CÁC TỘI PHẠM HỐI LỘ NHÌN NHẬN TỪ QUAN ĐIỂM LẬP PHÁP HÌNH SỰ QUỐC TẾ

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự việt nam trong sự so sánh với luật hình sự thụy điển và australia (Trang 74 - 95)

LẬP PHÁP HÌNH SỰ QUỐC TẾ

Tại phần này, chúng tôi sẽ tiếp cận những vấn đề về tội phạm về hối lộ dưới góc độ thực tiễn lập pháp. Những vấn đề này sẽ được phân tích qua quy định tội phạm hối lộ của những công ước quốc tế quan trọng có liên quan. Bên cạnh đó, luật hình sự của một vài quốc gia trên thế giới về chủ đề này sẽ được đưa ra làm ví dụ

minh họa. Nội dung này hy vọng sẽ kiểm chứng cho các quan điểm lý luận đã phân tích tại phần nghiên cứu trước.

Thời gian gần đây, xuất phát từ thực trạng đáng lo ngại của hiện tượng hối lộ cũng như những hậu quả của nó đối với đời sống kinh tế - xã hội, cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm đến vấn đề phòng ngừa và đấu tranh chống hối lộ. Chính vì vậy, hàng loạt văn bản pháp lý quốc tế và khu vực liên quan đến vấn đề hối lộ đã được ban hành. Những văn bản pháp lý đó đề cập đến rất nhiều khía cạnh khác nhau của hiện tượng hối lộ. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của phần này, chúng tôi chỉ đề cập đến một số

quan điểm lập pháp về các tội phạm về hối lộ được thể hiện trong những văn bản pháp lý quốc tế điển hình và có liên quan trực tiếp. Các điều ước quốc tế được nghiên cứu ở đây bao gồm Công ước của LHQ về chống tham nhũng 2003, Công ước của Liên minh Châu Âu về chống các hành vi tham nhũng có liên quan đến các viên chức của cộng đồng Châu Âu và viên chức của các quốc gia thành viên 1997, Cơng ước luật hình sự của Hội đồng Châu Âu về chống tham nhũng 1999 và Công ước của Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển về chống hối lộ cơng chức nước ngồi trong các giao dịch thương mại quốc tế 1997 (từ đây sẽ lần lượt được viết tắt là Công ước của LHQ, Công ước của EU, Công ước của COE và Công ước của OECD). Đây đồng thời là những văn bản pháp lý quốc tế về tội phạm hối lộ đã được các quốc gia Việt Nam, Thụy Điển và Ơt-xtrây-lia kí hoặc phê chuẩn. Bên cạnh đó, pháp luật của một vài quốc gia trên thế giới về các tội phạm hối lộ mà chúng tơi có điều kiện tiếp cận được phân tích dưới đây với mục đích đối chiếu và khẳng định cho những quan điểm lập pháp đã thể hiện trong các công ước quốc tế chống hối lộ. Sự tương đồng hoặc khác biệt trong quy định của luật hình sự

các quốc gia với các quy định của những công ước quốc tế này sẽ phần nào phản ánh tính hợp lý và đúng đắn của pháp luật quốc tế về tội phạm hối lộ. Tuy có sự khác biệt về giới hạn nội dung được quy định, về phạm vi áp dụng và về mức độ chi tiết của quy định, các công ước quốc tế nêu trên đều chia sẻ những vấn đề chung nhất định liên quan đến tội phạm về hối lộ. Thứ nhất, các công ước này đều phản ánh sự cần thiết của việc tội phạm hoá các hành vi hối lộ đối với luật pháp quốc gia. Ví dụ như Cơng ước của OECD kêu gọi các quốc gia thành viên tội phạm hố một cách nhanh chóng hành vi hối lộ cơng chức nước ngồi do việc hiện tượng này đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự cạnh tranh lành mạnh của các giao

