Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại VCB Ba Đình

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình ppt (Trang 64 - 94)

VCB Ba Đình chủ yếu cung cấp các dịch vụ cho vay tiêu dùng nhằm phục vụ nhu cầu mua, sửa chữa, nâng cấp nhà cửa, mua ô tô và các nhu cầu khác. Cơ cấu cho vay tiêu dùng tại VCB Ba Đình trong thời gian qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích tại VCB Ba Đình

Đơn vị tính: tỷ đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng dư nợ 14,42 100 38,47 100 45,64 100

Cho vay ô tô 1,53 10,61 1,95 5,07 2,66 5,83

Cho vay BĐS 3,47 24,07 16,18 42,06 16,85 36,92

Cho vay khác 9,42 65,32 20,34 52,87 26,13 57,25

Tại VCB Ba Đình, dư nợ cho vay BĐS luôn chiếm tỷ lệ cao tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Năm 2005, dư nợ cho vay BĐS là 3,47 tỷ đồng, chiếm 24,07%; cho vay ô tô đạt 1,53 tỷ đồng, chiếm 10,61%; cho vay khác là 9,42 tỷ đồng, chiếm 65,32% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng

Năm 2006, cơ cấu cho vay tiêu dùng có sự thay đổi về tỷ trọng trong đó dư nợ cho vay BĐS là 16,18 tỷ đồng, chiếm 42,06%, dư nợ cho vay ô tô là 1,95 tỷ đồng, chiếm 5,07%; cho vay khác là 20,34 tỷ đồng, chiếm 52,87%.

Sang năm 2007, tỷ trọng cho vay BĐS có giảm, dư nợ cho vay BĐS là 16,85 tỷ đồng, chiếm 36,92%; cho vay ô tô tăng lên đạt 2,66 tỷ, chiếm 5,83%; cho vay khác tăng, đạt 26,13 tỷ đồng, chiếm 57,25%.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích

tại VCB Ba Đình Năm 2006 5% 42% 53%

Cho vay ô tô Cho vay BĐS Cho vay khác

Năm 2007

6%

37% 57%

Cho vay ô tô Cho vay BĐS Cho vay khác

Nhìn vào biểu đồ ta thấy cơ cấu cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh chưa đồng đều, cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng khá lớn, cho vay mua ô tô chiếm khoảng 5-10% tổng dư nợ và các loại hình cho vay tiêu dùng khác vẫn chiếm tỷ trọng lớn (trên 50% tổng dư nợ), cụ thể:

Cho vay sửa chữa, mua nhà cửa và cho vay mua đất xây nhà ở chiếm tỷ trọng cao vì nhu cầu nhà ở cũng như đất ở của người dân là rất lớn và mỗi khoản vay

để mua nhà và đất có giá trị lớn. Doanh số cho vay sửa chữa, mua nhà ở năm 2005 là 3,47 tỷ đồng chiếm 51,74% tổng doanh số cho vay tiêu dùng, năm 2006 tăng mạnh lên mức 16,18 tỷ đồng. Sang năm 2007 tốc độ tăng trưởng của loại hình cho vay này có chững lại, doanh số cho vay chỉ đạt 16,85 tỷ đồng. Trong những năm gần đây, có thể thấy nhu cầu mua và sửa chữa nhà cửa, mua đất xây nhà của người tiêu dùng vẫn đang tăng cao. Chính vì vậy, cho vay BĐS luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại.

Cho vay để mua sắm phương tiện đi lại cũng đang phát triển mạnh trong thời gian gần qua. Doanh số cho vay năm 2006 là 1,95 tỷ đồng, chiếm 5,07% trong tổng doanh số cho vay tiêu dùng, và tăng rất nhiều so với 2005 là khoảng 127,45%. Dư nợ cho vay mua ô tô tăng lên trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng đang là xu hướng chung. Loại hình kinh doanh này tuy khá mới mẻ nhưng đầy hấp dẫn. Nhu cầu mua ô tô trả góp đang trở thành một “cơn sốt” mới trong một bộ phận khách hàng, nhất là ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Những người muốn mua ô tô trả góp thường là những người có công việc ổn định, thu nhập cao và có khả năng trả nợ cao. Mặt khác, số tiền tối đa mà ngân hàng có thể cho vay mua ô tô khá lớn, có thể lên tới 50- 60% giá trị xe, vì vậy tiền lãi mà khách hàng sẽ phải trả hàng tháng cho ngân hàng là đáng kể. Vì lợi nhuận hấp dẫn mà nhiều ngân hàng đang mở rộng loại hình cho vay tiêu dùng mua ô tô.

