nội dung của quyền sở hữu được qui định trong Bộ luật Dân sự 2015 của Việt Nam đã không tách quyền hưởng hoa lợi ra thành một nhánh riêng mà vẫn theo truyền thống Sovietique Law quy định nội dung quyền sở hữu bao gồm: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, và quyền định đoạt, khác với hầu hết các nước trên thế giới. Thế nhưng, thiếu thận trọng, Bộ luật này đã khơng theo đó chỉnh sửa lại các quy định liên quan. Vì vậy có những mẫu thuẫn xảy ra ngay trong Bộ luật này. Bản thân ‘quyền sử dụng’ nằm trong nội dung của quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam đã bao gồm cả quyền sử dụng (usus) và cả quyền hưởng hoa lợi (fructus) rồi52. Vì vậy, dù một vấn đề có nội dung tương đương nhau như trên đã phân tích, nhưng Luật Đất đai 2013 thì gọi là ‘quyền sử dụng’, trong khi Bộ luật Dân sự 2015 thì có chỗ gọi là ‘quyền hưởng dụng’, nhưng có chỗ thì gọi là ‘quyền sử dụng’. Chẳng hạn: Điều 267, Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng khơng gian trên mặt đất, mặt nước và lịng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác.”, trong khi đó Điều 257, Bộ luật Dân sự 2015 lại quy định: “Quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định.” Đặc biệt lưu ý: theo quan niệm nội dung của ‘quyền sở hữu’ bao gồm quyền sử dụng, quyền hưởng hoa lợi, và quyền định đoạt, thì các quyền trên vật của người khác (kể từ thời La Mã Cổ đại) được chia thành hai loại lớn là: (i) thứ nhất, ‘dịch quyền thuộc vật’ (‘praedial servirtude’ hay còn gọi là ‘real servitude’) mà người Việt Nam thường gọi là ‘quyền địa dịch’ hay Bộ luật Dân sự 2015 gọi thiếu đúng đắn là ‘quyền đối với bất động sản liền kề’; và (ii) thứ hai, ‘dịch quyền thuộc người’ (personal servitude). ‘Dịch quyền thuộc người’ tới lượt nó lại được chia thành được năm tiểu loại nhỏ bao gồm: (1) quyền hưởng dụng (usufruct); (2) quyền sử dụng (usus); (3) quyền ngụ cư (habitatio); (4) quyền thuê dài hạn (emphyteusis); và (5) quyền bề mặt (superficies). Vì vậy, nếu theo quan niệm của truyền thống Sovietique Law mà nội dung quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và