dịch thương mại quốc tế.12 Thứ hai, tất cả các công ước này đều xây dựng

những chỉ dẫn mang tính chuẩn mực cho các quốc gia thành viên trong việc tội phạm hoá hành vi hối lộ cũng như quy định hình phạt đối với tội phạm về hối lộ. Những cơng ước quốc tế đó kêu gọi trách nhiệm của các quốc gia thành viên trong việc tội phạm hoá một loạt hành vi hối lộ như đưa hối lộ, nhận hối lộ, hối lộ công chức nước ngồi và cơng chức của các tổ chức quốc tế, hối lộ trong khu vực tư. Đây có thể được xem là gợi ý cho các quốc gia thành viên trong việc xác định những dạng hành vi hối lộ khác nhau đang gây nguy hiểm cho các Nhà nước cũng như cho cộng đồng quốc tế nói chung. Tất nhiên, theo quy định của các công ước này, những quốc gia thành viên không buộc phải quy định từng loại hành vi hối lộ thành từng tội phạm về hối lộ cụ thể, riêng biệt. Điều đó xuất phát từ thực tế là có những quốc gia đã quy định tất cả các loại hành vi hối lộ này, nhưng chỉ quy định chung chung trong một hoặc một vài tội danh. Tuy nhiên, việc quy định riêng biệt

và cụ thể từng loại hành vi hối lộ nêu trên được khuyến khích và được xem là

12 Lời nói đầu Cơng ước của OECD.

chuẩn mực quốc tế cho hoạt động lập pháp hình sự của quốc gia. Theo khuyến nghị của các công ước nêu trên, kĩ thuật lập pháp hình sự trong đó các quy định về từng tội phạm về hối lộ khác nhau được xây dựng cụ thể, rõ ràng sẽ rất có hiệu quả đối với những quốc gia nơi nhận thức của người áp dụng pháp luật cũng như của người dân về tội phạm về hối lộ chưa đầy đủ. Thứ ba, quan điểm chung của pháp luật quốc tế đều coi hối lộ là một dạng của tham nhũng, thể hiện trong lời nói đầu của các cơng ước nêu trên. Rõ nét nhất Công ước của LHQ về chống tham nhũng đã quy định

các loại hành vi hối lộ bên cạnh một loạt hành vi tham nhũng khác như tham ô tài sản, lợi dụng ảnh hưởng để trục lợi, v.v…

Qua quy định của những công ước quốc tế điển hình với sự minh họa của luật hình sự một vài quốc gia,13 có thể thấy được quan điểm lập pháp của quốc tế về các tội phạm hối lộ ở một số nội dung sau đây.

Quan điểm về xây dựng định nghĩa tội phạm về hối lộ

Các công ước trên đều chú trọng đến định nghĩa tội phạm về hối lộ. Hầu hết các điều luật đầu tiên của những công ước này đều đưa ra những định nghĩa về các tội phạm về hối lộ cụ thể, tạo ra những chuẩn mực pháp lý quốc tế đối với các quốc gia thành viên trong việc quy định loại tội phạm này trong luật quốc gia. Các công ước đã xây dựng những định nghĩa mô tả từng tội phạm về hối lộ cụ thể thay vì đưa ra một định nghĩa chung về hối lộ. Những định nghĩa này khá rõ ràng và dễ hiểu. Ví dụ Điều 15 Cơng ước của LHQ đưa ra định nghĩa về hành vi đưa hối lộ cho công chức quốc gia như sau “hành vi cố ý hứa hẹn, mời nhận hoặc đưa cho

chính bản thân công chức quốc gia hoặc một người khác hoặc một tổ chức, trực tiếp hoặc gián tiếp, bất kì một lợi ích bất chính nào, để người công chức làm hoặc không làm một việc trong q trình thực thi cơng vụ của họ”. Điều đáng chú ý là tính phổ quát của những định nghĩa này khi

chúng được nêu giống hệt nhau hoặc rất giống nhau trong các công ước quy định về tội phạm về hối lộ. Ví dụ như Điều 15 của Cơng ước của LHQ, Điều 2 và Điều 3 của Công ước của COE đều đưa ra những định

13 Các Công ước này và luật của các quốc gia được nghiên cứu ở đây đã được cập nhật tới thời điểm tháng 10 năm 2010.

nghĩa tương tự về tội “Hối lộ cơng chức quốc gia”. Như vậy có thể thấy nhận thức của cộng đồng quốc tế về các dạng hành vi phạm tội về hối lộ là

khá thống nhất và những định nghĩa trong các công ước nêu trên được chấp nhận chung trong thực tiễn lập pháp hình sự quốc tế.

