Tỷ số vòng quay hàng tồn kho = giá vốn bán hàng / Hàng tồn kho bình quân.
Năm 2009 giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp là 13.9 tỷ đồng trong khi giá vốn bán hàng đạt 63.5 tỷ đông, so với năm 2010 giá vốn bán hàng lên tới 88.3 tỷ đồng và giá trị hàng tồn kho giảm xuống còn 12.8 tỷ đồng. Giảm được lượng hàng tồn kho là chi phi lưu giữ và rủi ro khó tiêu thụ do không phù hợp với nhu cầu của thị trường hoặc do chất lượng đã giảm, cũng đồng nghĩa với việc giảm được mức tiền lãi mà doanh nghiệp phải chịu .Điều này có nghĩa rằng tỉ số vòng quay hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2010 đã tăng lên đáng kể đạt 6.59, tăng gấp gần 1,5 lần so với con số 4.5 của năm 2009. Điều này cho thấy khả năng sử dụng vốn lưu động linh hoạt góp phần nâng cao hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.4. Các tỷ số khả năng sinh lời.
2.1.4.1.Tỷ suất lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận = Tổng lợi nhuận thu được / Tổng doanh thu. Mặc dù có sự tăng trưởng về doanh thu trong năm 2010 nhưng tổng chi phí của doanh nghiệp cũng tăng cao, lên đến gần 101 tỷ đồng so với năm 2009 chỉ là 71.2 tỷ đồng. Do vậy tỷ suất lợi nhuận của năm 2010 chỉ đạt 0.08 giảm so với năm 2009 là 0.02. Điều này có thể được lý giải bởi tình hình lạm phát cao gần 12% trong năm 2010 khiến giá cả các nguyên vật liệu đầu vào leo thang làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.
trong năm 2010, Tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp cũng gần giống với mức trung bình ngành năm 2010 là 9% và năm 2009 là 10%.
2.1.4.2. Tỷ suất lợi nhuận thuần/ Tài sản (ROA).
Tỷ suất lợi nhuận thuần/ Tài sản= Tổng lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản. Lợi nhuận tăng trong khi tổng giá trị tài sản giảm khiến cho tỷ suất lợi nhuận thuần trên tài sản của doanh nghiệp tăng lên 0.11 năm 2010 so với 0.08 của năm 2009. Như vậy doanh nghiệp đã sử dụng một cách hiệu quả tất cả lượng tài sản tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp đã giảm được giá trị tài sản ngắn hạn từ 73 tỷ đồng năm 2009 xuống còn 65.5 tỷ đồng năm 2010, chứng to sự hiệu quả của các dự án đầu tư trong năm 2010.
Có thể thấy rõ điều này khi so sánh với ROA trung bình ngành chỉ là 2% trong cả 2 năm 2009 và 2010. Có thể nói doanh nghiệp đã có một sự giảm quy mô sản xuất kinh doanh hợp lý để đảm bảo các chỉ tiêu sinh lời.
2.1.4.3. Tỷ suất lợi nhuận thuần/VCSH (ROE).
Tỷ suất lợi nhuận thuần/ VCSH= Tổng lợi nhuận sau thuế/ Tổng vốn chủ sở hữu.
Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCSH doanh nghiệp sử dụng trong hoạt động tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Với công ty cổ phần giao thông vận tải Quảng Nam thì chỉ số này là tương đối ổn định qua các năm 2009 (25%) và 2010 (26%).ROE năm 2010 tăng nhẹ so với năm 2009 là do lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng từ 6,9 tỷ VNĐ (2009) lên 8,5 tỷ VNĐ (2010).
Đây là chỉ số mà các cổ đông của doanh nghiệp thường đặc biệt quan tâm, do nó phản ánh hiệu quả, mức sinh lời của đồng vốn mà cổ đông bo ra. Do đó, chỉ số này có thể ảnh hưởng lớn tới giá cổ phiếu của doanh nghiệp trên thị trường.
2.1.5. Nhóm tỷ số giá thị trường.
2.1.5.1. Tỷ số giá/ thu nhập (P/E)
Tỷ số giá / thu nhập = Giá 1 cổ phiếu / Thu nhập của 1 cổ phần. Chỉ số này cho thấy mối liên quan giữa giá của cố phiếu với thu nhập thu được trên mỗi cổ phần.
Giá cổ phiếu có sự tăng trưởng qua các năm, năm 2009 là 16000 VNĐ/CP và năm 2010 là 24000/CP dẫn đến P/E tăng từ 2.75 vào năm 2009 lên 3.38 vào năm 2010 cho thấy khả năng sinh lời của doanh nghiệp cũng như triển vọng phát triển trong tương lai
2.1.5.2. Lãi cơ bản/ cổ phiếu (EPS).
Lãi cơ bản/ cổ phiếu= Tổng lợi nhuận sau thuế/ Tổng số cổ phiếu đang lưu hành.