Có thể thấy cơ cấu cho vay dùng theo mục đích của VCB Ba Đình có sự chênh lệch khá lớn giữa các sản phẩm đang được cung ứng cho khách hàng. Điều này là do các sản phẩm cho vay nhằm phục vụ nhu cầu về nhà ở, về ô tô luôn là những sản phẩm được khách hàng rất ưa chuộng, đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của họ. Hơn nữa, đối tượng khách hàng của cho vay tiêu dùng là những

người có thu nhập khá hoặc cao, nên những nhu cầu tiêu dùng khác như du lịch, mua sắm đồ dùng gia đình… thì tự bản thân họ cũng có thể trang trải được, vì thế nhu cầu đối với các sản phẩm cho vay đáp ứng những nhu cầu nói trên không hấp dẫn với họ. Bên cạnh đó, công tác tiếp thị để giới thiệu sản phẩm cho vay tiêu dùng đến những khách hàng có nhu cầu vay chi tiêu cho giáo dục, y tế, du lịch… chưa được VCB Ba Đình quan tâm nhiều. Thậm chí ngay cả các đối tượng là các cán bộ công nhân viên thì ngân hàng chưa vươn tới.

2.3.1.3. Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại VCB Ba Đình

Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng chủ yếu là từ lãi của các khoản cho vay tiêu dùng. Thu lãi là bộ phận chủ yếu trong thu nhập của ngân hàng, là kết quả tài chính mà ngân hàng quan tâm nhất. Đối với VCB Ba Đình, cho vay tiêu dùng là hoạt động chủ yếu, chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng do lãi suất cho vay tiêu dùng bao giờ cũng cao hơn lãi suất cho vay khác, bên cạnh đó nhu cầu vay tiêu dùng ngày càng cao. Thu lãi hoạt động cho vay tiêu dùng đóng góp đáng kể vào thu nhập của VCB Ba Đình, thể hiện sự thành công của ngân hàng trong lĩnh vực kinh doanh này.

Doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng tại VCB Ba Đình có mức độ tăng trưởng ổn định và cao hơn hẳn doanh thu từ hoạt động tín dụng khác. Điều này là do, doanh thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng chỉ tính trên các khoản thu phát sinh từ hoạt động cho vay tiêu dùng. Còn doanh thu từ hoạt động tín dụng được tính trên nhiều hoạt động khác như cho vay thương mại, cho vay chiết khấu, bảo lãnh… các hoạt động này chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố nên mức biến động doanh thu phức tạp. Từ đó cho thấy, cho vay tiêu dùng có vị trí quan trọng thu nhập của ngân hàng.

2.3.1.4. Chi phí và rủi ro của hoạt động cho vay tiêu dùng tại VCB Ba Đình Đình

Hoạt động cho vay tiêu dùng được xác định với lãi suất cao song chi phí mỗi khoản vay là không nhỏ và độ rủi ro cao hơn so với các khoản cho vay thương mại. Khi rủi ro phát sinh sẽ làm tăng chi phí, gây mất an toàn cho hoạt động của ngân hàng. Ý thức được điều này nên VCB Ba Đình luôn đặt việc đảm bảo chất lượng của các khoản vay lên hàng đầu. VCB Ba Đình đã thực hiện quy chế cấp tín dụng thông qua quyết định tập thể của ban lãnh đạo, vì vậy đã hạn chế rủi ro tín dụng ở mức thấp nhất.

