Công tác quản lý và kinh doanh vốn, kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh thực hiện theo đúng quy định của NHNN thành phố Hà Nội và NHNT Việt Nam. Doanh số mua bán ngoại tệ tại chi nhánh năm 2005 đạt 19,36 triệu USD, trong đó doanh số mua là 11,33 triệu USD (chiếm 58,52%) và doanh số bán là 8,03 triệu USD. Năm 2006, doanh số mua bán ngoại tệ đã tăng 23,4% so với năm 2005 và đạt 21,95 triệu USD, doanh số mua đạt 10,96 triệu USD và doanh số bán đạt 12,93 triệu USD. Và trong 6 tháng đầu năm 2007 chi nhánh đã đạt được 25,59 triệu USD. Việc mua bán ngoại tệ của chi nhánh được thực hiện đúng theo quy chế quản lý ngoại hối của nhà nước và áp dụng đúng tỷ giá thông báo của NHNT Ba Đình. Chi nhánh đã tự cân đối được nguồn ngoại tệ hỗ trợ tốt cho công tác thanh toán xuất nhập khẩu và công tác tín dụng.
2.1.3.5. Công tác kế toán và dịch vụ ngân hàng
Nhờ thương hiệu và uy tín của Vietcombank cùng với việc áp dụng công nghệ và các dịch vụ ngân hàng hiện đại, khách hàng tại chi nhánh Ba Đình được hưởng đầy đủ các tiện ích một cách nhanh chóng, an toàn, chính xác với thái độ phục vụ tận tình, chu đáo. Công tác kế toán và dịch vụ ngân hàng luôn được Ban giám đốc chi nhánh quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi cho trong việc khuyếch trương, phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Do vậy khách hàng đến giao dịch ngày càng nhiều, kết quả cụ thể như sau:
- Số lượng các đơn vị, tổ chức mở tài khoản giao dịch tại chi nhánh trong năm 2005 đạt 138 tài khoản, năm 2006 đạt 157 tài khoản, nâng tổng số tài khoản của các tổ chức mở tại chi nhánh đến 31/12/2006 lên 347 tài khoản, tăng 85,56% so với cùng kỳ năm 2005. Riêng 6 tháng đầu năm 2007, số tài khoản mở tại chi nhánh tăng lên đáng kể, đạt 1601 tài khoản, nâng tổng số tài khoản cá nhân mở tại chi nhánh lên 8182 tài khoản, tăng 129,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Chi trả kiều hối: doanh số chi trả kiều hối trong năm 2005 đạt 1.910.222 USD, năm 2006 đạt 3,7 triệu USD, nâng tổng số chi trả kiều hối tại chi nhánh tính đến 31/12/2006 đạt 5,6 triệu USD. Doanh số này tính riêng 6 tháng đầu năm 2007 đạt 2,3 triệu USD bằng 105% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Phát hành và thanh toán thẻ: Trong năm 2005 chi nhánh đã phát hành được 133 thẻ tín dụng, tăng 492% so với cùng kỳ năm 2004 và 2.882 thẻ ATM, tăng 352% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2006, chi nhánh đã phát hành thêm được 260 thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ quốc tế, 3.399 thẻ ATM, nâng tổng số thẻ mà chi nhánh đã phát hành lên 420 thẻ tín dùng và 7.099 thẻ ATM. 6 tháng đầu năm 2007, chi nhánh đã phát hành thêm được 82 thẻ tín dụng và 1.680 thẻ ATM, đồng thời phát triển được 08 đơn vị chấp nhận thẻ với doanh số thanh toán 6 tháng đầu năm 2007 đạt 4 tỷ đồng. Ngoài việc phát hành thẻ cho đối tượng khách hàng cá nhân, chi nhánh tập trung phát triển mảng dịch vụ này đối với các doanh nghiệp thông qua dịch vụ trả lương tự động, cung cấp nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ ngân hàng tới khách hàng.
