Sơ đồ tóm tắt qui trình lựa chọn và phối hợp các PPDH

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần cơ học vật lí 10 tại các trường THPT miền núi (Trang 40 - 75)

Xác định mục tiêu của bài học Xác định nội dung kiến thức

Vòng1

Vòng 2

Lựa chọn phương pháp dạy học

Xác định các hoạt động dạy học Thiết kế trình tự kết hợp các PPDH

Thiết kế hệ thống kỹ năng

Xác định phương tiện dạy học

Vòng 3

Hiệu quả Chưa hiệu quả Thiết kế bài dạy học

Vịng 1: Phân tích bài học

- Xác định nội dung bài dạy (xác định kiến thức cơ bản, kiến thức trọng tâm, mức độ phức tạp của kiến thức, logic bài dạy, lập sơ đồ nếu có thể...). Từ kiến thức trọng tâm, GV lựa chọn những tài liệu cần thiết phục vụ cho việc truyền đạt kiến thức được tốt hơn, giúp HS tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng. - Xác định mục tiêu của bài học về kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Vòng 2: Lựa chọn và phối hợp các PPDH

Quá trình lựa chọn, phối hợp các PPDH phải qua các bước:

- Bước 1: Căn cứ vào mục tiêu bài học, đặc điểm nội dung, đặc điểm HS , căn cứ vào nhận thức lí luận của GV để từ đó lựa chọn PPDH .

- Bước 2: Xác định các hoạt động của HS và phương thức hoạt động của HS, lựa chọn các PPDH và thiết kế trình tự, cách thức kết hợp chúng với nhau trong phạm vi bài học và có thể trong cả chuỗi bài học kế tiếp nhau. Điều này có nghĩa là: Kiểu PPDH phải được tổ chức thống nhất với từng loại hoạt động của người học, theo phương án thiết kế chính thức và dự phịng.

Ở bước này nên chú ý đến việc mở rộng khả năng sử dụng các PPDH tích cực tương ứng với từng nội dung.

- Bước 3: Xác định những kỹ năng cần thiết của mỗi PPDH đã chọn và thiết kế chúng thành hệ thống.

Ví dụ: phương pháp thảo luận nhóm, GV cần tổ chức những kỹ năng sau: sử dụng câu hỏi, ứng xử hành vi tình thế của người học, quản lý thời gian, đánh giá kết quả hoạt động, tổ chức môi trường và chỗ ngồi trong lớp, giao tiếp văn hóa trên lớp và cá nhân, nhóm và cả lớp, kỹ năng quan sát và ghi chép bảng, kỹ năng thiết kế và sử dụng phiếu học tập,…Muốn vậy, phải có điều kiện là người học biết phát biểu ý kiến, có tính sẵn sàng chia sẻ quan điểm trong nhóm, biết làm việc cá nhân và hợp tác với người khác, có khả năng nhạy bén và nhanh hiểu, biết thu thập dữ liệu, đánh giá và xử lý thơng tin trong q trình trao đổi ý kiến, biết lắng nghe người khác và thu hút người khác nghe mình,…

- Bước 4: Xác định các phương tiện, công cụ, kĩ thuật phù hợp với PPDH đã chọn. Điều này còn tùy thuộc điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị của nhà trường.

Đây là hình thức vật chất của PPDH. Xét riêng về mặt phương tiện, công cụ, tất cả các PPDH đều gần trùng nhau và như nhau. Chỉ khi nào những bước trên được thực hiện đúng và nghiêm túc thì đến bước này GV mới ý thức rõ được mình tổ chức các phương tiện, cơng cụ theo PPDH nhất định nào. Khi đó GV mới thực sự là chủ thể tự giác của PPDH và có thể đổi mới PPDH.

Ví dụ như với PPDH thảo luận nhóm, GV phải chọn các phiếu học tập phù hợp với nội dung và chủ đề học tập và thiết kế các loại phiếu vừa đủ và hợp lí, chọn và thiết kế các kiểu câu hỏi với số lượng và tính chất thích hợp, chọn các phương tiện bổ trợ như tranh, phần mềm, phim, bảng thống kê,…; chọn những dụng cụ đo, thiết bị trình diễn thơng tin, thiết kế các bài trắc nghiệm, các phiếu điều tra, bài tập và tình huống, chọn và tổ chức sơ đồ thảo luận theo qui mơ nhóm, ghép nhóm người học và kỷ thuật quản lý thời gian;…

Như vậy, vịng 2 là vịng hồn thiện những dự kiến về những hoạt động học và hình thức của hoạt động học của HS, những phương pháp và cách thức phối hợp các phương pháp dạy học, xác định các phương tiện và điều kiện, môi trường dạy học.