Việc cho vay đối với khách hàng của VCB Ba Đình luôn đảm bảo an toàn và chính xác. Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân được VCB Ba Đình ban hành. Trên cơ sở đó, các cán bộ tín dụng thực hiện đúng theo quy định của VCB Ba Đình cũng như của NHNN đề ra. Các khoản cho vay tiêu dùng đều được đảm bảo bằng tài sản của người vay hoặc được bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba. Điều này bảo đảm khả năng thu hồi vốn cho Ngân hàng. Các nhân viên tín dụng trước khi trực tiếp xét duyệt, thực hiện các khoản cho vay đều được ngân hàng đào tạo kỹ lưỡng về mặt nghiệp vụ… các bước đi, các phương pháp thẩm định đều nắm rõ nên các giao dịch đạt độ chính xác cao, hầu như không có sai xót gì lớn gây ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng.

2.3.1.5. Thuận lợi và khó khăn đối với hoạt động cho vay tiêu dùng tại VCB Ba Đình VCB Ba Đình

Thuận lợi: Hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình trong những năm gần đây phát triển khá mạnh, đem lại nguồn thu nhập cao cho ngân hàng. Đạt được kết quả đó một phần là do những điều kiện thuận lợi về môi trường kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng, đời sống dân cư ngày

càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng của dân cư và tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng tăng cao. Ngoài ra, còn phải kể đến sự lãnh đạo sáng suốt của Ban lãnh đạo Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình trong việc định hướng phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh nói chung và định hướng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng tạo điều kiện và tiền đề cho sự phát triển của hoạt động này. Hơn nữa, đội ngũ nhân viên của chi nhánh trẻ trung, năng động, nhiệt tình và có kinh nghiệm trong hoạt động cho vay tiêu dùng. Đây là điều kiện thuận lợi để cho việc tiếp tục mở rộng và phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình.

Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi có được trong việc phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng, chi nhánh cũng gặp nhiều khó khăn và tiền ẩn những rủi ro nhất định như:

- Các món vay tiêu dùng thường có giá trị không lớn trong khi số lượng các món vay phát sinh nhiều đòi hỏi chi nhánh phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng đủ lớn.

- Thủ tục thế chấp tài sản còn nhiều bất cập.

- Ngân hàng khó khăn trong việc kiểm soát nguồn thu nhập của khách hàng. - Chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng, mức lãi suất huy động cao nên lãi suất cho vay có xu hướng tăng.

- Nhận thức của khách hàng vay cá nhân còn hạn chế…

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, hoạt động cho vay tiêu dùng của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình cũng còn có những hạn chế. Cụ thể như:

Thứ nhất, mức cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn thấp, mỗi khoản cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo. Số tiền này còn nhỏ so với nhu cầu vay cả giá trị tài sản của khách hàng, do đó đã bỏ qua cơ hội cho vay đối với nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có khả năng trả nợ cao trong tương lai và nhu cầu vốn lớn ở hiện tại.

Thứ hai, các loại hình sản phẩm cho vay tiêu dùng mà chi nhánh cung ứng còn đơn điệu, mới chỉ phát triển mạnh ở các sản phẩm truyền thống như mua nhà, mua ô tô. Các sản phẩm khác như cho vay hỗ trợ du học, cho vay giải quyết việc làm cho thanh niên… chưa được chú trọng phát triển, doanh số cho vay còn rất thấp. Các loại hình sản phẩm này đã được nhiều ngân hàng triển khai và đạt hiệu quả cao nên trong thời gian tới, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình cần xem xét phát triển mạnh các dịch vụ này.

Thứ ba, cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng còn chưa phong phú đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Tỷ trọng các sản phẩm cho vay tiêu dùng còn chênh lệch khá lớn, cho vay bất động sản thường chiếm khoảng 25- 45% trong khi cho vay mua ô tô chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, các loại hình cho vay khác cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ.

Thứ tư, dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn còn thấp. Dư nợ cho vay tiêu dùng bình quân năm chỉ đạt khoảng 35- 40 tỷ đồng, thấp hơn so với các chi nhánh ngân hàng khác trên cùng địa bàn khoảng 3- 5 tỷ đồng.

