Nghị định số 78/2015/NĐCP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn phân tích tình huống học phần luật thương mại 1 (Trang 26 - 29)

ký doanh nghiệp.

c. Phần lập luận

Vì tên của Cơng ty cổ phần Thiên Phát được đặt theo đúng quy định của pháp luật, được Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Y cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ngày 10/2/2017) theo đúng quy định của pháp luật nên sẽ được pháp luật bảo hộ. Ngồi ra, tên “Cơng ty cổ phần Thiên Phát” cũng được xem là tên thương mại của Công ty cổ phần Thiên Phát và tên này đã được cơng ty sử dụng hợp pháp, có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh [Điều 76 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)] nên quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại này của Công ty cổ phần Thiên Phát cũng được pháp luật về sở hữu trí tuệ mặc nhiên bảo bộ [điểm b khoản 3 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)]. Do đó, mọi doanh nghiệp đều không được sử dụng tên thương mại đã được bảo hộ này để cấu thành tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp được sự chấp thuận của chủ sở hữu tên thương mại là Công ty cổ phần Thiên Phát (khoản 1 Điều 19 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).

27

Công ty cổ phần Thiên Phát có thể áp dụng các biện pháp sau để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình:

- Tiến hành thương lượng với Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phát để yêu cầu công ty này tiến hành đổi tên doanh nghiệp (khoản 5 Điều 17 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp).

- Có quyền đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh X yêu cầu Công ty trách nhiệm hữu hạn Thiên Phát phải thay đổi tên doanh nghiệp cho phù hợp. Đồng thời, Công ty cổ phần Thiên Phát phải có nghĩa vụ cung cấp cho Phịng Đăng ký kinh doanh các tài liệu cần thiết theo quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP ngày 14/9/2015 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp) để Phòng Đăng ký kinh doanh tiến hành các bước xử lý được quy định tại khoản 5 và khoản 6 Điều 19 Nghị định 78/2015/NĐ-CP.

Tình huống 3: Chi nhánh của doanh nghiệp

Theo đơn khởi kiện và các bản tự khai, nguyên đơn trình bày: chủ doanh nghiệp tư nhân X và giám đốc chi nhánh Y của Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ XY ký hợp đồng số 05/HĐKT mua bán vật liệu xây dựng gồm các mặt hàng: cát, sạn, xi măng, sắt thép… Hiện chi nhánh Y còn nợ Doanh nghiệp tư nhân X số tiền là 94.912.000 đồng. Doanh nghiệp tư nhân X đã nhiều lần yêu cầu chi nhánh Y thanh toán số tiền trên nhưng chi nhánh Y vẫn không trả. Chủ doanh nghiệp tư nhân X quyết định khởi kiện Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ XY ra tòa án12.

Câu hỏi:

1. Giám đốc chi nhánh Y có thẩm quyền nhân danh Cơng ty cổ phần xây dựng và dịch vụ XY để trực tiếp ký kết hợp đồng với chủ doanh nghiệp tư nhân X trong tình huống nêu trên khơng? Vì sao?

12 Trích bản án số 04/2014/KDTM-PT, ngày 17/3/2014 về tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa do Tịa án nhân dân thành phố Huế giải quyết. hàng hóa do Tịa án nhân dân thành phố Huế giải quyết.

28

2. Trong trường hợp giám đốc chi nhánh Y không được ủy quyền ký kết hợp đồng thì hướng giải quyết vấn đề này như thế nào?

Hướng dẫn phân tích tình huống

Với câu hỏi 1: Giám đốc chi nhánh Y có thẩm quyền nhân danh Cơng

ty cổ phần xây dựng và dịch vụ XY để trực tiếp ký kết hợp đồng mua bán với chủ doanh nghiệp tư nhân X trong tình huống nêu trên khơng? Vì sao?

a. Vấn đề pháp lý cần làm rõ

- Mối quan hệ giữa chi nhánh Y với Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ XY là như thế nào?

- Người nào có thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp tư nhân X?

b. Cơ sở pháp lý

Luật Doanh nghiệp 2014.

c. Phần lập luận

Theo Điều 45 LDN 2014 thì chi nhánh Y là đơn vị phụ thuộc của Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ XY. Hoạt động của chi nhánh phải phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh.

Theo quy định pháp luật, người có thẩm quyền ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa với doanh nghiệp tư nhân X là người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền. Căn cứ Điều 134 LDN 2014, người có thẩm quyền đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần XY để giao kết hợp đồng là chủ tịch HĐQT hoặc GĐ/TGĐ trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định khác.

d. Kết luận

Do vậy, giám đốc chi nhánh Y khơng có thẩm quyền đại diện theo pháp luật để giao kết hợp đồng thay cho Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ XY trừ trường hợp được người đại diện theo pháp luật của Công ty cổ phần xây dựng và dịch vụ XY ủy quyền.

29

Với câu hỏi 2: Trong trường hợp giám đốc chi nhánh Y không được ủy

quyền ký kết hợp đồng thì hướng giải quyết vấn đề này như thế nào?

a. Vấn đề pháp lý cần làm rõ

Hậu quả của việc ký kết hợp đồng do người khơng có quyền đại diện xác lập, thực hiện như thế nào?

b. Cơ sở pháp lý

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn phân tích tình huống học phần luật thương mại 1 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)