Năm 2010 và 2009, doanh nghiệp lưu hành 1,2 triệu cổ phiếu trên thị trường. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tăng từ xấp xỉ 6,9 tỷ VNĐ lên khoảng 8,5 tỷ VNĐ từ 2009 đến 2010 khiến cho lãi cơ bản/ cổ phiếu cũng tăng từ 5819 VNĐ( 2009) lên 7100 VNĐ (2010). Đây là kết quả của việc hợp lý hóa quy mô nguồn vốn phù hợp với điều kiện kinh tế, tăng khả năng sinh lời của các khoản đầu tư như đã phân tích ở trên.
2.1.5.3.Tỷ số giá/ Giá trị sổ sách (P/B).
hình- nợ)/ Số cổ phiếu phổ thông bình quân đang lưu hành.
Chỉ số này tăng từ 0,81 (2009) lên 0,88 (2010) do giá cổ phiếu của doanh nghiệp tăng cho thấy giá trị của doanh nghiệp đã tăng lên từ 2009 đến 2010. Với một doanh nghiệp có cổ phiếu mới bắt đầu giao dịch trên sàn (2009) thì mức tăng giá này cũng chưa cao (50%). Tuy nhiên điều này có thể được lý giải hợp lý bởi tình trạng khó khăn và đi xuống của thị trường chứng khoán trong những năm gần đây.
2.2. Phân tích theo mô hình điểm số Z.
B. Theo mô hình điểm số Z
Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa Hệ
số 2010 2009 Tổng tài sản 79.902.824.827 83.736.701.921 EBIT 11.455.329.845 8.554.860.240 Vốn lưu động ròng 18.525.713.647 17.294.062.644 X1=Vốn lưu động ròng/ tổng tài sản 1,2 0,23 0,21
X2=Lợi nhuận để lại/ tổng tài sản 1,4 0,11 0,08
X3=EBIT/ tổng tài sản 3,3 0,14 0,10
X4=Thị giá cổ phiếu/ Giá trị ghi sổ của
tổng số nợ 0,64 0,61 0,0034
X5=Tỷ số doanh thu/ tổng tài sản 1 1,26 0,85
Z”= 6.56*X1+3.26*X2+6.72*X3+1.05*X4 3,44 2,31
Theo mô hình Z score:
• Nếu Z > 2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản.
• Nếu 1.8<Z<2.99 Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo có thể có nguy cơ phá sản.
• Nếu Z<1.8 Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm nguy cơ phá sản cao.
Theo mô hình Z”:
• Nếu Z”>2.6 DN nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản
• Nếu 1.2<Z”<2.6 DN nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản
• Nếu Z” =< 1.1 DN nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao.
Bất cứ công ty nào có điểm số Z thấp hơn 1.81 phải được xếp vào nhóm có nguy cơ rủi ro cao. Ngân hàng sẽ không cấp tín dụng cho khách hàng này cho đến khi cải thiện được điểm số Z > 1.81
Dựa trên kết quả phân tích theo mô hình Z score ta có Z-score của doanh nghiệp năm 2009 là 1,55 thuộc nhóm Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có nguy cơ phá sản.
cảnh báo có nguy cơ phá sản. Nguyên nhân của sự thay đổi này là do doanh nghiệp đã thay đổi quy mô tài sản và nguồn vốn một cách hợp lý làm giảm mẫu số của các chỉ số trong mô hình Z score. Tổng tài sản của doanh nghiệp giảm từ 83,7 tỷ xuống 79,9 tỷ VNĐ từ năm 2009 đến năm 2010. Giảm nhiều nhất là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn từ 33 tỷ VNĐ xuống còn 500 triệu VNĐ. Như doanh nghiệp trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính thì đây là khoản đầu tư vào tiền gửi kỳ hạn trên 3 tháng, tức là những khoản tiền gửi với mục đích chính hưởng lãi, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp.
Ngoài ra, khi bán bớt các khoản đầu tư để giảm quy mô tài sản, doanh nghiệp thu tiền về, tiền mặt tăng từ 2,8 tỷ đến 20,8 tỷ VNĐ từ năm 2009 đến 2010. Tiền tăng lên và tài sản giảm đi cũng làm tăng chỉ số X1 của doanh nghiệp dẫn đến chỉ số Z tăng.
Qua đó có thể thấy rằng, doanh nghiệp đang nỗ lực để cải thiện chỉ số Z, giảm nguy cơ phá sản của doanh nghiệp dù vẫn còn những hạn chế nhất định trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp và do điều kiện kinh tế chung.
Trong khi đó, theo mô hình Z” năm 2009 DN nằm trong vùng cảnh báo có nguy cơ phá sản nhưng năm 2010 chỉ số này đã tăng lên đáng kể do sự tăng lên của X1 và X3 là hai tham số chiếm tỷ trọng lớn nhất. Do đó đến năm 2010 điểm số Z” của DN đã nằm trong vùng an toàn.
