Phần người học tự nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn phân tích tình huống học phần luật thương mại 1 (Trang 126 - 129)

- Ai là người giám hộ đương nhiên của E?

4. Phần người học tự nghiên cứu

Tình huống 1: Tranh chấp nội bộ hợp tác xã

Hợp tác xã Tân Thuận thành lập vào ngày 10 tháng 3 năm 2015 gồm 30 thành viên. Theo điều lệ hợp tác xã, ông Mai Đức Văn là chủ tịch HĐQT và là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã. Trong quá trình hoạt động, các thành viên hợp tác xã phát hiện ơng Văn có sử dụng tài sản của hợp tác xã để trục lợi cá nhân và nhiều lần u cầu ơng Văn giải trình về các hành vi này nhưng ơng Văn phớt lờ không thực hiện. Ngày 11/7/2016, ông Giang Minh Đạt đại diện cho 8 thành viên hợp tác xã Tân Thuận gửi thư triệu tập họp đại hội thành viên bất thường về việc bãi nhiệm tư cách chủ tịch HĐQT của ông Văn và thay đổi người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã. Tại cuộc họp đại hội thành viên bất thường lần thứ nhất vào ngày 19/7/2016, 7/9 thành viên giam dự họp (ông Văn vắng mặt phản đối cuộc họp) đã biểu quyết tán thành việc bãi nhiệm chức danh chủ tịch HĐQT của ông Văn, đại hội cũng thống nhất bầu ông Đạt là chủ tịch HĐQT mới thay thế ông Văn (7/9 phiếu tán thành). Ông Đạt đồng thời cũng được chọn là người đại diện pháp luật mới của hợp tác xã. Sau cuộc họp, ông Đạt nhiều lần yêu cầu cầu ông Văn trao trả con dấu và yêu cầu ông Văn bồi thường thiệt hại cho hợp tác xã, ông Văn không đồng ý, đe dọa khởi kiện ơng Đạt và nhóm thành viên do ơng Đạt đại diện.

127 Câu hỏi: Câu hỏi:

1. Cuộc họp đại hội thành viên bất thường vào ngày 11/7/2016 có hợp lệ khơng khơng? Vì sao?

2. Anh/Chị hãy tư vấn cho các thành viên hợp tác xã để bảo vệ quyền lợi của mình trước hành vi trục lợi của ơng Văn.

Tình huống 2: Tranh chấp về quyền thành viên hợp tác xã

Bà A đứng tên chủ sở hữu xe buýt đang hoạt động tại HTX Vận tải 19/5. Hàng tháng, bà A vẫn nhận được đầy đủ tiền trợ giá xe buýt từ HTX Vận tải 19/5. Từ tháng 6/2014 bà A xảy ra mâu thuẫn nghiêm trọng với chồng là ơng B. Ơng B đã làm đơn xin ngăn chặn tài chính và địi chia tiền trợ giá của bà A và Chủ tịch HĐQT đã giải quyết cho ông ấy nhận một phần tiền trợ giá. Bà A đã khiếu nại lên HTX rằng ông B không là thành viên của HTX cũng không đồng sở hữu chiếc xe buýt với bà A và thắc mắc quyết định chia một phần tiền trợ giá xe bus của bà A cho ông B. Chủ tịch HĐQT cho rằng vì ơng B và bà A là vợ chồng nên giải quyết như vậy.

Câu hỏi:

1. Việc ông B yêu cầu được chia một phần tiền trợ giá và được Chủ tịch HĐQT HTX chấp nhận có phù hợp với quy định của pháp luật khơng? Vì sao?

2. Quyền lợi của bà A trong trường hợp trên được xử lí như thế nào?

Tình huống 3: Tranh chấp về khai trừ thành viên hợp tác xã

Hợp tác xã Đồng Kỵ sản xuất đồ mỹ nghệ, có 67 thành viên, vốn điều lệ 120 triệu đồng. Ngày 10-8-2014, đại hội thành viên họp với sự có mặt của 55 thành viên đại diện cho 55 triệu đồng vốn điều lệ thảo luận về việc khai trừ thành viên Trúc ra khỏi Hợp tác xã, vì ơng này có hành vi truyền bí quyết làng nghề cho một xưởng mộc ở Hà Nội, vi phạm điều lệ HTX. 25 thành viên tham dự cuộc họp đại diện cho 38 triệu đồng vốn biểu quyết khai trừ ông Trúc.

Câu hỏi:

128

2. Giả sử, có 10 thành viên khác không tham dự cuộc họp cũng gửi giấy bày tỏ sự đồng ý khai trừ ơng Trúc thì giải quyết tình huống này như thế nào?

129

Chương 5

PHÁP LUẬT VỀ PHÁ SẢN 1. Mục tiêu 1. Mục tiêu

1.1. Về kiến thức

Hiểu được khái niệm, đặc điểm và bản chất của hoạt động phá sản. Nắm được trình tự thủ tục phá sản.

1.2. Về kỹ năng

Hình thành và phát triển năng lực thu thập thông tin, kỹ năng tổng hợp, kỹ năng phân tích, bình luận, kỹ năng phát hiện vấn đề, kỹ năng đặt câu hỏi.

Thành thạo một số kỹ năng tìm, tra cứu và sử dụng các quy định của pháp luật để giải quyết các tình huống nảy sinh trong thực tiễn kinh doanh.

2. Tóm tắt lý thuyết

2.1. Căn cứ để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản

Việc xác định căn cứ để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là vấn đề có ý nghĩa quan trọng để giải quyết các khoản nợ đến hạn. Nhận thức được điều đó, Luật phá sản 2014 đã quy định các chủ thể có quyền và nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán35. Theo đó, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán tức là doanh nghiệp, hợp tác xã khơng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán36. Việc nộp đơn có thể trực tiếp tại tịa án hoặc thông qua đường bưu điện.

Như vậy, căn cứ để nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, HTX là: (i) Doanh nghiệp, hợp tác xã có các khoản nợ đến hạn; (ii) Hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh tốn mà khơng thực hiện nghĩa vụ. Khi nhận thấy đủ các căn cứ này, chủ thể có quyền, có nghĩa vụ37 có

Một phần của tài liệu Tài liệu học tập hướng dẫn phân tích tình huống học phần luật thương mại 1 (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)