Nguyên tắc xử lý VPHC ở cấp xã

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại và tố cáo (ngành dịch vụ pháp lý) (Trang 46 - 47)

1 .Khái niệm; các dạng vi phạm hành chính điển hìn hở các xã

3. Nguyên tắc xử lý VPHC ở cấp xã

3.1. Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và

phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;

Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tích cực chủ động trong việc thanh tra, kiểm tra và thực thi công vụ để kịp thời phát hiện vi phạm hành chính. Khắc phục kịp thời hậu quả của nó gây ra nhằm đảm bảo lập lại trật tự pháp luật, phịng ngừa và chống vi phạm hành chính, giáo dục người dân trong xã hội có ý thức tôn trọng pháp luật, thực hiện các quy tắc sống cộng đồng.

3.2. Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, cơng khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;

Việc phát hiện hành vi vi phạm, địi hỏi các cơ quan có thẩm quyền phải tiến hành xử lý một cách nhanh chóng, chính xác và triệt để. Đảm bảo xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật.

3.3. Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng; hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;

Ngun tắc này địi hỏi người có thẩm quyền xử phạt trước khi ra quyết định xử phạt phải làm rõ, phân tích mức độ cũng như tính chất, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ đối với từng hành vi vi phạm hành chính cụ thể. Nếu vi phạm do nhiều người gây ra thì phải đánh giá chính xác mức độ lỗi của mỗi người

tham gia thực hiện vi phạm hành chính đó để từ đó có thể ra các biện pháp xử phạt hợp lý cho từng người. Và tất cả các tình tiết đó đều phải được ghi trong biên bản xử phạt.

3.4. Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.

Một hành vi bị coi là vi phạm hành chính khi hành vi đó đã được pháp luật hành chính quy định, nếu pháp luật chưa quy định thì khơng có vi phạm hành chính xảy ra và đương nhiên khơng thể bị xử phạt hành chính đối với hành vi đó được.

Nếu một hành vi vi phạm đã bị một người có thẩm quyền lập biên bản xử phạt hoặc ra quyết định xử phạt thì khơng được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với cùng một hành vi đó nữa. Đối với trường hợp một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm, thì người đó sẽ bị xử phạt về từng hành vi, sau đó tổng hợp lại thành hình phạt chung.

Trường hợp nhiều người cùng thực hiện một vi phạm hành chính thì mỗi người đều bị xử phạt. Vì vi phạm hành chính đó tổng hợp của tất cả các hành vi vi phạm của mỗi người.

3.5. Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thơng qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình khơng vi phạm hành chính;

Khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính, người có thẩm quyền cần phải làm rõ, chứng minh cho người vi phạm thấy được lỗi của mình, được quy định trong pháp luật. Người bị xử phạt có thể chứng minh mình khơng có lỗi thông qua người đại diện Đây là điều kiện cần thiết và đảm bảo đảm quyền lợi cho người bị xử lý hành chính.

3.6. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nguyên tắc này nhằm xử lý nghiêm minh, công bằng đối trong trường hợp vi phạm hành chính của một tổ chức. Mức phạt tiền tăng gấp đôi so với cá nhân là một điều phù hợp

Một phần của tài liệu Giáo trình nghiệp vụ giải quyết khiếu nại và tố cáo (ngành dịch vụ pháp lý) (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)