BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Một phần của tài liệu giao duc tieu hoc nuoc Uc (Trang 25 - 49)

III: GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA HOA KỲ

5. BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Hiện nay nội dung giáo dục tiểu học của chúng ta đang là vấn đề gây ra rất nhiều tranh cãi, không phải chỉ khi so sánh với Phần Lan nhưng ngay trong thực tế hiện nay thì nội dung giáo dục của ta đã bị coi là quá nặng so với sức học của học sinh tiểu học.Chính vì vậy mà việc cơ cấu lại nội dung học tập cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và năng lực của các em là điều cần thiết.Chúng ta cũng nên quan tâm hơn đến nội dung giáo dục kĩ năng cho học sinh. Ở Phần Lan người ta dành nhiều thời gian cho việc giáo dục kĩ năng. Trong khi đó chúng ta chủ yếu giáo dục tri thức khoa học cho các em là nhiều. Nếu có giáo dục kĩ năng thì cũng mang tính lý thuyết. Gíao dục Phần Lan rất coi trọng thư viện. Nếu các trường tiểu học của ta cũng khuyến khích và hướng dẫn các em sử dụng thư viện thì chắc chắn sẽ đạt nhiều kết quả tốt hơn so với thực tế hiện nay. Chúng ta đều

biết rõ tâm sinh lí của học sinh trong độ tuổi này. Vì thế chúng ta có thể thiết kế thư viện sao cho vừa với tầm của các em. Những câu chuyện thiếu nhi bằng tranh ảnh sống động có thể trở thành những bài học rất hiệu quả. Hơn nữa thư viện còn là nơi các em khám phá thế giới, chính nhờ thư viện mà các em nhận thức vấn đề tốt hơn và học hiệu quả hơn. Các em sẽ vô cùng hứng thú nếu học đến phần kiến thức mà trước đó các em đã đọc thấy ở thư viện dù lúc đọc các em không hề hiểu,….Vì thế cần quan tâm hơn đến việc nâng cấp thư viện và bổ sung những sách mới phù hợp với lứa tuổi của các em. Bên cạnh đó giáo viên cần có sự khuyến khích, hướng dẫn để các em hiểu lợi ích của việc sử dụng thư viện.Việc giáo viên Phần Lan được giao quyền tự chủ để xây dựng nội dung giảng dạy cũng là vấn đề cần quan tâm. Thực tế thì hiện nay sách giáo khoa dành cho bậc tiểu học của chúng ta chỉ do một mình bộ giáo dục đào tạo ban hành. Nội dung của sách được thiết kế không phải từ chính các giáo viên giảng dạy nên dẫu có hay, có cập nhật đến mấy đi nữa thì vẫn thiếu tính khả thi và thường là quá tải đối với học sinh. Việc để cho giáo viên giảng dạy thiết kế nội dung mà họ sẽ tiến hành dạy là phương án hứa hẹn sẽ đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Nhưng cũng cần nói thêm rằng, để làm được đều đó Phần Lan đã phải thiết lập được một hệ thống các vấn đề có liên quan để đảm bảo việc trao quyền tự chủ cho giáo viên phải đem lại kết quả như mong đợi. Cụ thể họ đào tạo giáo viên rất tốt. Ở Phần Lan giáo viên được coi trong hơn kĩ sư, bác sĩ. Gíao viên tiểu học được đào tạo như giáo viên bậc trung học ( 12 + 5 năm). Bên cạnh đó khi trao quyền tự chủ cho giáo viên thì uỷ ban giáo dục quốc gia phải xây dựng được chuẩn kiến thức của chương trình đào tạo để giáo viên căn cứ vào đó mà xây dựng nội dung giảng dạy. Hơn nữa cơ chế qủn lí chuyên môn cần được phân cấp rõ ràng, khoa học. Người giáo viên phải có đủ năng lực để biên soạn giáo trình và cán bộ thanh tra của cấp quản lí có đủ điều kiện để chế tài cách nghiêm khắc những sai phạm nếu có. Vì vậy nên Việt Nam muốn trao quyền tự chủ cho giáo viên để họ tự xây dựng nội dung dạy thì cũng phải tính đến các yếu tố đã nêu trên. Thêm vào đó hệ thông giáo dục tiểu học của Phân Lan có tính xã hội hoá giáo dục rất cao cụ thể là có nhiều chính sách nâng đỡ, hỗ trợ nên đối với giáo dục Việt Nam nếu chúng ta muốn thay đổi nội dung hay phương pháp giảng dạy thì cũng nên tính đến vấn

đề tài chính và các chính sách hỗ trợ từ nhà nước sao cho phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội, phù hợp với năng lực người học và theo kịp tốc độ phát triển của thế giới.