Thứ năm, tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng trong tổng dư nợ tín dụng còn ở mức thấp. Tỷ trọng này trong năm 2006 và 2007 đã tăng lên 28- 32%, tuy nhiên nếu so với tỷ trọng cho vay tiêu dùng ở các nước phát triển thường chiếm từ 40- 50% trong tổng dư nợ thì con số này còn quá nhỏ.

Thứ sáu, chất lượng tín dụng của các khoản vay tiêu dùng vẫn thấp. Tuy các khoản nợ vay luôn được thống kê định kỳ số tiền còn phải trả theo kỳ hạn trả và các cán bộ tín dụng cũng đã tiến hành đốc thúc, nhắc nhở khách hàng một cách thường xuyên để các khoản nợ được thanh toán kịp thời. Song tỉ lệ nợ quá hạn cho vay tiêu dùng vẫn ở mức cao là 0,5%; nếu so sánh với các chi nhánh khác như ở chi nhánh Thành Công do thẩm định thận trọng nên tỉ lệ nợ quá hạn chỉ ở mức dưới 0,3% và dư nợ quá hạn chỉ phát sinh đối với hình thức cho vay CBCNV không có bảo đảm bằng tài sản. Thực tế này có cả nguyên nhân chủ quan và khách quan song phải khẳng định khả năng thẩm định của cán bộ tín dụng còn nhiều hạn chế.

2.3.2.2. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ phía ngân hàng - Chính sách cho vay của ngân hàng còn hạn chế:

+ Tỷ trọng cho vay/ giá trị tài sản đảm bảo chưa linh hoạt: theo chính sách cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình thì khách hàng được vay tối đa 70% giá trị của tài sản đảm bảo (phần lớn là giá trị nhà đất) giá trị này do cán bộ tín dụng thuộc phòng quan hệ khách hàng định giá (và thường thấp hơn so với giá trị thị trường). Song do thẩm định chưa tốt, không nắm chắc được khả năng trả nợ của khách hàng nên ngân hàng thường chỉ cho vay ở mức 45%-55% giá trị tài sản đảm bảo, không thỏa mãn được tối đa nhu cầu của khách hàng.

+ Tài sản đảm bảo là nhà đất được quyền thế chấp thì phải được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở: Vì thế nhiều khách hàng có đủ năng lực pháp luật, đủ khả năng tài chính để trả nợ nhưng không được vay vốn vì không đủ điều kiện về tài sản đảm bảo (chưa được cấp quyền sở

hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở) hạn chế số lượng khách hàng được vay vốn ngân hàng.

- Chưa có bộ phận hỗ trợ tín dụng: là bộ phận pháp lý chứng từ, chuyên môn hóa về mặt pháp lí nhằm đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hồ sơ thì ở Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình chưa có được sự hỗ trợ này, mọi công việc từ khi tiếp nhận hồ sơ tới khi thu nợ đều do cán bộ tín dụng thuộc phòng quan hệ khách hàng đảm nhiệm.

- Hoạt động marketing chưa thực sự phát huy hiệu quả: hiện tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình chưa có bộ phận marketing và phát triển sản phẩm mới hoạt động độc lập nên hạn chế trong việc tuyên truyền, quảng bá hình ảnh ngân hàng và sản phẩm mới tới khách hàng, hoạt động marketing của bộ phận nào thì bộ phận đó tự đảm nhiệm. Hoạt động marketing của bộ phận tín dụng do các cán bộ thuộc phòng quan hệ khách hàng đảm nhiệm, nhưng mới chỉ thực hiện chủ yếu thông qua quảng cáo trên phương tiện thông tin đại chúng hay phát tờ rơi, tờ bướm tới khách hàng. Cách thức marketing như thế này chưa thực sự hiệu quả vì nó mới chỉ dừng lại ở việc đưa ra những đặc điểm về sản phẩm cho vay, điều kiện và thủ tục vay chứ chưa thực sự giúp khách hàng nhận biết được lợi ích của sản phẩm cho vay tiêu dùng nên chưa thu hút được nhiều khách hàng tới ngân hàng.

- Đội ngũ nhân viên tín dụng còn trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm: Các cán

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình ppt (Trang 64 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)