Câu 1.(2.0 điểm) Từ nội dung của đoạn trích ở phần đọc hiểu, anh chị hãy viết một đoạn văn
(khoảng
*Dẫn: “Nếu bạn mong muốn điều kỳ diệu xảy đến với mình, trước hết bản thân bạn hãy là
một điều kỳ diệu.“
- Phil McGraw -
*Những điều kì diệu trong cuộc sống sẽ:
- tác động đến nhận thức, giúp con người thêm yêu đời,
-có những ứng xử và hành động tích cực để cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nhưng cũng thật lạ, xã hội bây giờ điều kiện tốt hơn rất nhiều so với trước đây song số lượng người mắc bệnh trầm cảm và tự kỷ lại tăng lên rất lớn. Thay vì việc hy sinh tất cả để có quyền được sống, được tự do như trước kia thì khơng ít người đã, đang chìm đắm vào bi quan thái quá và tìm đến cái chết với nhiều hình thức. Phải chăng, đó là mặt trái của nền kinh tế thị trường khi con người ta chỉ lao đầu vào công việc mà quên dừng lại để dành một chút thời gian cảm nhận và tận hưởng những vẻ đẹp kì diệu từ cuộc sống. Nghệ sĩ áp lực vì cơng việc, thanh niên vì người yêu từ chối, học sinh vì bị không đạt được kết quả như mong ước hay con cái vì bị ba mẹ mắng chửi mà quyết định tự kết thúc cuộc đời mình…
Giờ phút họ quyết định làm những việc như vậy, có lẽ họ đã quên mất rằng ở nhà vẫn có người chờ mong họ cùng ăn cơm và nghe họ kể về một ngày đầy trải nghiệm, vẫn có người vì một lời động viên của họ mà đang cố gắng thay đổi bản thân tốt lên, vẫn có một bờ vai sẵn sàng làm chỗ dựa khi họ mệt mỏi… Bên cạnh đó, cũng lại có những người đặt niềm tin vào cuộc sống một cách ngây thơ như truyện cổ tích.
Cantauzene nói rằng: “Hãy can đảm mà sống vì ai cũng phải chết một lần. Đừng đi qua
thời gian mà không để lại dấu vết. Chúng ta hãy cố gắng để chỉ chết một lần thôi”. Được
sinh ra trên cuộc đời này đã là một điều kỳ diệu, vì thế đừng sống đơn giản chỉ là tồn tại. Hãy sống để cảm nhận sự đẹp đẽ và kỳ diệu của cuộc đời để “khỏi thấy xót xa, tiếc nuối cho những ngày sống hồi, sống phí”.
-------------------------------------------------------------- ĐỀ 16: Những biểu hiện của lịng cao thượng và tha thứ.
I Đọc hiểu (3.0 điểm) Đọc đoạn trích sau
Khi bị những người mình tin tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng, ai cũng cảm thấy tổn thương, thậm chí dằn vặt rằng mình đã làm gì để xứng đáng nhận được điều đó. Thế nhưng bạn cần ngưng suy nghĩ như vậy đi, càng không nên căm ghét, mắng chửi đối phương mà hãy cố gắng bỏ qua. Dù có tiếp tục trở lại làm bạn hay khơng thì cũng hãy tha thứ cho họ, tha thứ không phải để tỏ ra cao thượng mà tha thứ để hạnh phúc, an yên hơn, việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lịng của bạn mà thơi.
Cuộc sống khơng hề phẳng lặng như dịng sông, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để “đâm bị thóc, chọc bị gạo” khi bạn gặp khó khăn hay sa cơ lỡ vận, khiến
bạn buồn, bạn khóc, bạn tổn thương, với mục đích là khiến bạn gục ngã khơng thể gượng dậy. Đó lại chính là lúc bạn phải mạnh mẽ hơn bao giờ hết để kẻ xấu có muốn chế nhạo, hả hê cũng không được. Nếu họ khiến bạn tổn thương một, hãy cố gắng tìm kiếm niềm vui cho bản thân gấp mười lần vì chỉ có cuộc sống tràn đầy niềm vui, tiếng cười của bạn mới là cơng cụ trả thù ngọt ngào mà chí mạng nhất đối với những kẻ thù.
(Theo Vanhay.edu.vn)
Thực hiện các yêu cầu sau:
CÂU HỎI TRẢ LỜICâu 1.Theo tác giả vì sao ta nên tha Câu 1.Theo tác giả vì sao ta nên tha
thứ Khi bị những người mình tin
tưởng, thân thiết trở mặt sau lưng?
- Tha thứ không phải để tỏ ra cao thượng mà tha thứ để hạnh phúc, an yên hơn, việc oán hận đối phương chỉ càng đào sâu vào vết thương lịng của bạn mà thơi
Câu 2. Anh(chị) hiểu như thế nào về
thành ngữ “đâm bị thóc, chọc bị gạo” được nêu trong văn bản
Khích bác, xúi bẩy người này xích mích với người kia để gây bất hồ. Tạo ra những bất lợi, khó khăn cho bạn.
Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng:
“Việc oán hận đối phương chỉ càng
đào sâu vào vết thương lịng của bạn mà thơi.”
Tác giả cho rằng: “Việc oán hận đối phương chỉ
càng đào sâu vào vết thương lịng của bạn mà thơi.”
Vì:
– Nếu bạn ốn hận người khác sẽ làm mất đi mối quan hệ.
– Nó làm ảnh hưởng đời sống tinh thần của bạn.
