- Thông tư số 20/2015/TTBKHĐT ngày 1/12/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
4. Phần người học tự nghiên cứu tình huống
Tình huống 1: Tranh chấp giữa doanh nghiệp tư nhân với chi nhánh doanh nghiệp
Vào ngày 01/10/2017, Doanh nghiệp tư nhân H và chi nhánh Công ty cổ phần VN tại thành phố Huế (gọi tắt là chi nhánh VN tại Huế) trực thuộc Công ty cổ phần VN Đà Nẵng ký hợp đồng kinh tế số 05/HĐKT mua bán vật liệu xây dựng gồm các mặt hàng: cát, sạn, xi măng, sắt thép… để xây dựng các cơng trình ABC. Hiện chi nhánh VN tại Huế còn nợ Doanh nghiệp tư nhân H số tiền là 150.004.000 đồng. Doanh nghiệp tư nhân H đã nhiều lần yêu cầu chi nhánh VN tại Huế thanh tốn số tiền trên. Ơng Q, giám đốc Chi nhánh đã hứa thanh toán nhưng đến nay vẫn khơng thanh tốn. Để đảm bảo quyền lợi của Doanh nghiệp tư nhân H, căn cứ vào các biên bản đối chiếu công nợ giữa Doanh nghiệp tư nhân H và Chi nhánh VN tại Huế, Doanh nghiệp tư nhân H yêu cầu Cơng ty cổ phần VN Đà Nẵng thanh tốn số tiền còn nợ là 150.004.000 đồng cho Doanh nghiệp tư nhân H.
Phía bị đơn Cơng ty cổ phần VN Đà Nẵng do ông T đại diện theo ủy quyền trình bày: Cơng ty cổ phần VN Đà Nẵng không ký hợp đồng với Doanh nghiệp tư nhân H nên khơng có trách nhiệm trong hợp đồng mua bán mà Doanh nghiệp tư nhân H đã khởi kiện. Đồng thời, Chi nhánh VN tại Huế
47
được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, theo Quy chế tổ chức và hoạt động của Công ty cổ phần VN Đà Nẵng và theo đúng Quy chế tổ chức và hoạt động Chi nhánh tại Huế. Chi nhánh VN tại Huế không phải là pháp nhân, phải thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của giám đốc Công ty cổ phần VN Đà Nẵng. Vì vậy, Cơng ty cổ phần VN Đà Nẵng không chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ dân sự do Chi nhánh VN tại Huế thực hiện không nhân danh pháp nhân.
Câu hỏi:
1. Xác định nguyên đơn và bị đơn trong tranh chấp.
2. Xác định chủ thể và thẩm quyền giao kết hợp đồng trong tranh chấp trên.
3. Hướng giải quyết tranh chấp này như thế nào?
Tình huống 2: Cho thuê doanh nghiệp tư nhân
Doanh nghiệp tư nhân Cát Tường do ông Nguyễn Văn Thanh thành lập trong lĩnh vực nhà hàng ăn uống vào năm 2017. Ngày 09/3/2018, ông Thanh cho ơng Thịnh th tồn bộ doanh nghiệp, thời hạn thuê là ba năm tính từ thời điểm kí hợp đồng, tiền thuê được trả theo năm. Tháng 12/2018, một thực khách sử dụng dịch vụ tại doanh nghiệp tư nhân Cát Tường do ông Thịnh đang trực tiếp điều hành bị ngộ độc thức ăn và có yêu cầu doanh nghiệp bồi thường thiệt hại.
Câu hỏi:
1. Chủ thể nào chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra với khách hàng trên? Giải thích và nêu cơ sở pháp lý.
2. Giả sử thực khách trên muốn khởi kiện để yêu cầu bồi thương thiệt hại, xác định bị đơn trong trường hợp trên?
Tình huống 315: Xác định trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân
15 Nguyễn Viết Tý, Nguyễn Thị Dung (cb, 2017), Giáo trình Luật thương mại Việt Nam, tập 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.92. tập 1, Nxb Tư pháp, Hà Nội, tr.92.
