SO SÁNH VIỆT NAM VÀ ÚC:

Một phần của tài liệu giao duc tieu hoc nuoc Uc (Trang 42 - 49)

III: GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA HOA KỲ

3. SO SÁNH VIỆT NAM VÀ ÚC:

Giống nhau:

Giáo dục Tiểu học của Úc và Việt Nam đều lấy học sinh làm trung tâm cho việc dạy và học.

Mặc dù các hình thức thi và đánh giá khac nhau nhưng nhìn chung Úc và Việt Nam đều có cach đánh giá khách quan, giúp nâng cao chất lượng học tập của học sinh.

Khác nhau:

Giáo dục Úc đề cao tính thực tế. Do vậy, phương pháp dạy chủ yếu là đưa thực tế giảng day trực tiếp cho học sinh, không để học sinh học một cách máy móc, thuộc lòng.

Không mang đến cho học sinh áp lực thi cử, giúp học sinh cảm thấy thoải mái khi đến lớp học.

Chương trình học không rườm rà, chỉ dựa trên khung do Sở Giáo dục của Tiểu Bang quy định mà giáo viên sẽ tự biên soạn để giảng dạy cho học sinh.

Học sinh Tiểu học ở Úc không phải thi lên lớp. Học sinh Tiểu học ở Việt Nam vẫn phải thi giữa kỳ, cuối kỳ, đánh giá kết quả cả năm xem có đủ khả năng (từ học lực đến hạnh kiểm) lên lớp hay không.

Kinh tế, xã hội ở Úc phát triển, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Sự đầu tư về cơ sở vật chất – kỹ thuật được đáp ứng đầy đủ nên việc học tập ứng dụng thực tế mang lại hiệu quả hơn (ví dụ như các phòng thí nghiệm sinh học, xây dưng khu thể thao đa năng dành cho học sinh Tiểu học,…). Qua đó còn phát huy khả năng vốn có trong mỗi người từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, để cho học sinh Tiểu học của Việt Nam được ứng dụng và học tập như vậy vẫn còn là vấn đề.

4. TỔNG KẾT, BÀI HỌC KINH NGHIỆM:

Phương pháp dạy thực tế, học đi đôi với hành giúp trẻ hiểu rõ khái niệm ngay từ ban đầu. Phương pháp dạy của Việt Nam nói chung, của Tiểu học nói riêng vẫn còn mang nặng tính lý thuyết, học thuộc lòng. Chính vì vậy, chúng ta cần học hỏi điều này ở Úc.

Dạy và học tiểu học như cách giáo dục của Úc, để cho giáo viên tự soạn giáo án trên cơ sở khung yêu cầu của Sở Giáo dục chứ không phải là soạn giáo án trên bộ sách bắt buộc, điều đó sẽ giúp giáo viên có cách dạy sáng tạo và qua đó giảm bớt áp lực cũng như bệnh thành tích hay bỏ qua được sự gò bó của chương trình.

Lối học tiên tiến, không mang nặng áp lực thi cử là điều cần thiết cho Giáo dục Tiểu học ở Việt Nam. Mặc dù trên thực tế, giáo dục Việt Nam đã bỏ qua kỳ thi tốt nghiệp Tiểu học nhưng việc tuyển sinh vẫn còn nhiều điều bất cập. “Học ngày học đêm” không chỉ xảy ra đối với học sinh Trung học cơ sở và Trung học phổ thông, mà còn xảy ra đối với học sinh Tiểu học. Phụ huynh luôn muốn con em mình phải học thật giỏi để được học ở các trường điểm, lớp chọn, thi đậu vào các trường Đại học… Chính vì vậy, ngay từ khi ngồi trên ghế Nhà trường Tiểu học, học sinh đã phải chịu những áp lực nặng về các bài kiểm tra, các kỳ thi học kỳ.

Phương pháp giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm của Việt Nam cần được phát huy hơn, nói một cách khái quát bản chất của việc dạy học lấy người học làm trung tâm là người dạy phải tính đến nhu cầu và nguyện vọng của người học, đến đặc điểm tâm sinh lý và cấu trúc tư duy của từng người. coi trọng việc phát huy cao độ tính tích cực và nội lực của người học, tổ chức cho học sinh hoạt động độc lập và hoạt động theo nhóm (thảo luận, làm thí nghiệm và quan sát vật mẫu, phân tích số liệu…), từ đó học sinh tự lắm

vững các tri thức, kỹ năng mới đồng thời được rèn luyện về phương pháp tự học cho chính bản thân mình.

