hình thức hối lộ. Theo lý thuyết của Van Duyne [1996, tr.161-169], căn cứ vào mối quan hệ giữa các chủ thể trong quan hệ hối lộ và lĩnh vực làm việc của họ, hối lộ
có thể được phân thành sáu loại chính: (1) hối lộ giữa các cơng chức trong khu vực công, (2) hối lộ giữa khu vực công và khu vực tư, (3) hối lộ giữa khu vực cơng với các chính trị gia, (4) hối lộ trong khu vực tư, (5) hối lộ giữa khu vực tư với các chính trị gia, và (6) hối lộ giữa các chính trị gia.
Hình thức hối lộ thứ nhất chỉ thuần túy diễn ra trong khu vực công, với mục đích chủ yếu là để duy trì quyền lực, duy trì chức vụ, để được thăng chức, tăng lương, thêm bổng lộc, che giấu những việc làm phi pháp trong hoạt động công vụ, v.v…Theo một tác giả khác, đây là hình thức hối lộ giữa các cơng chức cấp cao và cấp thấp, được diễn ra theo cả hai chiều “từ dưới lên” và “từ trên xuống”. Các cơng chức cấp thấp có thể nhận hối lộ sau đó lại đưa hối lộ cho lãnh đạo của họ như một hình thức chia sẻ lợi ích. Đầu tiên việc đưa hối lộ này để nhằm làm cho các vị lãnh đạo giữ im lặng trước những sai trái của họ. Sau đó hoạt động này trở nên có tính hệ thống, trở thành điều kiện để duy trì cơng việc, để mua quan bán chức. Ngược lại, các công chức lãnh đạo có thể đưa hối lộ (thơng qua việc chia phần, đưa một vài lợi ích) cho cấp dưới để “mua sự im lặng” của họ trước những sai trái của lãnh đạo [Rose – Ackerman 1999, tr.82]. Hình thức hối lộ này rất nguy hiểm vì “tỷ lệ tham nhũng của các cơng chức càng cao sẽ càng có mơi trường cho cơng chức tham nhũng, càng ít rủi ro đối với hành vi đưa hối lộ và sẽ càng tăng số người muốn đưa hối lộ nhằm thu lợi” [Sđd, tr.124]. Tác giả luận án nhận thấy hình thức hối lộ này càng nguy hiểm hơn vì nó tạo ra hiện tượng hối lộ mang tính hệ thống và những quan hệ bao che, tiêu cực trong các cơ quan nhà nước, từ đó gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của bộ máy nhà nước.
Hình thức hối lộ thứ hai là hình thức trong đó bên nhận hối lộ là một cơng chức hoặc là một pháp nhân công, bên đưa hối lộ là một cá nhân hoặc là một doanh nghiệp. Lý thuyết của Van Duyne cho thấy chủ thể
nhận hối lộ trong trường hợp này có thể là một pháp nhân [Duyne 1996, tr.164]. Thực tế có thể xảy ra trường hợp một doanh nghiệp đưa hối lộ cho một cơ quan nhà nước dưới hình thức tài trợ một số hoạt động thể thao, văn hoá, bữa ăn phụ, v.v…để đổi lấy những ưu đãi nhất định từ hoạt động của cơ quan đó. Hình thức hối lộ này đang trở nên lan rộng trên thế giới và có lẽ là một trong những hình thức hối lộ phổ biến nhất ở nhiều quốc gia. Chúng tôi nhận thấy sự cần thiết phải tội phạm hố hình thức hối lộ này vì nó gây nguy hiểm cho cả hoạt động của nhà nước lẫn lợi ích của nhân dân.
Hình thức hối lộ thứ ba diễn ra giữa một bên là các công chức nhà nước với một bên là những người nắm giữ những cương vị nhất định trong các đảng phái chính trị. Những đối tượng này muốn hỗ trợ lẫn nhau trong việc củng cố quyền lực cũng như sự giầu có thơng qua hoạt động hối lộ. Việc phát hiện và xử lý hình thức hối lộ này là điều khơng đơn giản bởi vì các bên trong quan hệ hối lộ này đều là người có quyền lực, có uy tín. Việc hình sự hố hình thức hối lộ này chỉ có thể có ý nghĩa và phát huy hiệu quả trên thực tế khi những chủ thể của quan hệ hối lộ này được phản ánh trong các định nghĩa pháp lý của các tội phạm về hối lộ.
