1 .Khái niệm; các dạng vi phạm hành chính điển hìn hở các xã
2. Sự cần thiết và vai trò của việc xử lý VPHC ở cấp xã
Mục đích của xử phạt vi phạm hành chính nói riêng, của xử lý vi phạm hành chính nói chung là ngăn chặn, phòng ngừa những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý nhà nước. Chính vì vậy, trong q trình thảo luận, thơng qua Luật xử lý vi phạm hành chính, nhiều đại biểu quốc hội đồng tình với việc nâng mức phạt tiền để bảo đảm tính răn đe trong xử phạt vi phạm hành chính (đặc biệt là trong việc sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng nhái…). Như vậy việc nâng mức tiền phạt hoặc việc quy định và áp dụng các hình thức xử lý khác không phải để tăng nguồn thu cho ngân sách (vì tiền phạt phải nộp vào kho bạc) hay để trừng phạt nặng cá nhân, tổ chức vi phạm mà để pháp luật trong quản lý nhà nước được tôn trọng và bảo vệ. Việc xử lý vi phạm hành chính là một loại cưỡng chế nhà nước. Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp thuyết phục, vận động thì các biện pháp cưỡng chế nhà nước có vai trị, ý nghĩa rất lớn trong việc bảo đảm kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm pháp chế. Có thể khẳng định: khơng có cưỡng chế, khơng có xử phạt vi phạm hành chính thì khơng có trật tự, quyền và lợi ích của nhà nước cũng như của mỗi cá nhân, tổ chức bị xâm phạm. Có thể minh chứng điều này qua một vài ví dụ cụ thể như sau: Theo báo cáo của Bộ Cơng thương trong Chương trình quốc gia phịng chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại giai đoạn 2012-2020 thì sản xuất và bn bán hàng giả thời gian qua đã gây nhiều thiệt hại cho nền kinh tế đất nước và quyền lợi của người tiêu dùng, ảnh hưởng đến uy tín của nhà sản xuất, đến thu hút đầu tư nước ngoài, tác động xấu đến môi trường….Trước đây, chủ yếu hàng nội giả hàng ngoại, hàng nội giả hàng nội sản xuất trong nước, thì nay xuất hiện hàng ngoại giả hàng ngoại, hàng ngoại giả hàng nội (sản xuất từ nước ngoài đưa vào thị trường Việt Nam). Địa bàn tiêu thụ hàng giả trước đây chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nay đã mở rộng ra các tỉnh, thành phố lớn do kỹ thuật làm giả ngày càng tinh xảo, điêu luyện.
Trước đây, sản xuất hàng giả thường do các đối tượng thiếu hiểu biết pháp luật, thành phần cá thể, sản xuất nhỏ lẻ, phân tán nay có cả các đối tượng am hiểu pháp luật, ở đủ mọi thành phần kinh tế, thậm chí có nơi thành làng nghề sản xuất, tụ điểm buôn bán. Đã xuất hiện các đường dây liên tỉnh, khép kín từ sản xuất, vận chuyển đến tiêu thụ, thậm chí có hiện tượng móc nối giữa
ngồi vào thị trường Việt Nam. Sản xuất, buôn bán hàng giả tập trung vào các mặt hàng được tiêu thụ mạnh trên thị trường, các loại hàng có thương hiệu nổi tiếng, nhiều nhất là hóa mỹ phẩm, đồ trang sức, đồ điện tử- điện lạnh, phụ tùng xe máy….Nhiều vụ sản xuất, bn bán hàng giả có quy mơ lớn, gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng.
Tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ càng ngày càng diễn biến phức tạp, gây thiệt hại cho nền kinh tế đất nước, ảnh hưởng xấu đến sự nỗ lực đầu tư sáng tạo của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh chân chính, đến quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và chính sách thu hút đầu tư nước ngồi. Vấn đề quyền sở hữu trí tuệ càng trở nên nóng bỏng khi nước ta chính thức gia nhập WTO với cam kết quốc tế về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ. Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ngày càng gia tăng, phổ biến ở cả lĩnh vực sở hữu công nghiệp và lĩnh vực quyền tác giả.