Chương III: Đề xuất của cán bộ tín dụng. 3.1. Theo mô hình cổ điển
Từ kết quả phân tích từ các nhóm tỷ số gồm tỷ số thanh khoản, tỷ số nợ, tỷ số hoạt động, tỷ số khả năng sinh lời và tỷ số giá trị thị trường có thể thấy rằng công ty cổ phẩn giao thông vận tải Quảng Nam vẫn đang duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối tốt trong bối cảnh nền kinh tế đầy biến động và thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành xây dựng nói riêng và các doanh nghiệp nói chung như hiện nay. Doanh nghiệp vẫn đảm bảo những chỉ tiêu sinh lời bằng hoặc cao hơn mức trung bình ngành xây dựng mà không làm gia tăng rủi ro. Bằng chứng là các chỉ tiêu về đảm bảo an toàn luôn xấp xỉ mức trung bình ngành. Tuy nhiên, những phân tích ở trên cũng chỉ ra rằng dù đã cố gắng hạn chế nhưng doanh nghiệp vẫn luôn tiềm ẩn những rủi ro về thanh khoản. Đặc biệt là những khoản đầu tư dài hạn của doanh nghiệp phần lớn đang được tài trợ bởi những nguồn vốn ngắn hạn và VCSH. Những rủi ro tiềm tàng này hoàn toàn có thể đe dọa đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp khi có những biến động xấu trong nền kinh tế.
Do đó, ngân hàng có thể cấp tín dụng cho doanh nghiệp nhưng cần xem xét kỹ lưỡng cụ thể hơn về ảnh hưởng của những biến động của nền kinh tế lên toàn ngành xây dựng và doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng đưa ra mức lãi suất và hạn mức tín dụng hợp lý cân bằng giữa lợi suất và rủi ro.
3.2. Theo mô hình điểm số Z
Căn cứ vào chỉ số Z, ngân hàng có thể phân loại các doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản; doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao. Đây là cơ sở để ngân hàng quyết định hạn mức tín dụng cần thiết đối với từng doanh nghiệp. Đối với công ty Giao thông vận tải Quảng Nam, theo kết quả phân tích điểm số Z
điểm số Z của năm 2010 vẫn nằm trong vùng cảnh báo có nguy cơ phá sản nhưng điểm Z” lại cho con số an toàn. Điểm số Z” quan tâm nhiều hơn đến tính thanh khoản của DN chứng to rằng khả năng thanh toán của DN ngày càng tốt, ngân hàng có thể cấp tín dụng cho DN.
Bên cạnh quyết định cấp tín dụng cho DN, kết quả phân tích theo mô hình Z score còn có ý nghĩa trong việc xác định mức tín nhiệm để làm cơ sở xây dựng mức lãi suất cũng như hạn mức cho vay. Dựa trên điểm số Z”, theo xếp hạng của S&P, từ năm 2009 đến năm 2010 DN đã tăng mức tín nhiệm của mình từ BB+ lên A- , chuyển từ trái phiếu có rủi ro cao sang trái phiếu có thể đầu tư. Như vậy định mức tín nhiệm của DN tương đối tốt, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định phát triển. Trên cơ sở này ngân hàng có thể đưa ra một mức lãi suất và hạn mức tín dụng thích hợp.
Để đảm bảo an toàn cho khoản vay, ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất để đạt được mức điểm số Z cao hơn.
Kết luận
Qua việc phân tích dựa trên 2 mô hình cổ điển và Z-score đối với công ty giao thông vận tải Quảng Nam ta có thể rút ra nhận xét:
Khi phân tích bằng mô hình cổ điển, các nhóm chỉ số thanh khoản, hoạt động, chỉ số khả năng sinh lời đều cho kết quả năm sau cao hơn năm trước. Tuy nhiên con số tăng không cao và tương đương với chỉ số của toàn ngành.Chỉ số ROA là 11% và chỉ số ROE là 26% chứng to hiệu suất sử dụng tài sản của doanh nghiệp vẫn thấp và khả năng sinh lời chưa cao. Cùng với việc lãi suất tăng cao trong năm 2010 đã làm cho tình hình của doanh nghiệp cũng như tình hình chung toàn ngành gặp rất nhiều khó khăn. Chi phí tăng cao nên mặc dù doanh thu cũng tăng nhưng lợi nhuận tăng không đáng kể. Điều này làm cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp mặc dù mới niêm yết nhưng có giá không cao. Nhìn chung qua phân tích theo mô hình cổ điển doanh nghiệp có tình hình hoạt động tương đối ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro và hoạt động kinh doanh cần hiệu quả hơn.
Phân tích theo mô hình cổ điển phù hợp với kết quả phân tích theo chỉ số Z. Kết quả phân tích cho thấy doanh nghiệp đã giảm rủi ro phá sản hơn so với năm 2009 thông qua việc nâng chỉ số Z từ 1.55 lên 2.56 nhưng vẫn nằm trong vùng có nguy cơ phá sản. Vì thế ngân hàng cần thận trọng trong quyết định hạn mức cho vay đối với doanh nghiệp.