PHẦN III: TỔNG KẾT

Tóm lại trên cơ sở phân tích nội dung và phương pháp giáo dục của một số quốc gia trên thế giới ( Úc, Nhật, Phần Lan, Mỹ) ta có thể tìm thấy những điểm chung nổi trội trong nội dung và phương pháp của các nước này. Trước hết về nội dung thì tất cả các nước đều hướng tới giáo dục tri thức khoa học và giáo dục kĩ năng sống. Trong nội dung về tri thức khoa học thì chủ yếu vẫn là chữ quốc ngữ, toán và các môn khoa học khác…. Còn với kỹ năng sống thì tập trung giáo dục kỹ năng tự chăm sóc bản thân, đối phó với tình huông khó khăn, tự khẳng định mình…

Xét về phương pháp những phương pháp trực quan sinh động dặt vấn đề , lấy người hoc làm trung tâm …đều dược áp dụng phổ biến . Các phương pháp dạy được tiến hành dựa trên nguyên tắc “học đi đôi với hành”.

Còn đối với Việt Nam chúng ta cũng đã và đang triển khai các nội dung, phương pháp, tương tự nhưng kết quả của ta vẫn chưa được như mong đợi. Kết quả giáo dục không chỉ nằm trong nội dung phương pháp giáo dục mà còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, con người. Do đó muốn thay đổi chất lượng giáo dục bậc tiểu học thì bên cạnh việc thay đổi nội dung, phương pháp giảng dạy, cần chú ý đến các yếu tố có liên quan khác.

IV:KIẾN NGHỊ

Cần thực hiện tốt công tác xã hội háo giáo dục, kêu gọi sự hợp tác tích cực từ phía gai đình, nhà trường, xã hội. Bởi vì học sinh không chỉ học tập sống trong môi trường trường học mà các em còn tham gia đời sống gia đình, xã hội. Ngoài giờ ở trên trường thì ở nhà cha mẹ nên đảm nhiệm vai trò của thầy cô bằng cách kiểm tra, giảng giải, uốn nắn những nội dung trẻ còn khúc mắc chưa rõ. Bên cạnh đó giáo dục các em một số kỹ năng tại gia đình, đồng thời cần có sự đóng góp về vật chất tinh thần từ phía các lực lượng xã hội khác.

Việc giao quyền tự chủ cho giáo viên tự thiết kế nội dung giảng dạy cũng là một hướng đi mà giáo dục Việt Nam có thể quan tâm điều chỉnh. Khi giáo viên tự thiết kế nội dung thì tính linh hoạt trong giảng dạy sẽ rất cao. Với những nội dung giáo viên tự xây dựng thì học có thể chủ động trong việc tìm kiếm những phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung đó. Hơn nữa giáo viên là người trực tiếp giảng dạy nên họ có thể xác định được nội dung gì sẽ phù hợp với năng lực, đặc điểm tâm sinh lý của học sinh và phù hợp với điều kiện vật chất có trong trường. Nhưng có những điểm cần lưu ý khi giao quyền tự chủ cho giáo viên thiết kế nội dung giảng dạy. Mội khi muốn trao quyền tự chủ cho giáo viên chúng ta phải chắc chắn rằng trình độ giáo viên của ta đạt chất lượng cao và bên cạnh đó Bộ giáo dục cũng phải xây dựng được hệ thống các tiêu chí cần thiết để giáo viên căn cứ vào đó mà xây dựng nội dung. Hơn nữa phải thiết lập cơ quan kiểm tra đánh giá để đảm bảo rằng việc trao quyền tự chủ cho giáo viên đạt hiệt quả tốt.

