Nước quả có thịt quả

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp (Trang 101 - 102)

Một số quả như chuối, xồi, mãng cầu, ổi... khó chế biến thành nước quả không thịt quả và cho sản phẩm có chất lượng kém về hương vị và giá trị dinh dưỡng; do đó người ta chế biến thành nước quả có thịt quả.

Qui trình chế biến nước quả có thịt quả thường tiến hành theo sơ đồ sau: Quả Lựa chọn - Rửa Kiểm tra Chần - Gọt rửa Chà Phối chế Đồng hoá

Nâng nhiệt, Bài khí Rót hộp - Ghép nắp

Thanh trùng Thành phẩm

Hình 7.1. Qui trình chế biến nước quả có thịt quả

Trong qui trình trên, nhiều q trình giống như trong qui trình chế biến nước quả khơng thịt quả. Do đó, ở phần này chỉ trình bày cách tiến hành một số quá trình riêng biệt

1. Chà: Trong nước quả có thịt quả (nectar) ngồi dịch bào cịn có mơ quả nghiền nhỏ. Vì vậy khi lấy dịch quả để chế biến nectar người ta dùng máy chà (hoặc

máy ép kiểu trục xoắn) mà không dùng máy ép thuỷ lực hay máy ép trục vít. Với loại quả hạch như mơ, mận, đào... người ta dùng máy chà kiểu roi thép, với các loại quả mềm như chuối, đu đủ, ổi... người ta dùng máy chà kiểu cánh đập.

2. Phối chế: Khi chế biến nectar, người ta thường pha thêm đường, acid thực phẩm và nước vào dịch quả để sản phẩm đạt được yêu cầu về hương vị, màu

sắc và độ đặc cần thiết.

Sản phẩm phải có hương thơm rõ rệt của nguyên liệu, vị ngọt chua thích hợp. Sản phẩm thường có độ khơ 15 - 20% và có độ acid tương đương với độ acid của nguyên liệu (0,2 - 0,5%)

Trong quá trình chế biến, tanin trong quả thường bị oxy hoá tạo thành flobafen có màu đen. Để tránh hiện tượng này, người ta thường pha thêm chất chống oxy hoá mà

thường dùng nhất là acid ascorbic (vitamin C). Vitamin C vừa có tác dụng ổn định màu

sắc, vừa tăng giá trị dinh dưỡng cho sản phẩm. Khi sử dụng vitamin C, người ta gọi là vitamin hoá sản phẩm.

Quả chứa ít vitamin C dễ bị biến màu hơn quả có nhiều vitamin C. Trong 100 ml nước quả nếu chứa khoảng 1 mg acid ascorbic thì nước quả đó có thể để ngồi khơng khí trong 30 phút mà khơng bị biến màu.

Lượng vitamin C cho vào khi phối chế cần đủ để ức chế các men xúc tác phản ứng biến màu và còn dư khoảng 100 mg/l nước quả. Nếu dư quá, sản phẩm có vị chua gắt và hắc.

Sản phẩm cần có độ đặc vừa phải, nếu lỗng q thì kém giá trị dinh dưỡng và

kém hương vị, nếu đặc quá cũng không hấp dẫn.

Để sản phẩm có độ đặc vừa phải, người ta thêm nước đường với tỉ lệ Purê

quả/nước đường =1/0,5 - 1/2 tuỳ loại nguyên liệu.

3. Đồng hố: để có độ đặc thích hợp, mịn và ít phân lớp, vón cục, người ta đồng

hoá sản phẩm bằng thiết bị đồng hoá kiểu phun có áp suất (với áp suất làm việc là 1,47 - 1,98.107 N/m2 tức 150 – 200 at) hoặc bằng thiết bị ly tâm.

Một phần của tài liệu Giáo trình công nghệ chế biến thực phẩm đóng hộp (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)