PHƯƠNG PHÁP DẠY TIỂU HỌC CỦA MỸ

Một phần của tài liệu giao duc tieu hoc nuoc Uc (Trang 32 - 35)

III: GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA HOA KỲ

3.PHƯƠNG PHÁP DẠY TIỂU HỌC CỦA MỸ

Trong thời đại mà trẻ con cũng biết gõ vi tính rào rào, có cần phải rèn khả năng viết (bằng tay) cho các em nữa không? Có người cho rằng “thời đại cầm bút” đã qua rồi, cần gì bắt học sinh phải nắn nót chữ viết theo kiểu “chữ h cao mấy ly, chữ g thấp mấy. Ưu thế khi viết bằng tay để tập cho học sinh viết một văn bản. Vì viết bằng tay giúp các em có thời gian suy nghĩ sâu sắc hơn nội dung viết ra. Chính khi nắn nót nét chữ trên giấy mà tư duy được hình thành và chọn lọc. Tóm lại, để phù hợp với bước tiến như vũ bão của nền sản xuất hiện đại, học sinh trong thế kỷ 21 cần phải biết sử dụng máy vi tính để học tập, làm việc, đồng thời cũng biết viết bằng tay thành thạo (chữ đúng quy cách, chính xác, rõ ràng). Không có kỹ năng nào được lấn áp kỹ năng nào, vì mỗi kỹ năng có một yêu cầu riêng về mặt sư phạm. Riêng đối với học sinh tiểu học, yêu cầu về viết bằng

tay là cần thiết, bắt buộc vì đó là phương pháp giúp học sinh rèn luyện trí tuệ và nhân cách, giúp các em có những phẩm chất cần thiết sau này trong cuộc sống hiện đại.

Giờ học ở tiểu học bắt đầu lúc 8 giờ 10 đến 14 giờ 15. Học sinh thường đến trường lúc 7.30 khi căng-tin mở cửa phục vụ bữa ăn sáng cho các em. Sau khi ăn sáng, các em học đến 14 giờ 15. Giờ học đa dạng không chỉ vì các em học các môn khác nhau như toán, tiếng Anh, vẽ, hát nhạc… mà các em còn thay đổi vị trí, đến thư viện đọc sách vào một số giờ nhất định hoặc ra sân tập thể thao, đá bóng, chơi các trò chơi ngoài trời. Hết giờ học, nếu phụ huynh muốn cho con em mình tham gia "Câu lạc bộ làm bài tập ở nhà" thì đăng ký, các em sẽ ở lại tự học đến 4 giờ chiều, trong hội trường lớn, do một giáo viên phụ trách. Phụ huynh nào có thời gian có thể giúp giáo viên quản lý các em, chuẩn bị bánh kẹo, nước ngọt và thu dọn sau khi các em học xong. Nếu làm xong bài trước 4 giờ, cô giáo cho phép các em chơi trong phòng tập thể thao, hoặc đọc sách tự chọn, hoặc dùng máy vi tính với sự giám sát của cô giáo. Về đến nhà, các em đã hoàn thành hầu hết bài tập, nên có thể chơi, đọc sách, giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà… và đi ngủ đúng giờ, đảm bảo sức khoẻ. Đây là phương pháp học rất tốt giống như vừa chơi vừa học. Các em có thể học theo tùy sở thích chứ không bắt buộc, còn bài tập về nhà các em đã hoàn thành ở trường nên không cần mang bài về nhà làm nữa, giúp các me có nhiều thời gian giải trí hơn sau một ngày học ở trường.

Ngày nghỉ, giáo viên thường giao ít bài tập về nhà. Thay vào đó, nhà trường khuyến khích các em tham gia hoạt động xã hội để tăng thêm hiểu biết và kỹ năng giao tiếp xã hội. Hoạt động này có thể là "Ngày phòng cháy chữa cháy" do thành phố tổ chức. Ngày này giống như một ngày hội, mọi người đến xem các nhân viên cứu hoả hướng dẫn phòng cháy, chữa cháy, thực hiện trên các thiết bị mô phỏng, hoặc những công cụ dùng trong thực tế. Học sinh có thể xem, cầm nắm những dụng cụ, quan sát cách thức chữa cháy và biết cách phản ứng nếu phát hiện ra hoả hoạn. Bài tập của các em là phải đưa ra ý kiến, cảm nhận cá nhân về những hoạt động xã hội mà các em tham gia…Đây là phương pháp giúp các em có những kỹ năng cần thiết để ứng phó với mọi tình huống có thể xảy ra với mình, giúp các em không ngỡ ngàng khi đối mặt với thử thách.

Dạy trẻ từ tính tự lập : Người Mỹ rất coi trọng tinh thần độc lập, tự lực cánh sinh của mỗi người .Những người làm công tác giáo dục mẫu giáo ở Mỹ đều được nhấn mạnh việc giáo dục cho trẻ những kỹ năng tự phục vụ. Bất cứ sự chăm sóc nào từ phía người lớn cũng phải tạo cho trẻ những cơ hội để rèn luyện cho trẻ các kỹ năng này. Đồng thời, họ cũng đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của gia đình để giúp các kỹ năng mà trẻ được dạy ở lớp được rèn luyện và thực hành ngay tại nhà. Các kỹ năng tự phục vụ của trẻ bao gồm: Buộc dây giầy, mặc quần áo, cài cúc áo, kéo phéc-mơ-tuya, rửa mặt, đánh răng, chải đầu, ăn cơm. Những giáo viên mẫu giáo Mỹ khi rèn luyện cho trẻ khả năng tự lập thường dùng phương pháp là: Đồng thời với việc đề ra nhiệm vụ, họ cũng đưa ra những điều kiện để trẻ có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách dễ dàng hơn. Chẳng hạn, để dạy trẻ tự mang giày, họ thường đưa cho trẻ những đôi giày to hơn một chút so với cỡ chân của các em. Hoặc để dạy trẻ tự rót nước sữa, họ đưa cho trẻ những bình sữa có miệng to giúp trẻ thực hiện công việc một cách dễ dàng hơn. Cách làm như vậy sẽ gây cho trẻ hứng thú cũng như tự tin trong việc hoàn thành các “nhiệm vụ”.