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với ý
kiến Cuộc sống không hề phẳng
lặng như dịng sơng, những kẻ không ưa bạn sẽ trực chờ lúc bạn sơ hở để “đâm bị thóc, chọc bị gạo”khơng? Vì sao?
– Quan điểm: đồng tình hoặc khơng đồng tình – Giải thích: phù hợp với quan điểm
– Hình thức: đoạn văn hồn chỉnh
Phần II. LÀM VĂN: (7,0 điểm)
Câu 1(2,0 điểm): Từ nội dung đoạn trích phần đọc hiểu, anh (chị) hãy viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của mình về những biểu hiện của lịng cao thượng và tha thứ.
* Xác định và dẫn dắt vào đúng vấn đề nghị luận: những biểu hiện của lòng cao thượng
và tha thứ.
* Triển khai vấn đề nghị luận:
-Dẫn: "Người cao thượng là người không bao giờ làm một điều gì để hạ thấp người khác"->
– Khơng ốn hận, căm ghét, mắng chửi người làm cho mình bị tổn thương –Biết tha thứ, bao dung, bày tỏ sự cao thượng
– Tìm kiếm những giải pháp tích cực để vượt qua tổn thương - Tìm cơ hội để giải thích, làm rõ mâu thuẫn tránh hiểu lầm
- Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln thay vì trừng phạt những kẻ bại trận(Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát biểu: “Chúng tơi khơng có ác tâm với bất kì ai, hãy để chúng tơi nỗ lực làm trọn cơng việc của mình để hàn gắn đất nước”
+ Phan Thị Kim Phúc( “em bé napalm” trong bức ảnh gây chấn động thế giới về chiến
tranh Việt Nam, đã phải chịu những vết thương đau đớn cả về thể xác và tinh thần. Khi trưởng thành, cô đã tha thứ cho những người ở bên kia chiến tuyến, những kẻ đã trực tiếp gây ra nỗi đau cho cơ. Kim Phúc đã nói: “Sự tha thứ giải thốt tơi khỏi lòng thù hận. Vẫn
còn nhiều vết sẹo trên thân thể tôi, và sự đau đớn vẫn kéo dài trong nhiều ngày, nhưng tâm tôi nay đã được an lành”.
ĐỀ 17: Trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay với việc bảo vệ Tổ quốc. I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Nhiều lúc mình khơng ngờ nổi rằng mình đã đến đây. Khơng ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá, và cũng đột ngột quá.
Thế là thế nào? Cách đây ít lâu mình cịn là sinh viên. Bây giờ thì xa vời lắm rồi những ngày cắp sách lên giảng đường, nghe thầy Đường, thầy Đạo… Khơng biết bao giờ mình sẽ trở lại những ngày như thế. Hay chẳng cịn bao giờ nữa! Có thể lắm. Mình đã lớn rồi. Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Chỉ cịm cõi vì trang sách, gầy xác đi vì mộng mị hão huyền.
28 ngày trong qn ngũ, mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành qn, có dịp xem lại lịng mình, sốt lại lịng mình.Mình bắt đầu sống có trách nhiệm từ đâu, từ lúc nào? Có lẽ từ 9.3.71 tháng 3 của hoa nhãn ban trưa, của hoa sấu, hoa bằng lăng nước.
…Trên mũ là ngôi sao. Ta lặng ngắm ngôi sao, như hồi nào ta chỉ cho bạn: Kia là ngôi sao Hôm yêu dấu… Nhưng khác hơn một chút. Bây giờ, ta đọc trong ngôi sao ấy, ánh lửa cầu vồng của trận công đồn, màu đỏ của lửa, của máu…
Ta như thấy trong màu kì diệu ấy có cả hồng cầu của trái tim ta.
(Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc)
CÂU HỎI TRẢ LỜICâu 1. Xác định phong cách Câu 1. Xác định phong cách
ngôn ngữ được sử dụng trong đoạn trích trên.
Phong cách ngơn ngữ sinh hoạt.
Câu 2. Nhìn những ngơi sao trên
mũ, tác giả đọc được những gì? Ý nghĩa của những hình ảnh đó?
- Nhìn ngơi sao trên mũ, tác giả thấy: + Ánh lửa cầu vồng.
+ Màu đỏ của lửa, của máu. + Hồng cầu của trái tim.
– Ý nghĩa: Biểu thị cho ngọn lửa đấu tranh, sức mạnh quật cường; nhiệt huyết tuổi trẻ và tinh thần sẵn sàng hi sinh cho Tổ quốc; lí tưởng cao đẹp, khát vọng cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân.
Câu 3. Tại sao tác giả viết: “Học
bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu”?
- Tác giả viết: Học bao lâu, mà đã làm được gì đâu, đã sống được gì đâu? Vì:
+ Việc học chỉ có ý nghĩa khi nó được áp dụng vào cuộc sống.
+ Sự sống không phải chỉ biết cho cá nhân mình. + Khi Tổ quốc lên tiếng gọi tuổi trẻ sẵn sàng xếp bút nghiên lên đường vì Tổ quốc…
Câu 4. Thơng điệp nào của đoạn
trích trên có ý nghĩa nhất với anh/chị? (0,75 điểm)
- Học sinh có thể rút thơng điệp khác nhau nhưng phải hợp lý, thuyết phục.
VD: Thơng điệp của đoạn trích: Tuổi trẻ phải biết sống, biết cống hiến, biết hi sinh cho Tổ quốc…
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)Câu 1 (2,0 điểm)