Đổi mới hoạt động Thanhtra Bộ Nội vụ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của thanh tra Bộ Nội vụ (Trang 86 - 90)

2.2.4 .Về quản lý cán bộ, công chức

3.2. Giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động thanhtra của Thanhtra Bộ

3.2.4 Đổi mới hoạt động Thanhtra Bộ Nội vụ

3.2.4.1. Đối vi công tác thanh tra

Tiến hành thanh tra công tác quản lý nhà nước và việc chấp hành chính sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, theo các nội dung thanh tra tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật. Hoạt động thanh tra, kiểm tra hướng vào việc phát hiện, chấn chỉnh kịp thời các sai phạm; kiến nghị sửa đổi những sơ hở, bất cập trong công tác quản lý và cơ chế, chính sách; thúc đẩy nâng cao hiệu lực hiệu quả của cơng tác cải cách hành chính, phịng chống tham nhũng thực hành tiết kiệm chống lãng phí và làm tốt công tác sau thanh tra.

Đẩy mạnh thanh tra chuyên ngành trên phạm vi cả nước; đưa ra những quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ

78

quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ phụ trách trên các lĩnh vực mà dư luận quan tâm.

Thanh tra trách nhiệm đối việc thực hiện chính sách, pháp luật của cơ quan nhà nước đối với các đơn vị trực thuộc Bộ, trong đó đặc biệt chú ý đến các đơn vị, địa phương để xảy ra các vấn đề về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tốcáo … gây bức xúc trong dư luận.

Đẩy mạnh thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về giải quyết kiếu nại, tố cáo của các đơn vị thuộc Bộ, xử lý dứt điểm các vụ việc còn nổi cộm trọng thời gian qua.

Tập trung triển khai công tác thanh tra công vụ, trước mắt tập trung vào những đơn vị có chức năng tham mưu cho Bộ về cơng tác quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước, những đơn vị có cán bộ cơng chức thuộc danh mục định kỳ phải chuyển đổi và có đơn thư phản ánh về tiêu cực, tham nhũng. Đối với các trường hợp có đơn thư phản ánh, tố cáo về tham nhũng, tiêu cực tại các đơn vị công tác cần phải xem xét để xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của nhà nước.

Thực hiện triệt để các kết luận thanh tra, tăng cường công tác giám sát thực hiện quyết định xử lý sau thanh tra.

Trong các hoạt động cụ thể:

Thanh tra chuyên đề: Hàng năm cần lựa chọn một số nội dung trọng tâm để thực hiện thanh tra thí điểm và tiến hành đánh giá, rút kinh nghiệm để nghiên cứu, đề xuất tổ chức thanh tra chuyên đề, diện rộng trong năm tiếp theo.

Thanh tra trách nhiệm: Để tiếp tục hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại các địa phương, hàng năm Thanh tra Bộ cần chủ trì, phối hợp với các đơn vị trực thuộc sẽ triển khai thanh tra toàn diện công tác quản lý nhà nước và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về công tác cán bộ, địa giới hành,… chính của Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

79

Thanh tra hành chính: Tập trung vào thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụđược giao, việc thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí và dự án đầu tư xây dựng cơ bản tại các đơn vị trực thuộc Bộ.

Giám sát và hậu kiểm: Tăng cường thực hiện với mục tiêu kiểm tra, giám sát việc thực hiện các kết luận thanh tra, kiểm tra đã được thực hiện từ các năm trước. Trên cơ sở đó sẽ kịp thời phát hiện, xử lý các đối tượng thanh tra chưa thực hiện nghiêm túc các kết luận thanh tra đã được ban hành. Đồng thời, thường xuyên tổ chức giám sát quá trình hoạt động của các Đồn thanh tra trong q trình thực hiện tại các địa phương, đơn vị nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với các tổ chức, cá nhân có vi phạm và thanh tra trách nhiệm việc chấp hành pháp luật về công tác cán bộ, địa giới hành chính.