III: GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA HOA KỲ 1. ĐÔI NÉT VỀ HOA KỲ: 1. ĐÔI NÉT VỀ HOA KỲ:

1.1VỊ TRÍ ĐỊA LÝ :

Hoa Kỳ một cộng hòa lập hiến liên bang gồm có 50 tiểu bang và một đặc khu liên bang. Quốc gia này nằm gần như hoàn toàn trong tây bán cầu ( trừ lãnh thổ Guam và phần cận tây nhất của Alaska ).

Lãnh thổ Hoa Kỳ trải dài từ Đại Tây Dương đến Thái Bình Dương và từ Canada

đến Mexico và Vịnh Mexico. 48 tiểu bang lục địa và Thủ đô Washington, D.C. nằm giữa

Bắc Mỹ, giáp Thái Bình Dương ở phía tây, Đại Tây Dương ở phía đông, Canada ở phía bắc và Mexico ở phía nam. Tiểu bang Alaska nằm trong vùng tây bắc của lục địa Bắc Mỹ, giáp với Canada ở phía đông. Tiểu bang Hawaii nằm giữa Thái Bình Dương. Hoa Kỳ cũng có 14 lãnh thổ hay còn được gọi là vùng quốc hải rải rác trong vùng biển Caribbe và Thái Bình Dương. Với 9,83 triệu km² Hoa Kỳ là quốc gia lớn hạng ba về tổng diện tích sau Liên Bang Nga và Canada.

1.2 CHÍNH TRỊ :

Hoa Kỳ là liên bang tồn tại lâu đời nhất trên thế giới. Quốc gia này là một cộng hòa lập hiến mà "trong đó khối đa số cầm quyền bị kiềm chế bởi quyền của khối thiểu số được luật pháp bảo vệ. Trên cơ bản Hoa Kỳ có cơ cấu giống như một nền Dân chủ đại nghị mặc dù các công dân Hoa Kỳ sinh sống tại các lãnh thổ không được tham gia bầu trực tiếp các viên chức liên bang.

Chính phủ liên bang gồm có ba ngành: Lập pháp; Hành pháp; Tư pháp. Chính phủ luôn bị chỉnh lý bởi một hệ thống kiểm tra và cân bằng do Hiến pháp Hoa Kỳ định nghĩa. Hiến pháp Hoa Kỳ là tài liệu pháp lý tối cao của quốc gia và đóng vai trò như một bản khế ước xã hội đối với nhân dân Hoa Kỳ. Trong hệ thống liên bang của Hoa Kỳ, công dân Hoa Kỳ có ba cấp bậc chính quyền, đó là liên bang, tiểu bang, và địa phương.

Chính trị tại Hoa Kỳ hoạt động dưới một hệ thống lưỡng đảng gần như suốt chiều dài lịch sử Hoa Kỳ gồm Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa. Từ thời Nội chiến Hoa Kỳ,

chỉ có một ứng cử viên tổng thống thuộc đảng thứ ba là cựu tổng thống Theodore Roosevelt ra tranh cử với tư cách của một đảng viên Đảng Cấp tiến năm 1912 .

1.3 KINH TẾ:

Hoa Kỳ có một nền kinh tế hổn hợp tư bản chủ nghĩa được kích thích bởi tài nguyên thiên nhiên phong phú, một cơ sở hạ tầng phát triển tốt, và hiệu suất cao. Theo

Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tổng sản phẩm nội địa của Hoa Kỳ hơn 13 ngàn tỉ đô la chiếm 20 phần trăm tổng sản phẩm thế giới. Đây là tổng sản phẩm nội địa lớn nhất thế giới, lớn hơn một chút so với tổng sản phẩm nội địa kết hợp của Liên hiệp châu Âu ở sức mua tương đương năm 2006.

Hoa Kỳ đứng hạng 8 thế giới về tổng sản lượng nội địa trên đầu người và hạng tư về tổng sản phẩm nội địa trên đầu người theo sức mua tương đương.

Ngoài ra Hoa Kỳ còn là nước nhập cảng hàng hóa lớn nhất và là nước xuất cảng đứng hạng nhì. Canada, Trung Hoa, Mexico, Nhật Bản, và Đức là các bạn hàng lớn nhất của Hoa Kỳ.

Vị thế của đồng đô la Mỹ như là đồng tiền dự trữ hang đầu thế giới. Hoa Kỳ xếp hạng ba trong danh sách chỉ số thuận lợi làm ăn của Ngân hàng Thế giới. So với châu Âu, tài sản của Hoa Kỳ và thuế lợi tức thu được từ các tập đoàn thông thường cao hơn trong khi thuế tiêu thụ và nhân lực thấp hơn. Sở Giao dịch Chứng khoán New York lớn nhất thế giới theo giá trị đô la.