48
Năm 2010, An kết hơn với Bình. Năm 2015, An thành lập DNTN An Bình. Tại thời điểm thành lập DNTN An Bình, An đã dùng 500 triệu đồng (là tài sản riêng của Bình trước hơn nhân) để đầu tư vốn cho doanh nghiệp.
Câu hỏi:
Xác định trách nhiệm tài sản của An trong trường hợp DNTN An Bình bị phá sản.
49
CHƯƠNG 3
PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY 1. Mục tiêu 1. Mục tiêu
1.1. Về kiến thức
Hiểu được các đặc điểm pháp lý của các loại hình cơng ty.
Nắm được quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của các thành viên/cổ đông.
Hiểu được cơ cấu tổ chức quản lý của các loại hình cơng ty tại Việt Nam.
Nhận diện được người đại diện theo pháp luật của các loại hình cơng ty.
1.2. Về kỹ năng
Rèn luyện kỹ năng phân tích viết và trình bày;
Rèn luyện kỹ năng tự đọc tài liệu, văn bản pháp luật để giải quyết một số vấn đề pháp lý.
Tư vấn và giải quyết được những tranh chấp thực tiễn liên quan đến việc thành lập và hoạt động của các loại hình cơng ty.
2. Tóm tắt lý thuyết
2.1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
2.1.1. Các trường hợp xác lập, chấm dứt tư cách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
2.1.1.1. Các trường hợp xác lập tư cách thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
Luật Doanh nhiệp năm 2014 không nêu rõ cách thức để trở thành thành viên công ty, tuy nhiên qua các quy định liên quan đến phần vốn góp, có thể xác định các trường hợp xác lập tư cách thành viên công ty gồm:
Một là, góp vốn thành lập cơng ty TNHH hai thành viên trở lên
Về nguyên tắc, mọi tổ chức, cá nhân không thuộc các trường hợp cấm thành lập và quản lí doanh nghiệp (khoản 1 Điều 18 LDN 2014) đều có quyền
50
góp vốn thành lập cơng ty TNHH hai thành viên trở lên. Các thành viên tham gia thành lập công ty bằng việc thực hiện các thủ tục đăng kí thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, tư cách thành viên công ty được xác lập kể từ thời điểm công ty được cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp.
Hai là, góp vốn vào công ty khi công ty tăng vốn điều lệ bằng cách kết nạp thêm thành viên mới.
Việc tiếp nhận thành viên mới nhằm tăng vốn điều lệ ty là một trong những phương thức hiệu quả để công ty TNHH hai thành viên trở lên huy động vốn và được quy định trong LDN 201416. Khi công ty tăng vốn điều lệ bằng cách kết nạp thành viên mới, vốn điều lệ của công ty cũng như số lượng thành viên sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng lên, điều này dẫn đến tỉ lệ vốn góp của các thành viên hiện hữu sẽ giảm xuống.
Ba là, nhận chuyển nhượng phần vốn góp của thành viên cơng ty
Một tổ chức hoặc cá nhân có thể trở thành thành viên của cơng ty bằng cách nhận chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần vốn góp của thành viên công ty TNHH hai thành viên. Một điều cần lưu ý là thành viên chuyển nhượng vẫn có các quyền và nghĩa vụ đối với công ty tương ứng với phần vốn góp có liên quan cho đến khi thơng tin về người mua được ghi đầy đủ vào sổ đăng kí thành viên của cơng ty17. Điều đó có nghĩa là, một khi những thông tin của thành viên mới18 được ghi nhận trong sổ đăng kí thành viên thì tư cách thành viên công ty của họ mới được xác lập, và từ đó các quyền và nghĩa vụ thành viên cơng ty của họ mới hình thành.
Bốn là, được thừa kế phần vốn góp của thành viên là cá nhân đã chết