Tương tự như cách xây dựng định nghĩa tội phạm trong các công ước quốc tế về chống hối lộ, một số quốc gia cũng có những định nghĩa mơ tả tội phạm về hối lộ một cách cụ thể và chi tiết trong luật hình sự.14

Các định nghĩa này đều nêu được những yếu tố quan trọng cấu thành tội phạm về hối lộ như các chủ thể nhận hối lộ, các dạng hành vi hối lộ, đối tượng tác động của hành vi hối lộ, của hối lộ, người thứ ba được lợi, v.v…

Quan điểm về các yếu tố của tội phạm về hối lộ

Quan điểm về yếu tố chủ thể của tội phạm nên được xem xét đầu tiên vì đây là vấn đề được các công ước nêu trên tập trung chú ý. Theo gợi ý của các cơng ước, có hai loại chủ thể của tội phạm về hối lộ là người đưa hối lộ và người nhận hối lộ. Ngoài ra, những người đồng phạm khác cũng phải chịu TNHS về tội phạm về hối lộ

nếu hành vi do họ thực hiện thỏa mãn các dấu hiệu của tội phạm.

Theo quy định của các công ước quốc tế, người nhận hối lộ (hoặc được đưa hối lộ) phải là “công chức”. Định nghĩa “công chức” trong những công ước này rất rộng và được xác định một cách linh hoạt với mục đích tạo ra một chuẩn mực quốc tế chung nhất và hài hoà cho việc xác định “người nhận hối lộ”. Công ước của COE quy định việc xác định người nhận hối lộ được thực hiện trên cơ sở viện dẫn định nghĩa “công chức” trong luật pháp của quốc gia thành viên. Ví dụ như Điều 1(a) Công ước của COE quy định: “công chức” sẽ được hiểu theo định nghĩa về “viên chức”, “công chức”, “thị trưởng”, “Bộ trưởng” hoặc “thẩm phán” trong luật pháp của các quốc gia thành viên nơi người đó thực hiện những chức năng, nhiệm vụ của mình và được xác định theo quy định của luật

hình sự của quốc gia đó. Như vậy, định nghĩa “cơng chức” trong luật hình sự quốc gia được ưu tiên áp dụng hàng đầu.

14 Chẳng hạn định nghĩa về các tội nhận hối lộ và đưa hối lộ trong BLHS CH Pháp tại Điều 432-11 và Điều 433-1; hay các định nghĩa tương tự tại Quyển 18 Chương 11Điều 201 của Bộ tổng luật Hoa Kì, Điều 1(1) Luật phòng ngừa tham nhũng của Vương quốc Anh năm 1906.

Công ước của OECD định nghĩa “công chức” là những người làm việc trong các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, không phụ thuộc vào việc họ được tuyển dụng hay được bầu hoặc những người thực hiện các chức năng công [Điều 1(4)(a)]. Công ước của LHQ xây dựng những định nghĩa cụ thể với một phạm vi rộng cho các khái niệm như “công chức”, “cơng chức nước ngồi” và “cơng chức của một tổ chức quốc tế” tại Điều 2(a), (b) và (c). Theo quy định của các công ước trên, khái niệm người nhận hối lộ có thể khái quát bao gồm: công chức quốc gia, công chức nước ngồi và cơng chức của các tổ chức quốc tế.

“Công chức quốc gia” là một khái niệm rộng và nhìn chung được hiểu bao gồm những người nắm giữ một công việc trong các cơ quan lập pháp, hành pháp (bao gồm cả Nguyên thủ quốc gia, các Bộ trưởng) và tư pháp (bao gồm cả Công tố viên); người thực hiện các chức năng công; người thực hiện một chức năng công cho một doanh nghiệp nhà nước; người thực hiện bất kì một hoạt động nào trong lĩnh vực cơng ích theo ủy quyền; người cung cấp một dịch vụ cơng theo pháp luật của quốc gia kí Cơng ước, ví dụ như giáo viên, bác sĩ...; người thỏa mãn đặc điểm của “công chức” theo luật của quốc gia kí Cơng ước, ví dụ như Bộ trưởng, Thị trưởng, người thi hành pháp luật, lực lượng quân đội.15 Quy định phạm vi khái niệm công chức như vậy sẽ là một gợi ý có xu hướng mở cho việc quy định khái niệm này trong luật hình sự quốc gia. Bên cạnh đó, các

cơng ước trong khi hướng dẫn xác định thế nào là một công chức đã nhấn mạnh: người đó có thể được tuyển dụng hoặc được bầu, được trả lương hoặc khơng được trả lương, làm cơng việc mang tính thường xuyên hay thời vụ, không phụ thuộc vào thâm niên cơng tác của họ. Có thể thấy quan điểm lập pháp ở đây là xây dựng khái niệm công chức không phụ thuộc vào chế độ lương bổng hay vào thời gian làm việc của đối tượng này. Khuyến nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của các công ước là định nghĩa công chức này nên được áp dụng với mọi đối tượng làm việc ở chính quyền các cấp.16

Luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới cũng có những quy định tương

15 Xem chi tiết trong văn bản “Hướng dẫn áp dụng Công ước của LHQ”, đoạn 28(a).

16 Xem chi tiết trong văn bản “Hướng dẫn áp dụng Công ước của LHQ”, đoạn 28(b).

tự về khái niệm cơng chức quốc gia. Luật hình sự CH Pháp quy định đối tượng có thể nhận hối lộ theo Điều 432 - 11 BLHS là công chức và một số đối tượng khác. Phạm vi chủ thể được BLHS liệt kê bao gồm ba loại: loại thứ nhất là tất cả những người nắm giữ quyền lực công; loại thứ hai là những người được bầu để thực hiện công quyền, tức là các đại biểu dân cử (bao gồm các đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng dân cử địa phương); loại thứ ba là những người được giao hoặc được ủy thác thực hiện một dịch vụ cơng (vì những người này cũng được hưởng một số quyền lực cơng nhất định). Ngồi ra, theo luật hình sự CH Pháp một số đối tượng đặc biệt nắm giữ quyền lực công như các thẩm phán, các giám định viên tư pháp, các hội thẩm tại phiên tồ đại hình, cũng bị xem là chủ thể nhận

hối lộ. Tuy nhiên, tội phạm hối lộ do các chủ thể này thực hiện được quy định độc lập tại Điều 434-9 Chương IV của BLHS với tiêu đề “Những hành vi cản trở q trình thực thi cơng lý”. Phạm vi những người được coi là công chức quốc gia khá rộng, bao gồm cả

những người tuy không phải là công chức theo nghĩa thông thường song tạm thời đang thực hiện một nhiệm vụ công nào đó.

Cũng có cùng quan điểm về chủ thể nhận hối lộ, Luật hình sự Vương quốc Anh đã có những thay đổi liên quan đến việc mở rộng phạm vi chủ thể của tội nhận hối lộ. Ở Vương quốc Anh, cho đến nay, án lệ và Luật về các hành vi tham nhũng trong các cơ quan công quyền năm 1889 chỉ giới hạn tội hối lộ trong khu vực công.

Trong luật án lệ, khái niệm công chức ngày càng được mở rộng. Sự phát triển của án lệ đã mở rộng khái niệm công chức (từ lúc ban đầu chỉ bao gồm công chức tư pháp) tới tất cả những người đang nắm giữa một quyền lực công hoặc đang thực hiện một chức năng công. Qua án lệ, khái niệm chủ thể nhận hối lộ đã được mở

rộng bao gồm cả cơng chức tư pháp và cơng chức hành chính và một số đối tượng khác, ví dụ: nhân viên quân sự,17 Nghị sĩ,18 và những nhân viên không được trả lương từ công quỹ hoặc khơng được tuyển dụng theo bất kì một quy định nào.19 Bên cạnh đó, Luật phịng ngừa tham nhũng năm 1906 đã mở rộng quy định cả những

17 R. v. Whitetaker [1914] 3 K.B. 1283.

18 R. v. White [1875] 13 S.C.R. (N.S.W.) 322.

hành vi tham nhũng trong khu vực tư và Luật phòng ngừa tham nhũng (sửa đổi) năm 1916 đã mở rộng phạm vi cơng chức tới các cơ quan ở chính quyền trung ương. Hiện này, chủ thể nhận hối lộ được quy định bằng khái niệm “nhân viên”. Theo quy định tại Điều 1(2) và (3) Luật phòng ngừa tham nhũng năm 1906, khái niệm “nhân viên” bao gồm tất cả những người làm việc hoặc phục vụ cho vương quốc hoặc bất kì pháp nhân nào hoặc bất kì hội đồng hành chính của thành phố, hạt, vùng, hoặc bất kì một ban quản lý (giám sát) nào.

Như vậy có thể thấy hai quốc gia này đều có quan điểm xác định phạm vi chủ thể nhận hối lộ khá rộng và bao quát. So với khái niệm chủ thể nhận hối lộ được các học giả bàn luận cũng như được đề cập tới trong các công ước quốc tế, quy định về chủ thể nhận hối lộ trong luật hình sự các quốc gia này khá phù hợp.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự việt nam trong sự so sánh với luật hình sự thụy điển và australia (Trang 74 - 95)