1. 4 DÂN SỐ :

Với trên 300 triệu dân, Hoa Kỳ là quốc hạng ba về dân số trên thế giới sau Trung Quốc và Ấn Độ .

Hoa Kỳ là một trong những quốc gia đa dạng chủng tộc nhất trên thế giới, do kết quả của những cuộc di dân đến từ nhiều quốc gia khác trên thế giới. Hoa Kỳ có một dân số đa chủng tộc-31 nhóm sắc tộc có dân số trên 1 triệu người. Người da trắng là nhóm chủng tộc lớn nhất trong đó người gốc Đức, gốc Ireland, và gốc Anh chiếm ba trong số bốn nhóm sắc tộc lớn nhất. Người Mỹ gốc châu Phi, đa số là con cháu của các cựu nô lệ, là nhóm chủng tộc thiểu số đông nhất Hoa Kỳ và là nhóm sắc tộc lớn hạng ba. Người Mỹ gốc châu Á là nhóm chủng tộc thiểu số lớn hạng nhì của Hoa Kỳ; hai nhóm sắc tộc người

Mỹ gốc châu Á lớn nhất là người Hoa và người Filipino. Năm 2005, dân số Hoa Kỳ bao gồm một con số ước tính là 4,5 triệu người thuộc sắc tộc bản thổ châu Mỹ hoặc bản thổ Alaska và gần 1 triệu người gốc bản thổ Hawaii hay người đảo Thái Bình Dương.

1.5 TÔN GIÁO :

Chính phủ Hoa Kỳ không kiểm soát tín ngưỡng của người Mỹ. Trong một cuộc thăm dò tư nhân thực hiện năm 2001 có 76,7 % người Mỹ trưởng thành tự nhận mình là người Kitô hữu, giảm từ 86,4 % trong năm 1990. Các giáo phái thuộc Tin Lành chiếm 52 % trong khi Công giáo La Mã từng là giáo phái riêng biệt lớn nhất chiếm 24,5 %. Một cuộc nghiên cứu khác cho thấy người da trắng Tin Lành phái Phúc Âm chiếm 26,3 % dân số là nhóm đông nhất trong các giáo phái Tin Lành.

Tổng số không phải là người Cơ Đốc Giáo năm 2007 là 4,7 phần trăm, tăng từ 3,3 phần trăm năm 1990. Các tôn giáo không phải Cơ Đốc Giáo là Do Thái Giáo 1,4 %, Hồi Giáo 0,5 %, Phật Giáo 0,% %, Ấn Độ Giáo 0,4 % và Nhất Thể Phổ Độ 0,3 %. Giữa năm 1990 và 2001, con số người Hồi Giáo và Phật Giáo gia tăng gấp đôi. Năm 1990 có 8,2 % và năm 2007 có 16,1 % dân số tự nhận mình là người không có tôn giáo.

1.6 GIÁO DỤC :

Ở Mỹ, để có thể bước vào bậc đại học, người học sẽ phải trải qua 12 năm giáo dục ở bậc tiểu học và trung học. Giáo dục tiểu học và trung học có thể thực hiện ở các trường công (trường do chính phủ tổ chức) hoặc ở các trường tư. 12 năm giáo dục này cũng có thể được hoàn thành ở nước ngoài, điều đó tạo cơ hội cho sinh viên nước ngoài có thể hưởng những ưu việt của nền giáo dục đại học ở Mỹ.

Trẻ em ở Mỹ bắt đầu đến trường vào lúc 5 tuổi. Năm đầu tiên gọi là lớp mẫu giáo, đây là điều bắt buộc với các trẻ em Mỹ. Năm thứ hai ở trường được xem như là năm đầu tiên ở bậc tiểu học (primary school) và là lớp 1 (first grade). "Grade" ở đây bao hàm 2 nghĩa: (1) Chỉ thứ hạng điểm đạt được trong một kỳ thi hay một khoá học, (2) Chỉ năm học giáo dục ở trường tiểu học hoặc trung học (lớp thứ mấy). Giáo dục tiểu học hầu hết là hệ thống giáo dục 5 năm, được xem là 5 lớp đầu tiên.

Hoàn thành lớp 5 (năm cuối cùng của bậc tiểu học), trẻ em Mỹ sẽ bước vào trung học. Trường trung học bao gồm tất cả là 7 năm, tương đương 6 lớp trong hệ 12 năm. Lớp

9 đến lớp 12 thường được gọi là phổ thông trung học (high school). Hoàn thành lớp 12, học sinh Mỹ sẽ được cấp bằng tốt nghiệp phổ thông trung học (high school diploma). ở Mỹ học sinh phải có bằng này mới được nhập học một trường cao đẳng hay đại học. Học sinh/ sinh viên nước ngoài muốn học cao đẳng hay đại học ở Mỹ thì phải học một khoá gọi là "coursework" - tương tự như những gì được dạy ở trường phổ thông trung học. Những du học sinh nước ngoài muốn học phổ thông trung học ở Mỹ cần cân nhắc lựa chọn trường phổ thông trung học nào sẽ mang lại cho họ cơ hội để vào được trường cao đẳng hoặc đại học tốt nhất.

