Quy trình cho vay du học

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình ppt (Trang 60 - 62)

Sản phẩm cho vay dụ học là việc Ngân hàng Ngoại thương cho các khách hàng vay tiền để tài trợ các chi phí du học nước ngoài. Việc cho vay du học phải tuân thủ các quy định trong Hướng dẫn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về Quy chế cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo quyết định 407/QĐ- NHNT.HĐQT ngày 29/03/2002 và các quy định khác của pháp luật hiện hành. Đối tượng áp dụng: Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình cho vay du học với các khách hàng vay là cha, mẹ, anh chị em ruột, người đỡ đầu hoặc làm giám hộ hợp pháp của lưu học sinh.

Điều kiện vay vốn của khách hàng:

- Thanh toán trước ít nhất 30% chi phí du học (áp dụng nếu khách hàng sử dụng bất động sản làm tài sản bảo đảm).

- Có khả năng trả nợ.

- Thực hiện bảo đảm tiền vay theo quy định của Ngân hàng Ngoại thương. Lãi suất cho vay: chi nhánh thỏa thuận với khách hàng áp dụng lãi suất cho vay theo mức lãi suất áp dụng cho vay tiêu dùng thông thường (gồm lãi suất trong hạn và lãi suất phạt quá hạn).

Mức cho vay:

- Nếu tài sản bảo đảm là bất động sản: tối đa 70% chi phí du học.

- Nếu tài sản bảo đảm là các tài sản có khả năng phát mại cao (như sổ tiết kiệm…): 100% chi phí du học.

Hồ sơ đề nghị vay vốn:

- Hồ sơ pháp lý: chứng minh thư, sổ hộ khẩu có công chứng - Hồ sơ vay vốn:

+ Đơn xin vay kèm theo phương án trả nợ (theo mẫu biểu của Ngân hàng Ngoại thương áp dụng đối với cho vay cá nhân)

+ Các giấy tờ liên quan đến việc chứng minh nguồn gốc thu nhập và khả năng trả nợ.

+ Giấy mời hoặc tiếp nhận vào học của cơ quan giáo dục nước ngoài + Các giấy tờ khác (nếu có)

- Hồ sơ bảo đảm tiền vay: các giấy tờ về tài sản bảo đảm

Tài sản bảo đảm: Chi nhánh chủ động cho vay có bảo đảm tài sản. Tài sản bảo đảm bao gồm: Bất động sản (có sổ đỏ) hoặc các tài sản có khả năng thanh khoản. Việc thế chấp cầm cố thực hiện theo quy định hiện hành của Ngân hàng Ngoại thương.

- Nhận và kiểm tra bộ hồ sơ đề nghị vay: cán bộ trực tiếp cho vay nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng gồm hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn, hồ sơ bảo đảm tiền vay và các hồ sơ khác có liên quan.

- Thẩm định hồ sơ đề nghị vay vốn: cán bộ trực tiếp cho vay tiến hành thẩm định trên cơ sở hồ sơ khách hàng cung cấp hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan làm dịch vụ du học tại Việt Nam để tìm hiểu thông tin về việc du học của khách hàng. Nội dung thẩm định gồm:

+ Đánh giá tính hợp lệ của hồ sơ đề nghị vay vốn, sự phù hợp về nội dung và hình thức giữa các hồ sơ do khách cung cấp đối chiếu với các quy định hiện hành có liên quan.

+ Thẩm định năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự của khách hàng vay vốn.

Một phần của tài liệu Đề tài: Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình ppt (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)