2.1.3.6. Công tác quản lý ngân quỹ
Hoạt động ngân quỹ của Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình trong năm qua có nhiều chuyển biến cả về chiều rộng và chiều sâu, vừa phục vụ tốt nhu cầu chi tiêu tiền mặt của khách hàng, đồng thời luôn tuân thủ nghiêm ngặt
quy trình nghiệp vụ kho quỹ, công tác kho quỹ được bảo đảm an toàn tuyệt đối, hạn chế tối đa rủi ro. Công tác kho quỹ luôn đạt kết quả tốt, cụ thể như sau:
Bảng 2.3: Số liệu hoạt động ngân quỹ năm 2005 - 2007
Đơn vị: tỷ đồng và triệu đô la Mỹ
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Chỉ tiêu Số tiền % so với năm 2004 Số tiền % so với năm 2005 Số tiền % so với năm 2006 1. Đồng Việt Nam 2.878 1.589% 2.255 78% 4.291 190,3% - Tổng thu 1.219 1.354% 1.079 88% 2.134 197,8% - Tổng chi 1.659 1.823% 1.176 70% 2.157 183,4%
2. Ngoại tệ quy USD 67,4 623% 60,5 89% 64,6 106,8%
- Tổng thu 33,4 596% 28,3 85% 29,4 103,9%
- Tổng chi 34 654% 32,2 95% 35,2 109,3%
(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh VCB Ba Đình năm 2005-2007)
Doanh số thu và chi tiền mặt qua quỹ trung bình đạt 11,51 tỷ đồng và 0,27 triệu USD/ ngày trong năm 2005. Trong năm 2006 tăng lên tương ứng là 8,67 tỷ đồng và 0,23 triệu USD/ ngày.
Năm 2007, khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt đồng Việt Nam và ngoại tệ qua quỹ tăng mạnh. Tổng thu chi VND đạt 4.291 tỷ đồng, bằng 190,3% so với cùng kỳ năm 2006. Thu chi ngoại tệ quy USD đạt 64,6 triệu USD, bằng 106,8% so với năm trước. Bên cạnh đó, cán bộ làm công các ngân quỹ trung thực, liêm khiết, trả lại tiền thừa cho khách hàng với khối lượng trên 40 triệu đồng và thu hồi được 4.690.000đ tiền giả.
2.1.3.7. Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ
Trong năm 2007, Ngân hàng Ngoại thương đã ban hành 2 văn bản quan trọng trong hoạt động kiểm tra, kiểm toán, đó là: Quyết định số 05/QĐ-NHNT.HĐQT ngày 13/02/2007 về Quy chế kiểm toán nội bộ và quyết định số 162/QĐ-
NHNT.HĐQT ngày 02/07/2007 về quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Ngân hàng Ngoại thương.
Tuân thủ chặt chẽ 2 văn bản nêu trên, Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình đã thực hiện tích cực các hoạt động kiểm tra, kiểm toán và hoàn thành tương đối tốt các kế hoạch đề ra. Trong năm 2007, các công tác kiểm tra, kiểm toán tập trung vào các nội dung chính: hoạt động kinh doanh vốn và ngoại tệ, tín dụng, công nghệ thông tin, khối bán lẻ, tính tuân thủ các quy trình nghiệp vụ, việc chấp hành chế độ hạch toán kế toán, công tác an toàn kho quỹ, thực hiện phân cấp ủy quyền của Ban lãnh đạo Chi nhánh. Các sai sót và tồn tại của chi nhánh đã được chấn chỉnh kịp thời, đồng thời việc xử lý sau thanh tra cũng được theo dõi chặt chẽ nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy trình, quy chế, quy định nội bộ của ngân hàng.
Năm 2007 cũng là năm Ngân hàng Ngoại thương được cơ quan Tổng Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng với kết quả về cơ bản được đánh giá tốt. Theo cơ quan kiểm toán nhà nước, Ngân hàng Ngoại thương đã thực hiện nghiêm túc quy định của nhà nước về quản lý tài chính kế toán, tín dụng, đầu tư, kinh doanh dịch vụ ngân hàng, sử dụng vốn an toàn, hoạt động kinh doanh ổn định, tăng trưởng, hiệu quả.