Hình thức hối lộ trong khu vực tư là hình thức trong đó các bên trong quan hệ hối lộ là các cá nhân hoặc (và) các doanh nghiệp, tổ chức thuộc khu vực tư. Điển hình và phổ biến nhất của hối lộ trong khu vực tư là kiểu hối lộ trong các hoạt động kinh doanh và thương mại. Kiểu hối lộ này xuất hiện trong cơ chế thị trường và hiện nay đã trở nên một loại “lệ” trong lĩnh vực kinh tế tư nhân ở nhiều nước trên thế giới. Ví dụ như trường hợp doanh nghiệp A hối lộ cho một người có trách nhiệm đi thương thảo hợp đồng của doanh nghiệp B để đạt được hợp đồng có lợi hơn cho doanh nghiệp mình. Hối lộ trong kinh doanh đang gây ảnh hưởng xấu đến tính cạnh
tranh lành mạnh của nền kinh tế, là một trong những nguyên nhân làm tăng giá cả hàng hoá, gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Những luận giải cho sự cần thiết phải hình sự hố hình thức hối lộ này được đưa ra từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ
mối quan hệ với bộ máy nhà nước, khu vực tư ngày càng phát triển các hoạt động của mình và tham gia vào một số dịch vụ cơng. Tầm quan trọng của khu vực kinh tế tư nhân đang được khẳng định và việc bảo vệ hoạt động bình thường cho khu vực này cần được chú trọng. Bên cạnh đó, hoạt động và cơng việc của các chủ thể trong hai khu vực này đang dần trở nên tương xứng và tương hỗ nên cần được quy định trách nhiệm pháp lý tương tự như nhau. Từ góc độ kinh tế, có tác giả đã phân tích việc hình sự hố hối lộ trong khu vực tư là để tăng cường nhận thức của cơng chúng về tính nguy hiểm của hình thức này đối với các hoạt động kinh tế và thương mại, để bảo vệ tính chính trực trong mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động, để tránh sự cạnh tranh khơng lành mạnh có thể gây thiệt hại cho nền kinh tế, dẫn đến tăng giá cả hàng hoá và ảnh hưởng đến lợi ích của người tiêu dùng [Heine 2003, tr.610]. Chúng tôi nhận thấy các luận giải trên hoàn toàn đủ sức thuyết phục cho việc cần thiết hình sự hố hình thức hối lộ này.
Hình thức hối lộ tiếp theo là hối lộ giữa giới kinh doanh với các chính trị gia. Hình thức hối lộ này thể hiện mối quan hệ trao đổi lợi ích khơng chính đáng giữa một bên là chủ thể của quyền lực chính trị và một bên là chủ thể của quyền lực kinh tế. Các doanh nghiệp có thể đưa hối lộ cho các đảng phái chính trị (dưới hình thức các khoản ủng hộ hoặc tài trợ) để các đảng phái này thiết lập các quỹ của họ, đổi lại doanh nghiệp sẽ được sự ủng hộ của các đảng này trong một số hoạt động kinh doanh của
mình. Qua hình thức hối lộ này quyền lực chính trị có thể được mua bán như hàng hoá trên thị trường. Đây được xem là một trong những hình thức hối lộ nguy hiểm nhất vì nó liên quan đến hai yếu tố quan trọng của một quốc gia là quyền lực chính trị và kinh tế. Tính nguy hiểm cao cho xã hội chính là sự luận giải thuyết phục nhất cho việc hình sự hố hình thức hối lộ này.