1.7 GIÁO DỤC TIỂU HỌC

Trước khi nói tới lớp 1 thì nên giới thiệu các lớp trước giai đọan lớp 1. Khi người mẹ nuôi một đứa con lớn lên , nếu người mẹ này cũng đi làm thì họ phải gởi con cho một nơi giữ trẻ nào đó. Giữ trẻ ở Mỹ rất là đắt tiền. Một em bé từ 2 tháng tuổi tới 2 năm tuổi, giá gởi trẻ trung bình ở vùng tôi đang sống là từ 1000 - 1200 USD 1 tháng. Trong giai đọan này người ta chỉ chăm sóc em bé, cho nó ăn, thay tã, giữa cho nó được sạch sẽ... Đừng tưởng là việc coi trẻ con là 1 chuyện dể dàng vì nếu như người giữa trẻ bất cẩn thì có thể bị thưa kiện ra tòa... rất là rắc rối và phức tạp. Những cô giữ trẻ phải có bằng hành nghề và đặc biệt một cô chỉ có thể coi tối đa là 5-6 bé cỡ tuổi này.

Sau giai đọan sơ sinh này thì qua giai đoạn em bé (todler), cha mẹ có thể gởi con vào các nhà trẻ (pre-school) giành cho lứa tuổi từ 2 - 4 tuổi. Ở giai đọan này thi các em bé chơi đùa với đồ chơi và bè bạn là chủ yếu. Giá gởi trẻ cũng vẫn còn khá mắc so với nhiều gia đình. Trung bình thì từ 600 - 800 USD 1 tháng ở vùng tôi ở. Trong các nhà trẻ này thì luật pháp cho phép 1 cô chỉ được coi tôi đa 10 học sinh, nếu một lớp 20 học sinh thì trung bình có hai cô bảo mẫu chăm sóc.

Cuộc đời học sinh của đứa trẻ ở Mỹ bắt đầu chính thức từ 5 tuổi trở lên. Mọi trường tiểu học sẽ bắt đầu từ cấp lớp mẫu giáo (K - Kindergarten) cho tới lớp 5. Điều này thì khác xa với VN mình vì đa số trường tiểu học bắt đầu từ lớp 1. Trong giai đọan đầu này thì chủ yếu là người ta dạy cho các em đọc các chữ và số cơ bản. Tùy theo hệ thống trường tư hay trường công dạy mà họ chương trình khác nhau. Nói chung thì yêu cầu lớp 1 trường công là biết những từ thông dụng, đọc và hiểu khái niệm số tới 100. Biết

những căn bản về mỹ thuật như phối hơp màu, thủ công cắt dán cơ bản. Nói chung giáo dục trường công và trường tư khác nhau tùy theo trình độ học sinh trong khu vực và tùy theo tiêu chuẩn của trường.

2. MỤC TIÊU – CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TIỂU HỌC Ở MỸ :

Mẫu giáo: Có thể nhận biết và phân biệt con số, có thể biểu đạt khái niệm toán học

trừu tượng bằng những vật thể cụ thể như hòn sỏi, mẩu giấy, cái que…; nhận biết 26 chữ cái tiếng Anh, phân biệt nguyên âm và phụ âm; phân biệt được các ngành nghề khác nhau đại ý làm những gì, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, người đưa thư, cảnh sát, cảnh sát phòng cháy chữa cháy… hiểu được quá trình diễn biến của cuộc đời sinh vật, bao gồm sinh, lão,

bệnh, tử của con người, sâu biến thành bướm,…; học địa lý từ địa cầu, bản đồ; hiểu được rằng trên trái đất có rất nhiều cư dân, rất nhiều quốc gia và những màu da khác nhau, hiểu được rằng người cần ở trong nhà, trẻ em cần đến trường, người trưởng thành cần đi

làm…

Lớp 1 : Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản; học cách quan sát, chia ngành phân loại đối với những sự vật và vật phẩm khác nhau; có thể lấy dẫn chứng về quá trình diễn biến của sự sống, hiểu được quan hệ sống tương trợ giữa động thực vật trong thiên nhiên; học sử dụng tranh ảnh để biểu đạt ý; hiểu tính tất yếu của việc mặc, ăn, ở và mái ấm gia đình; hiểu rõ quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người làng xóm.

Lớp 2 : Biết đọc, viết số có ba chữ số, từ năm số tùy ý chọn, có thể đếm xuôi hoặc đếm

Một phần của tài liệu giao duc tieu hoc nuoc Uc (Trang 25 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w