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình Ngoại thương Ba Đình
2.2.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam
Trong giai đoạn hiện nay, các khoản cho vay tiêu dùng chủ yếu được cung cấp bởi những người bán lẻ, những người cho vay tự do, hiệu cầm đồ. Tuy quy
mô món vay nhỏ nhưng lại mang tính truyền thống (do thói quen thích dùng tiền mặt của dân cư) đang trở nên phổ biến ở Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, từ khi mới thành lập, cho vay là nghiệp vụ không thể thiếu của các NHTM nhưng trong đó loại hình cho vay tiêu dùng lại không được chú trọng. Việc chưa hình thành Luật tín dụng tiêu dùng như ở các nước phát triển là một nguyên nhân khiến cho các NHTM dè chừng trong việc mở rộng và phát triển nghiệp vụ này. Tuy vậy, trong vòng 3 năm qua đã có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường cho vay tiêu dùng phát triển nhanh, thể hiện ở việc ngày càng có nhiều các ngân hàng hướng tới các hộ gia đình với mục đích cung cấp các khoản vay bán lẻ. Một số các hình thức cho vay tiêu dùng đang được các ngân hàng quan tâm như: cho vay mua nhà thế chấp, cho vay mua ô tô, cho vay qua thẻ hay cho vay tín chấp…
Bên cạnh đó, việc mở cửa thị trường tài chính sẽ làm tăng số lượng các ngân hàng nước ngoài, trong khi ở Việt Nam thì vẫn chưa có Luật cạnh tranh và chính sách quản lý thống nhất đối với cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng như chưa xây dựng được một hành lang pháp lý đầy đủ cho hoạt động tín dụng tiêu dùng, do vậy hệ thống ngân hàng Việt Nam sẽ phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các chi nhánh nước ngoài trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và lĩnh vực cho vay tiêu dùng nói riêng bởi vì họ có trình độ quản lý và công nghệ cao hơn, có quy mô vốn lớn hơn và nhất là họ có kinh nghiệm lâu đời trong việc mở rộng và phát triển lĩnh vực tiêu dùng hơn các ngân hàng trong nước. Điều này đòi hỏi không những ở Chính phủ, các cơ quan Bộ ngành, NHNN mà còn ở bản thân các NHTM phải nỗ lực hết mình để đưa ra được những giải pháp nhằm phát triển hiệu quả, đảm bảo hoạt động tín dụng tiêu dùng tăng trưởng bền vững và an toàn. Trong khi các
NHTM đang dần từng bước khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực cho vay tiêu dùng thì các định chế tài chính khác lại có vẻ không quan tâm lắm đến lĩnh vực này. Trên thực tế ở các nước đang phát triển, lĩnh vực cho vay tiêu dùng đối với các định chế tài chính quan trọng như công ty tài chính, công ty bảo hiểm… đều là những định chế chiếm giữ những vị trí chủ chốt trong hoạt động cho vay tiêu dùng thì ở Việt Nam lại ngược lại. Cho tới thời điểm này, lĩnh vực này lại không thu hút được sự quan tâm đặc biệt của các định chế tài chính này. Hy vọng rằng trong tương lai, khi các loại hình công ty như công ty tài chính hay công ty bảo hiểm được mở rộng và phát triển, chúng sẽ là những định chế tài chính quan trọng và cùng với các NHTM tham gia tích cực nhất vào việc cung ứng tín dụng tiêu dùng cho dân cư góp phần cải thiện đời sống dân cư, đồng thời cũng tạo cở sở để Việt Nam hòa nhập với cộng đồng phát triển quốc tế.
2.2.2. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Ngoại thương Ba Đình
2.2.2.1. Quy trình cho vay cán bộ công nhân viên không có bảo đảm bằng
tài sản
Đối tuợng cho vay:
Công/ Viên chức Nhà nước (hiện nay tại VCB Ba Đình mới chỉ tiến hành cho vay trực tiếp đối với cán bộ công nhân viên - CBCNV- ở 3 cơ quan: NHNN, các
công ty bảo hiểm trực thuộc NHNT và CBCNV của NHNT).
Điều kiện cho vay đối với CBCNV
- Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
- Người vay phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội, phải công tác tại đơn vị có tín nhiệm và hoạt động hợp pháp.
- Có tín nhiệm đối với VCB Ba Đình trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn cả gốc và lãi.
Thời hạn cho vay
Thời hạn cho vay có thể là ngắn hạn hay trung hạn được xác định phù hợp với phương án vay vốn và khả năng trả nợ của CBCNV, nhưng tối đa không quá 60 tháng và không dài hơn thời hạn lao động còn lại trong hợp đồng lao động của CBCNV.
Mức cho vay
Đơn vị trực tiếp cho vay căn cứ vào nhu cầu vay vốn của CBCNV, khả năng trả nợ vay cả gốc lẫn lãi từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp trong thời hạn vay để quyết định mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với CBCNV.