Hình thức hối lộ cuối cùng theo mơ hình của Van Duyne là hối lộ giữa các chính trị gia hoặc các đảng phái chính trị. Các chính trị gia hoặc đảng phái chính trị đơi khi cần sự giúp đỡ của các chính trị gia hoặc đảng phái khác, ví dụ như để một đường lối hoặc một dự thảo luật mình đưa ra được tán thành. Ở hình thức hối lộ này “của hối lộ thường được đưa để đạt được sự ủng hộ cho các sáng kiến lập
pháp” [Rose - Ackerman 1999, tr.142]. Tính nguy hiểm của hình thức này khó có thể được nhận thức rõ rang, xuất phát từ bản chất phức tạp và vơ hình của mối quan hệ trao đổi lợi ích ở đây. Hơn nữa việc xác định các chủ thể này lại phụ thuộc vào thể chế chính trị của mỗi quốc gia. Theo tác giả có rất ít khả năng chứng minh sự tồn tại của hình thức hối lộ này. Vì vậy việc hình sự hố là thiếu cơ sở vững chắc và khơng có tính khả thi.
Bên cạnh lý thuyết của Van Duyne, Heidenheimer [1989] chia tham nhũng thành ba loại “tham nhũng đen”, “tham nhũng xám” và “tham nhũng trắng” dựa trên thái độ của công chúng đối với hành vi tham nhũng. Dựa trên lý thuyết của ông hối lộ cũng có thể được chia thành ba loại tương ứng. “Hối lộ đen” là khái niệm để chỉ
những hành vi hối lộ mà tính sai trái của chúng được thể hiện rõ ràng. Nói một cách khác cơng chúng có thể dễ dàng nhận ra tính sai trái của hình thức hối lộ này và có thái độ lên án rõ ràng. Trái lại, “hối lộ trắng” là loại
thường được cơng chúng chấp nhận và thậm chí một bộ phận người dân cịn có cái nhìn khoan dung. Hình thức hối lộ này thường được xem như một loại tập quán, một loại quy tắc hoặc thậm chí một thứ văn hố. “Hối lộ xám” cũng là một loại hối lộ nguy hiểm song tính sai trái của nó khơng thật rõ ràng nên khó bị nhận diện và bị lên án. Hình thức này nhận được sự lên án và sự ủng hộ tương đương nhau. Tương tự như lý thuyết của Heidenheimer, tác giả Reisman đã chia hối lộ thành ba loại tạm gọi là hối lộ vặt, hối lộ làm thay đổi hoạt động của người nhận và hối lộ mang tính chất mua bán. Sự phân loại này theo ông dựa trên mức độ tác động đối với đời sống xã hội cũng như mức độ được đánh giá là hợp pháp của từng loại hối lộ. Hối lộ vặt là kiểu hối lộ “diễn ra hàng ngày và thường được đưa cho người công chức để bảo đảm hoặc để tăng tốc cho hoạt động thực thi chức trách của người đó” [Reisman 1979, tr.69]. Loại hối lộ này thường được gọi là “tiền tăng tốc”, “phí bơi trơn” hay “những khoản trả nhỏ để tạo thuận lợi cho công việc” và chúng được dùng để làm cho các thủ tục hành chính được thực hiện nhanh chóng [Arvis & Berenbeim 2003, tr.9]. Hình thức hối lộ này có đặc điểm là khơng nhằm vi phạm một quy định pháp luật nào mà chỉ để bảo đảm rằng việc thực thi chức trách của người cơng chức được hồn thành nhanh chóng. Với
loại hối lộ này, thái độ của cơng chúng có phần khoan dung, thậm chí là khuyến khích. Luật hình sự nhiều quốc gia thường bỏ qua việc tội phạm hố hình thức hối lộ này. Hình thức hối lộ thứ hai nguy hiểm hơn nhiều vì hối lộ trong trường hợp này là để người nhận hối lộ làm một việc trái pháp luật hoặc để bảo đảm việc tạm đình chỉ hoặc không áp dụng một quy định đáng lẽ phải bị áp dụng đối với một trường hợp cụ thể [Reisman 1979, tr.75]. Nói một cách khác, đây là việc hối lộ để người công chức làm một việc bị cấm hoặc không làm một việc lẽ ra phải làm trong phạm vi chức
