Đây là điểm cần lưu ý đối với việc vận động lập pháp, vì đạo luật này cũng rất quan trong đối với quyền tự do hiệp hội.

Một phần của tài liệu Các hiệp hội kinh tế (Trang 44 - 48)

VI. PHÁP LUẬT VỀ TỰ DO HIỆP HỘI CỦA VIỆT NAM

29 Đây là điểm cần lưu ý đối với việc vận động lập pháp, vì đạo luật này cũng rất quan trong đối với quyền tự do hiệp hội.

nhau. Luật năm 1957 không nêu ra định nghĩa về hội, mà chỉ xác định về mục đích và ý nghĩa của việc lập hội là

"phải có mục đích chính đáng, phù hợp với lợi ích của nhân dân, có tác dụng đồn kết nhân dân, để góp phần xây dựng chế độ dân chủ nhân dân của nước ta"(Điều 1). Hiện nay, Nghị định số 45/2010/NĐ-CP (thay thế cho Nghị định 88/2003) có vai trị nổi bật nhất trong việc thành lập và hoạt động của các hội. Nghị định số 45/2010/NĐ-CP có nội dung cơ bản giống như Dự thảo Luật về Hội mà Bộ Nội vụ đã đưa ra trong những năm trước đây. Nhìn chung, hệ thống luật pháp về quyền tự do hiệp hội mang nặng tính hành chính, coi trọng sự quản lý thuận tiện của nhà nước và coi nhẹ quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận, hợp đồng của người dân.

Trong thực tiễn hiện nay, do khuôn khổ pháp lý hạn hẹp, bảy (7) hình thức tổ chức xã hội dân sự (phi lợi nhuận) phổ biến nhất là:

- Hội

- Quỹ xã hội, quỹ từ thiện - Cơ sở bảo trợ xã hội

- Tổ chức Khoa học và cơng nghệ - Hội có tính chất đặc thù (28 hội)

- Các hội chính trị xã hội (thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam gồm: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nơng dân

Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam).

- Tổ chức phi chính phủ quốc tế.

Hội, theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, là tổ chức tự nguyện của công dân, tổ chức Việt Nam cùng ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đồn kết hội viên, hoạt động thường xun, khơng vụ lợi nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan. Tuy

nhiên, Nghị định 45 loại trừ: a) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nơng dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; b) Các tổ chức giáo hội.

Để cụ thể hóa Điều 33 Nghị định số 45/2010/NĐ-CP, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 68/2010/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 về việc quy định hội có tính chất đặc thù. Quyết định này nêu lên cơ sở xác định hội có tính chất đặc thù đối với 3 loại hội (Điều 1): 1) hội là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp; 2) hội là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế; 3) hội là tổ chức xã hội. Kèm theo Quyết định là danh sách 28 hội có tính chất đặc thù (gồm có Liên hiệp các hội

khoa học và kỹ thuật, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị, Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp, Hội Nhà văn, Hội Nhà báo, Hội Luật gia, Hội Chữ thập đỏ, Hội Sinh viên, Hội Người cao tuổi, Hội Khuyến học...).

Trong những năm vừa qua, nhiều nhóm, câu lạc bộ, mạng lưới, diễn đàn... đã được thành lập, quyền tự do hiệp hội được thực thi khá sôi động trong thực tiễn. Tuy nhiên, địa vị pháp lý của nhiều nhóm, hội thiếu rõ ràng hoặc gặp khó khăn khi thực thi các thủ tục theo luật định. Nhiều nhóm Hướng đạo đang dần khơi phục, thành lập mới, chủ yếu tại miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên, việc sinh hoạt (hội trại, tổ chức qua đêm...) của các nhóm này, cũng như việc tái lập Hội Hướng đạo Việt Nam cịn gặp khó khăn, dù đã có nhiều cá nhân và nhóm kiến nghị cho phép hội hoạt động trở lại. Đặc biệt, trong khoảng hơn 2 năm gần đây, một số hội công bố thành lập gồm Hội Phụ nữ nhân quyền (tháng 11/2013), Hội Cựu tù nhân lương tâm (tháng 2/2014), Văn đoàn độc lập (tháng 3/2014), Hội nhà báo độc lập (tháng 4/2014)... Những “hội” này không hoặc chưa thực hiện các thủ tục luật định về thành lập. Nói cách khác, những hội này thiếu cơ sở pháp lý rõ ràng hoặc “chưa được nhà nước thừa nhận”. Trong khi việc thành lập các hội đoàn là xu hướng tất yếu của phát triển xã hội, khuôn khổ pháp luật tiếp tục duy trì cứng nhắc như cũ

đang tạo ra nhiều vấn đề mâu thuẫn với nguyên tắc của nhà nước pháp quyền và dân chủ.

Nhiều tổ chức quốc tế đã đưa ra các khuyến nghị cho Việt Nam về việc cải thiện khuôn khổ pháp lý và thực tiễn về quyền tự do hiệp hội. Chẳng hạn, Ủy ban Nhân quyền LHQ đã quan tâm đến những trở ngại đối với việc đăng ký và hoạt động tự do của các tổ chức phi chính phủ bảo vệ quyền con người tại Việt Nam (đoạn 20, Kết luận giám sát ngày 26/7/2002, CCPR/CO/75/VNM).

Một phần của tài liệu Các hiệp hội kinh tế (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)