1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của Thanhtra Bộ
1.3.1. Bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và cả
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và thể hiện địa vị tối cao của Hiến pháp, pháp luật trong đời sống xã hội. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có đặc trưng các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp là thống nhất và có sự phân cơng, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Thanh tra bộ nói riêng và thanh tra nhà nước nói chung là nhánh cơ quan trực thuộc cơ quan quản lý hành chính nhà nước (Chính phủ, UBND các cấp). Bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ, cụ thể:
Một là, tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ là một trong số những thiết
chếnhà nước giữ vai trò bảo đảm Nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam. Thanh tra bộ nói riêng và cơ quan thanh tra nhà nước nói chung là hệ thống cơ quan được Chính phủ giao nhiệm vụ tiến hành thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị. Tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ càng được hoàn thiện, đạt hiệu lực, hiệu
28
quả chắc chắn sẽ góp phần xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt nam, bảo đảm vị trí tối thượng của pháp luật trong quản lý xã hội. Ngược lại, nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa nếu tồn tại những bất cập, hạn chế về quy định pháp lý, cơ chế phối hợp của thanh tra bộ thì tất yếu gây cản trở hiệu lực, hiệu quả trong tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ.
Hai là, bối cảnh xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam cũng đòi hỏi tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ cần tuân thủđúng, đủ quy định của pháp luật. Thực tế thì, mặc dù Nhà nước là chủ thể duy nhất có thẩm quyền ban hành pháp luật, bắt buộc các chủ thể khác trong xã hội phải thực hiện. Song chính cơ quan nhà nước, trong đó có tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ cũng phải dựa trên cơ sở pháp lý, tránh tình trạng “lạm quyền, muốn làm gì thì làm” của bộ máy cơng quyền.
Ba là, hiệu lực, hiệu quả tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ góp phần
thiết lập kỷcương, trật tự hoạt động của ngành, lĩnh vực trong xã hội. “Thanh tra bộlà cơ quan của bộ, giúp Bộtrưởng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước theo ngành, lĩnh vực của bộ; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật” [28]. Pháp luật hiện trao cho thanh tra bộ rất nhiều thẩm quyền, thông qua việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ hoạt động thanh tra góp phần thiết lập kỷ cương, phép nước. Thiết lập, gìn giữ kỉ cương phép nước cũng chính là một trong số những yếu tố hoàn thiện việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa Việt Nam hiện nay.
Bên cạnh bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền thì cơng cuộc cải cách hành chính ở Việt Nam cũng có những ảnh hưởng đến tổ chức và hoạt động của thanh tra bộ. Chiến lược tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai
29
đoạn 2011 – 2020 của Chính phủ (Khoản 3, Điều 3, Nghị quyết 30C/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủban hành chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2011 – 2020) trong đó xác định cải cách bộ máy hành chính nhà nước là một trong số những nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện. Trong khi đó, thanh tra bộ là bộ phận của bộ máy hành chính nhà nước. Như vậy, đặt trong bối cảnh cải cách tổng thể bộmáy hành chính nhà nước thì tổ chức của thanh tra bộ buộc bảo đảm sự tinh gọn, ít đầu mối, phân công, phân cấp rõ ràng. Bộ máy thanh tra cấp bộ tinh gọn, hoạt động hiệu quả, hiệu quả thì tiên quyết góp phần vào thành cơng chung của chiến lược cải cách hành chính do Chính phủđề ra.