trách của họ vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Thái độ của công chúng đối với kiểu hối lộ này nhìn chung đều lên án, khơng đồng tình. Hình thức hối lộ thứ ba khá đặc biệt, như tên gọi của nó là kiểu “mua bán thẳng thừng”, với mục đích khơng phải để người nhận hối lộ thực hiện một việc cụ thể theo yêu cầu của người đưa hối lộ, mà để “mua” một người đang làm việc cho một cơ quan hoặc tổ chức mà anh ta có nghĩa vụ phải trung thành, làm cho người này quay sang phục vụ cho lợi ích đối nghịch của người đưa hối lộ. Trong kiểu hối lộ này, người đưa hối lộ giống như người mua, người nhận hối lộ tự “bán mình” (phản bội lại niềm tin của công chúng, vi phạm trách nhiệm cơng tác) cho một vài lợi ích nào đó. Người nhận hối lộ “làm việc” một cách bí mật và lâu dài như một người tay trong cho người đưa hối lộ [Reisman 1979, tr.88, 89]. Cuối cùng Reisman kết luận hối lộ vặt là hình thức ít gây ảnh hưởng nhất tới hoạt động của xã hội. Hối lộ mang tính chất mua bán là hình thức nguy hiểm nhất vì nó phá hoại bộ máy xã hội bằng sự xâm nhập ngầm, do vậy loại hối lộ này cần bị quy định hình phạt nghiêm khắc [tr.93]. Một số tác giả khác dường như phát triển lý thuyết phân loại hối lộ trên khi cho rằng sự khoan dung của xã hội đối với hành vi hối lộ là cơ hội tốt cho hiện tượng này phát triển. Thông qua cách phân loại hối lộ trên chúng tôi cũng nhận thấy mức độ khoan dung của xã hội đối với tệ hối lộ tỉ lệ nghịch với mức độ nhận thức tính sai trái của hành vi hối lộ và khả năng hành vi bị hình sự hố. Chính vì vậy mà theo sự quan sát của một nhà nghiên cứu hối lộ vặt hiện nay được xem là dịch vụ sẵn có, rẻ tiền dành cho công chúng [Reisman1979, tr.70-71]. Tuy nhiên tác giả luận án cũng mạnh dạn đặt ra một giả thiết rằng nơi nào hành vi hối lộ diễn ra quá
nhiều thì xã hội sẽ trở nên quyết tâm trong việc loại bỏ hiện tượng đó và việc hình sự hố sẽ được thực hiện đối với nhiều hình thức hối lộ hơn.
Hiện nay có một vài hình thức đang gây tranh luận về bản chất, về ảnh hưởng cũng như về tính chất pháp lý của chúng. Đó là các hình thức tặng (biếu) quà để mua chuộc hoặc để trả ơn. Như đã đề cập ở trên, việc tặng quà có xuất phát điểm là một truyền thống tốt đẹp, thể hiện tình cảm của người tặng đối với người được tặng. Tuy nhiên, truyền thống này đang bị lợi dụng cho những mục đích khơng chính đáng.
Kiểu tặng quà thứ nhất là đưa lợi ích để tạo quan hệ, giống như một hình thức đầu tư cho mối quan hệ với người có chức vụ, quyền hạn. Tuy người đưa q khơng địi hỏi người có chức vụ, quyền hạn phải làm ngay một việc cụ thể cho mình, song như một hệ quả tất yếu giá trị của quà cũng như mức độ thường xuyên của việc tặng quà sẽ tạo một ảnh hưởng nhất định lên hoạt động của người nhận quà và sự đối xử
ưu đãi đối với người đưa quà sẽ là điều khơng tránh khỏi. “Thậm chí khi một món quà được đưa không kèm theo yêu cầu trao đổi lợi ích, nó vẫn có khả năng gây ảnh hưởng tới phán quyết của người công chức” [Park 1993, tr.65]. Hiện nay đây được coi là một kiểu hối lộ ngầm, hối lộ có tính chất mua chuộc. Tính nguy hiểm cho xã hội của hình thức hối lộ này là điều có thể thấy được. Tuy nhiên hiện nay hình thức này hầu như không bị quy định là tội phạm trong luật hình sự của các quốc gia, do việc khó chứng minh được mục đích khơng chính đáng của người tặng quà cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đối với hoạt động thực thi cơng vụ.
Kiểu tặng quà thứ hai là tặng quà để tạ ơn, khơng có thỏa thuận nào trước đó về việc người nhận quà phải làm giúp người đưa quà. Vấn đề đặt