3.2.4.2 Đối với cơng tác tiếp cơng dân giải quyết khiếu nại, tố cáo

- Tăng cường tiếp, đối thoại với công dân, chủ động theo dõi, nắm chắc tình hình KNTC ngay từ khi phát sinh tại cơ sở, nâng cao chất lượng giải quyết KNTC, tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật, các quyết định xử lý tốcáo,…

- Thực hiện việc tiếp công dân, đối thoại trực tiếp với công dân và xử lý, giải quyết các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Thực hiện tiếp cơng dân định kỳ, bố trí phịng tiếp dân, cơng chức có phẩm chất, kỹ năng dân vận và tinh thần phục vụ làm công tác tiếp công dân. Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài, Bộ Nội vụ, Thanh tra Bộ phải thường xuyên ban hành các văn bản đôn đốc, chỉ đạo; tập trung kiện toàn, nâng cao hiệu quả hoạt động

80

của Thanh tra bộ, chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài; ban hành Kế hoạch kiểm tra, chỉđạo giải quyết các vụ việc đã xảy ra.

Tăng cường kỷ cương hành chính, kỷ luật cơng vụ trong nội bộ Bộ Nội vụ về công tác quản lý giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nghiên cứu quy định cụ thể hơn về chế độ quản lý cán bộ của Thanh tra bộ và cơ chế xử lý kiên quyết đối với những trường hợp cố tình vi phạm pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tốcáo. Đồng thời, động viên khuyến khích, khen thưởng kịp thời đối với những cơ quan, cá nhân thực hiện tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; nhân rộng những cách làm hay, sáng tạo để áp dụng chung.

Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý giải quyết khiếu nại, tố cáo phù hợp với chủtrương cải cách hành chính.

- Tăng cường cơng tác phối hợp trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Thực tế cho thấy, để giải quyết dứt điểm, thấu tình, đạt lý một số vụ khiếu nại, tố cáo phức tạp, kéo dài trong thời gian qua ln cần phải có sự phối hợp giải quyết của nhiều đơn vị, đoàn thể. Trong thời gian tới, vấn đề tăng cường sự phối hợp giữa các đợn vị trong quá trình giải quyết khiếu nại là một giải pháp quan trọng và rất cần thiết. Trong mối quan hệ phối hợp ấy, các đơn vị phải giữ vai trò chủđộng.

3.2.4.3. Đối với cơng tác phịng chống tham nhũng

Xác định rõ phòng chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu mà Thanh tra Bộ cần thực hiện nhất là trong bối cảnh đổi mới tổ chức và hoạt động của nền hành chính tiếp tục là nội dung lớn mà các bộ, ban ngành đang hướng đến.

Đưa nội dung phòng chống tham nhũng vào chương trình hoạt động định kỳvà đột xuất của Thanh tra Bộ Nội vụ, kết hợp chặt chẽ giữa xử lý khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng. Phòng chống tham nhũng trong lĩnh vực tổ chức cán bộ, tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức viên chức phải được

81

thực hiện thường xuyên, quyết liệt và bám sát với hoạt động chung của toàn ngành nội vụ.

Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục, tuyên truyền kiến thức pháp luật về phòng chống tham nhũng:

- Đối với các cơ quan, tổ chức trực thuộc ngành dọc nội vụ, Thanh tra Bộ Nội vụ cần có sự tham mưu cho lãnh đạo bộ một giải pháp tổng thể về giáo dục, tuyên truyền kiến thức pháp luật về phòng chống tham nhũng, tổ chức các phong trào, cuộc thi trong ngành về phòng chống tham nhũng.

- Đối với các cơ quan, ban ngành và địa phương trên cả nước, Thanh tra Bộ cần có chương trình kế hoạch để phối hợp thực hiện cơng tác tuyên truyền giáo dục

Đẩy mạnh bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị của công chức Thanh tra Bộ:

- Muốn thực hiện tốt cơng tác phịng chống tham nhũng cần chống tham nhũng trong chính cơ quan phịng chống tham nhũng, đó là tư tưởng xuyên suốt cần quán triệt trong tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ Nội vụ

- Mỗi công chức, thanh tra viên phải là tấm gương về đạo đức công vụ, về sự liêm khiết, trong sạch với tinh thần tự phòng chống, tự rèn luyện.

3.2.5. Tăng cường s phi hp cht ch gia các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị thuc b Ni v vi hoạt động ca thanh tra B Ni v

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Tổ chức và hoạt động của thanh tra Bộ Nội vụ (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)