Lãi suất cho vay
- Thực hiện theo quy định của NHNT VN
- Số tiền vay chuyển sang nợ quá hạn phải chịu lãi suất nợ quá hạn theo quy định về lãi suất cho vay quá hạn của Tổng giám đốc NHNT VN.
Quy trình thủ tục cho vay và thu nợ
Kiểm tra, thẩm định, xét duyệt cho vay
Hồ sơ vay vốn cung cấp:
- Chứng minh thư nhân dân
- Giấy xác nhận của Tổ chức quản lý lao động hoặc Tổ chức quản lý và chi trả thu nhập của CBCNV về mức thu nhập tiền luơng, trợ cấp hoặc mức thu nhập khác thuờng xuyên, ổn định.
- Đơn xin vay vốn
Trên cơ sở hồ sơ tín dụng mà CBCNV cung cấp, cán bộ trực tiếp cho vay tiến hành thẩm định cho vay, cụ thể:
- Kiểm tra hồ sơ nhằm đảm bảo đúng với quy định hiện hành của Quy chế cho vay đối với CBCNV.
- Tiến hành xem xét uy tín của các cơ quan, bộ ngành trừ trường hợp CBCNV thuộc các Bộ, Ngành nhà nước, Lực lượng vũ trang.
- Tiến hành thẩm định tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng vay Cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay lập tờ trình thẩm định: ghi rõ quan điểm đồng ý hay từ chối cho vay. Trường hợp đồng ý, sẽ đề xuất về mức cho vay, thời hạn vay và phương thức thu hồi nợ gốc và lãi với tổ chức quản lý và chi trả thu nhập của CBCNV và trình lên bộ phận tín dụng kiểm tra lại hồ sơ vay vốn, tờ trình của cán bộ tín dụng trực tiếp cho vay, cho ý kiến đánh giá. Trưởng phòng căn cứ vào hồ sơ tài liệu bộ phận tín dụng cung cấp để ra quyết định đồng ý cho vay hoặc yêu cầu bổ sung thêm thông tin hay từ chối cho vay.
Quy trình phát tiền vay
Trên cơ sở hợp đồng tín dụng đã ký, giấy nhận nợ của khách hàng vay, VCB Ba Đình có thể phát tiền vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho CBCNV và tổ chức hạch toán kế toán theo chế độ hiện hành.
Quy trình kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ
Cán bộ trực tiếp cho vay theo dõi việc trả nợ gốc và lãi của CBCNV có đúng với thoả thuận trong hợp đồng tín dụng đã ký.
Trong trường hợp vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh, cán bộ trực tiếp cho vay thực hiện kiểm tra tình hình sản xuất kinh doanh và thực hiện phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng đó.
Thực hiện việc thu nợ gốc và lãi theo đúng thoả thuận đã ký trong hợp đồng tín dụng.
2.2.2.2. Quy trình cho vay mua nhà trả góp
Đối tượng cho vay: Đối tượng chính là các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu mua nhà, căn hộ chung cư để sinh hoạt.
Điều kiện vay:
- Cá nhân là công dân Việt Nam có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự và không bị hạn chế và mất năng lực hành vi dân sự theo quy định tại điều 24- 25 của Bộ luật dân sự
- Có hộ khẩu tại địa bàn có Trụ sở chính hay các chi nhánh Ngân hàng ngoại thương Việt Nam.
- Có mức thu nhập ổn định, khả năng đảm bảo trả tiền vay đúng hạn. Mức cho vay:
- Nếu là thế chấp bằng tài sản hình thành từ vốn vay thì mức cho vay tối đa là 50% giá trị tài sản mua.
- Nếu tiền vay có bảo đảm bằng tài sản khác thì mức cho vay không quá 60% giá trị tài sản mua và theo giá trị tài sản đảm bảo.
- Trong trường hợp đặc biệt, Giám đốc Chi nhánh có thể quyết định mức cho vay vượt quá hạn mức trên đây trên cơ sở bảo đảm an toàn khoản vay.
Lãi suất: có thể xác định theo một trong các cách sau:
- Theo công bố của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về lãi suất cho vay.
- Cố định trong từng khoảng thời gian nhất định nhưng tối thiểu 12