Cần chuẩn hóa trình độ của đội ngũ giáo viên tiểu học ở Việt Nam vì so với nhiều nước thì trình độ giáo viên còn hạn chế. Giáo viên của ta thường chỉ có trình độ cao đẳng trong khi các nước khác thì giáo viên phải học hết trình độ phổ thông cộng thêm 5 năm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Giáo dục phổ th6ng với phát triển nguồn nhân lực. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội. Đặng Thị Thanh Huyền

2. Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ 21. Nhà xuất bản Giáo dục. Giáo sư- Tiến sĩ Khoa học Vũ Ngọc Hải, Phó Giáo sư- Tiến sĩ Trần Khánh Đức. 3. http://www.giaoduc.edu.vn/news/giao-duc-khap-noi-726/tren-duong-hoi-nhap-bai- 2-truong-tieu-hoc-cua-mot-nen-giao-duc-tien-tien-133381.aspx 4. http://www.tuoitre.com.vn/tianyon/Index.aspx?ArticleID=246912&ChannelID=2 5. http://phaidep.info/diendan/tieu-hoc/31465-vi-sao-hoc-sinh-phan-lan-hoc- gioi.html 6. http://www.giaoduc.edu.vn/news/giao-duc-khap-noi-726/tren-duong-hoi-nhap-bai- 1-giao-duc-phan-lan-nen-giao-duc-tien-tien-duoc-nhieu-nuoc-den-tham-quan-hoc- tap-133225.aspx 7. http://www.springerlink.com/content/102912/? p=ca53a800b87a4870ac9e9fa024a99608&pi=0 8. http://www.uta.fi/FAST/US2/PAPS/ss-edfus.html 9. http://sites.google.com/site/huyfinland/gd&dt 10. http://cete.vnuhcm.edu.vn/main.php? p=forum&action=forumdisplay&forumdetailid=96&forumtopicid=2&menungangi d=10&page=1.

MỤC LỤC

PHẦN I: GIÁO DỤC TIỂU HỌC VIỆT NAM……….trang 2

I. GIÁO DỤC TIỂU HỌC………..

………2

II. MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC TIỂU HỌC………..2

III. NỘI DUNG CỦA NHỮNG MÔN HỌC……….2

IV. NỘI DUNG GIÁO DỤC CỦA GIÁO DỤC TIỂU HỌC……….3 V. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC……….6 VI. NGUYÊN NHÂN………9 VII. KIẾN NGHỊ ………..9

PHẦN II: GIÁO DỤC TIỂU HỌC TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI………..10

I. GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA NHẬT BẢN……….10

1. SƠ LƯỢC VỀ VĂN HÓA, KINH TẾ, CHÍNH TRỊ , CON NGƯỜI NHẬT BẢN…..10

1.1 ĐÔI NÉT VỀ NHẬT BẢN……….10

1.2 VỀ CHÍNH TRỊ……….10

1.3 KINH TẾ………10

1.4 GIÁO DỤC………11

2. NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA NHẬT BẢN………..12

3. SO SÁNH VỚI VIỆT NAM………...16

4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM………16

II. GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA PHẦN LAN………...18

1.1 CHÍNH TRỊ……….18

1.2 KINH TẾ………18

1.3 GIÁO DỤC: ……….19

2. VỀ NỘI DUNG GIÁO DỤC………19

3. VỀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC………21

4. MỘT VÀI ĐIỂM SO SÁNH GIỮA VIỆT NAM VÀ PHẦN LAN……….23

5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM……….25

III: GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA HOA KỲ………..27

1. ĐÔI NÉT VỀ HOA KỲ………..27 1.1VỊ TRÍ ĐỊA LÝ……….27 1.2 CHÍNH TRỊ ………...27 1.3 KINH TẾ: ………..28 1. 4 DÂN SỐ :……….28 1.5 TÔN GIÁO :……….29 1.6 GIÁO DỤC :……….29 1.7 GIÁO DỤC TIỂU HỌC ………30

2. MỤC TIÊU – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở MỸ ………...31

3. PHƯƠNG PHÁP DẠY TIỂU HỌC CỦA MỸ ………....32

4. SO SÁNH GIỮA NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA MỸ VÀ VIỆT NAM ………35

5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM………37

IV.GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở ÚC………...38

1. TÌM HIỂU CHUNG VỀ ĐẤT NƯỚC ÚC: ……….38

1.1 ĐỊA LÝ………38 1.2 KINH TẾ………..38 1.3CHÍNH TRỊ : ……….39 1.4 DÂN SỐ: ………..39 1.5 TÔN GIÁO:………39 1.6 GIÁO DỤC: ………..40

2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC:………..41

3. SO SÁNH VIỆT NAM VÀ ÚC:………..42

4. TỔNG KẾT IV, BÀI HỌC KINH NGHIỆM………43

PHẦN III: TỔNG KẾT………44

PHẦN IV:KIẾN NGHỊ………44

TÀI LIỆU THAM KHẢO………46

Một phần của tài liệu giao duc tieu hoc nuoc Uc (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w