Vai trò, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của tủ sách pháp luật Vai trò

Một phần của tài liệu Bài giảng phổ biến giáo dục pháp luật (ngành dịch vụ pháp lý) (Trang 29 - 30)

I. PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT QUA TỔ CHỨC CÁC HÌNH THỨC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT

1. Vai trò, nhiệm vụ và đối tượng phục vụ của tủ sách pháp luật Vai trò

1.1. Vai trò

- Xây dựng tủ sách pháp luật ở cơ sở giúp người đọc có điều kiện tập hợp, tìm hiểu, tra cứu và vận dụng các quy định của pháp luật vào thực tế một cách đầy đủ, có hệ thống, chính xác và thống nhất. Mặt khác, sách pháp luật cịn góp phần nâng cao dân trí pháp lý trong từng cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đặc biệt đối với cán bộ, công chức ở cơ sở, sách pháp luật là công cụ, phương tiện giúp họ tiếp cận, tìm hiểu, vận dụng đúng chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào việc điều hành, giải quyết các công việc hàng ngày ở địa phương.

- Việc xây dựng tủ sách pháp luật cơ sở góp phần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật rộng rãi trong cán bộ, nhân dân, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp hành pháp luật, giám sát thực thi pháp luật và chủ trương, chính sách, chế độ của Nhà nước.

1.2. Nhiệm vụ

Tủ sách pháp luật ở cơ sở có nhiệm vụ:

- Là nơi tập hợp, lưu giữ, phổ biến và quản lý tài liệu, sách, báo pháp luật;

- Là nơi để cán bộ, nhân dân tiếp cận, tìm hiểu các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước;

- Là nơi cung cấp nguồn tài liệu, giúp cán bộ chính quyền cơ sở vận dụng đúng pháp luật để giải quyết công việc ở địa phương, giúp nhân dân có cơng cụ pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

- Là hình thức sinh hoạt văn hóa, giải trí lành mạnh, góp phần xây dựng và nâng cao ý thức pháp luật trong nhân dân, xây dựng nếp sống văn minh.

1.3. Đối tượng

- Đối với tủ sách pháp luật ở các cơ quan, tổ chức: đối tượng phục vụ là cán bộ quản lý, công chức, cán bộ các tổ chức chính trị - xã hội (Cơng đồn, Đồn thanh niên, Ban nữ cơng...) và những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức khác.

- Đối với tủ sách pháp luật ở doanh nghiệp: đốitượng phục vụ là cán bộ, công chức, người sử dụng lao động, người lao động, cán bộ của các tổ chức chính trị xã hội (cơng đồn..).

- Đối với tủ sách pháp luật trong các trường học : đối tượng sử dụng là cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, sinh viên.

- Đối với tủ sách pháp luật ở địa bàn khu dân cư (xã, phường, thị trấn) đối tượng phục vụ là:

+ Cán bộ chính quyền địa phương, cán bộ, cơng chức cấp xã, các tổ chức chính trị xã hội (Mặt trận Tổ quốc, Hội liên hiệp phụ nữ, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội nơng dân);

+ Đồn thể quần chúng (Tổ hoà giải, Ban thanh tra nhân dân..); + Nhân dân địa phương.

Căn cứ vào đối tượng phục vụ của tủ sách, có thể chia các tủ sách pháp luật thành hai loại:

- Tủ sách pháp luật có đối tượng phục vụ rộng: là tủ sách ở địa bàn khu dân cư phục vụ cho nhiều loại đối tượng khác nhau. Ví dụ: tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn.

- Tủ sách có đối tượng phục vụ hẹp: là tủ sách phục vụ cho một hoặc một nhóm đối tượng thuộc cơ quan, tổ chức nào đó. Ví dụ: tủ sách pháp luật của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, trường học... Ngoài những đối tượng phục vụ thường xuyên, tủ sách pháp luật cơ sở cịn có thể phục vụ các đối tượng khác khi có nhu cầu.

2. Xây dựng, quản lý và khai thác tủ sách pháp luật1.1. Xây dựng tủ sách pháp luật

Một phần của tài liệu Bài giảng phổ biến giáo dục pháp luật (ngành dịch vụ pháp lý) (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)