Dạy trẻ lễ phép : Ở các trường mẫu giáo ở Mỹ, ngoài việc khơi mở trí lực giai đoạn đầu cho trẻ, người ta rất coi trọng việc dạy cho trẻ các quy tắc lễ nghi. Yêu cầu đối với mỗi em là phải nghe theo lời chỉ bảo của các giáo viên, học cách tham gia các hoạt động tập thể cùng với những học sinh khác. Đối với những trẻ em phạm lỗi, không nghe lời… người ta thường dùng phương pháp “phạt ở một mình”. Lý do là, trẻ em ở độ tuổi này sợ nhất là việc phải ở một mình. Hơn nữa, phương pháp này cũng có tính khoa học của nó. Khi trẻ bình tĩnh trở lại, mới giảng giải điều hay lẽ phải cho trẻ hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều. Tất nhiên việc “giam” một mình đối với trẻ có phần nào đó khó chấp nhận đối với các bậc phụ huynh, tuy nhiên, nó có thể tạo được ảnh hưởng tích cực, đó chính là giúp trẻ hình thành thói quen giữ bình tĩnh trở lại khi đang tức giận. Trong việc giáo dục những lễ nghi ứng xử cho trẻ ở giai đoạn này, một trong những yếu tố rất được đề cao là vai trò của người giáo viên. Ở độ tuổi này, những điều trẻ học được không phải là những lý giải mà là những mô phỏng. Vì thế, nếu như những thầy cô giáo ở trường có thái độ không tốt đối với trẻ, chúng sẽ học theo các thầy cô, đối xử không tốt với bạn bè và người xung quanh. Nói cách khác, hành vi của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tâm

lý cũng như sự hình thành tính cách của trẻ. Do đó, những giáo viên mẫu giáo ở Mỹ đều phải thông qua những yêu cầu rất nghiêm ngặt về trình độ.

Khuyến khích trẻ đọc sách :học sinh được tự chọn sách mà mình thích, thảo luận riêng với giáo viên, bạn bè và ghi nhật ký về việc đọc đó. Phương pháp này là một phần của trào lưu đổi mới cách dạy học văn tại các trường học ở Mỹ. Mô hình này được một số trường tiểu học Mỹ áp dụng gây tác động mãnh mẽ tới việc ham thích đọc sách của các em. Thực tế nhiều trường học đang dùng phương pháp kết hợp, vừa quy định những tác phẩm bắt buộc, vừa cho phép học sinh được lựa chọn các cuốc sách khác.

Từ việc khuyến khích đọc sách giáo viên có thể cho các em bài tập về nhà là một mỗi ngày đọc 30 phút bất cứ cuốn sách nào các em lựa chọn. Sau 2-3 tuần, các em phải viết một đoạn văn hay một bức thư về cảm nhận của mình qua cuốn sách đã đọc ở nhà. Có lẽ kỹ năng phê bình một cuốn sách hình thành từ những bài tập như thế này. Bài tập môn tiếng Anh thường có phần được gọi là "biên tập. Bài đọc đưa ra một số lỗi chính tả, cách dùng từ, lối hành văn, học sinh phải tìm những lỗi đó và sửa lại cho đúng. Tiếp theo là viết một đoạn văn mô tả, hoặc so sánh các hiện tượng, hoặc viết một đoạn hội thoại giữa hai con vật, hoặc hai nhân vật do các em tự sáng tạo, rồi áp dụng kỹ năng biên tập trong đoạn văn đó. Rõ ràng rằng, các em đã được rèn luyện kỹ năng viết của một nhà văn, một nhà phê bình ngay ở bậc tiểu học. Ngoài kỹ năng đọc, viết qua bài tập, các em còn được rèn luyện kỹ năng làm dự án như đã nêu trên. Hàng loạt kỹ năng được hình thành bắt đầu từ những công việc rất nhỏ ở trường tiểu học. Với triết lý khuyến khích học sinh phát huy mọi khả năng sẵn có, khám phá những khả năng còn tiềm ẩn, giáo viên không thể coi học sinh là những cái thùng rỗng để ních đầy kiến thức, rồi có thể mắng mỏ các em khi các em làm bài chưa đúng. Ở đây, giáo viên có trách nhiệm gợi mở thiên hướng của học sinh, tìm hiểu những điểm mạnh nhằm khích lệ và điểm yếu để khắc phục, đồng thời tìm các biện pháp thích hợp cho từng cá nhân. Vì thế, giáo viên không bao giờ phê phán học trò, trái lại, họ khen ngợi, động viên các em mỗi khi các em đạt được thành tích cho dù rất nhỏ.

4. SO SÁNH GIỮA NỘI DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC TIỂU HỌC CỦA MỸ VÀ VIỆT NAM :

Một phần của tài liệu giao duc tieu hoc nuoc Uc (Trang 32 - 35)