4. Phương pháp và hoạt động theo dõi – sử dụng khuyến nghị
4.12. Lồng ghép quan điểm giới vào các hoạt động theo dõi – sử
dõi – sử dụng khuyến nghị
Những câu hỏi sau có thể giúp lồng ghép giới khi tiến hành ưu
tiên hóa các hoạt động theo dõi –sử dụng khuyến nghị:
Các khuyến nghị được ưu tiên và các hoạt động theo dõi – thực hiện khuyến nghị có ảnh hưởng lên phụ nữ/nam giới không?
Quan điểm giới được đưa vào các can thiệp được ưu tiên cao như thế nào? Thông qua các hoạt động chuyên biệt giới hay/và qua lồng ghép giới?
Có nhữngngười có quyền nào chịu nhiều tầng phân biệt đối xửkhông? Liệu các hoạt động theo dõi –thực hiện
42
THEO DÕI VÀ SỬ DỤNG CÁC KHUYẾN NGHỊ NHÂN QUYỀN TỪ LIÊN HỢP QUỐC
khuyến nghị có giải quyết được tình thế của họ khơng? Các hoạt động dự kiến có nhằm trao quyền cho người có quyền, và chống lại phân biệt và bất bình đẳng giới khơng? Việc ưu tiên hóa các can thiệp có dựa trên tham vấn các đối tượng hưởng quyền đa dạng không?
Khi thực hiệncác hoạt động theo dõi –giám sát và thực hiện khuyến nghị:
Thu thập và báo cáo các thông tin được phân tách theo giới và các yếu tố đa dạng khác như độ tuổi, dân tộc, tình trạng khuyết tật, vị thế xã hội –kinh tế, vv..;
Khi khơng có thơng tin chuyên biệt giới, ghi nhận rõ lỗ hổng đó trong báo cáo;
Khi tổ chức sự kiện, đào tạo và xây dựng năng lực: đảm bảo cân bằng giới trong thành phần tham gia, trong giảng viên hoặc người hỗ trợ, và một môi trường nhạy cảm giới (địa điểm, khung thời gian), có nội dung và phương pháp nhạy cảm giới;
Tiến hành phân tích giới có hệ thống; Làm việc với các đối tác nhạy cảm giới;
Trong các hoạt động vận động chính sách và nâng cao nhận thức: đưa vào các thơng điệp về bình đẳng giới, sử dụng hình ảnh và ngơn ngữ nhạy cảm giới.