Vòng 3: Thể hiện tất cả các vấn đề đã phân tích trong bảng thiết kế cụ thể của bài dạy là giáo án. Tiến hành dạy học để đánh giá hiệu quả của việc lựa chọn và phối hợp các phương pháp.

Ví dụ một giáo án cần được thể hiện các nội dung: Tên bài : ………………………..

Ngày soạn : …………………….

I.Mục tiêu: Gồm các mục tiêu về kiến thức, về kĩ năng và về thái độ.

II.Chuẩn bị: Thể hiện rõ sự chuẩn bị của GV và HS về phương tiện (dụng cụ thí nghiệm, biểu bảng, thiết bị dạy học, tài liệu dạy học...)

III. Phương pháp dạy học (Phương pháp chủ đạo và các phương pháp khác để phối hợp với nhau).

IV. Hoạt động dạy học (hoạt động của thầy và của trò): Gồm các nội dung như kiểm tra bài cũ; xây dựng kiến thức mới; dặn dò về nhà. Trong các hoạt động chỉ rõ những lệnh, những gợi ý cần đưa ra để hướng dẫn hoạt động của HS và một số những dự kiến về suy nghĩ và hành động của HS có thể xảy ra trong q trình dạy học.

V. Đánh giá, rút kinh nghiệm: Được tiến hành sau khi đã hồn thành bài dạy học.

Tóm lại, sản phẩm của việc thiết kế bài dạy học vật lí bao gồm nhiều sản phẩm khác tích hợp lại: giáo án và các tiến trình khoa học dạy học (tiến trình xây dựng kiến thức; tổ chức tình huống có vấn đề; định hướng khái qt chương trình hố hành động học). Việc thiết kế bài dạy học chu đáo giúp cho người GV chủ động hồn tồn diễn biến của q trình dạy học, khơng lúng túng trước những tình huống có thể xảy ra trong tiết học trên lớp.

2.3. Lựa chọn và phối hợp các phương pháp dạy học tích cực, xây dựng một số tiến trình dạy học một số bài học thuộc phần Cơ học lớp 10 THPT

2.3.1. Phối hợp phương pháp dạy học nhóm với phương pháp làm việc độc lập trong dạy học phát hiện và GQVĐ đối với bài “Chuyển động cơ học”

Nội dung kiến thức bài học “Chuyển động cơ học” có độ phức tạp vừa phải, khơng khó lắm, gần gũi với thực tế đời sống. Căn cứ vào nhiệm vụ bài học là để phát triển tính độc lập của tư duy, kỹ năng nghiên cứu, năng lực sáng tạo; căn cứ vào đặc điểm HS thích thú khi tìm hiểu những vấn đề gần gũi với đời sống thực tế, có thế mạnh về nhận thức cảm tính nhưng hạn chế về khả năng tư duy logic, khả năng tự học và khả năng hợp tác làm việc; theo hướng lựa chọn và phối hợp các PPDH, chúng tôi lựa chọn phương pháp phát hiện và GQVĐ, phương pháp làm việc nhóm kết hợp với phương pháp làm việc độc lập để tổ chức dạy học nhằm tạo cơ hội cho HS phát huy được mặt tích cực và khắc phục những mặt còn hạn chế. Ở đây chúng tôi đã khai thác lợi thế của phương pháp phát hiện và GQVĐ: HS được đặt vào tình huống thực tiễn để kích thích động cơ học tập, từ đó hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, huy động tri thức và khả năng của mình để GQVĐ đặt ra. Thơng qua hình thức làm việc theo nhóm kết hợp làm việc độc lập của từng cá nhân trong nhóm sẽ tạo điều kiện cho tất cả các thành viên cùng hợp tác làm việc tích cực, khơng ỷ lại; tạo điều kiện cho mọi thành viên phát triển các năng lực then chốt chung, như năng lực quyết định, năng lực giải quyết vấn đề, tư duy hệ thống, tính sáng tạo, khả năng giao tiếp và cộng tác làm việc. Việc phối hợp phương pháp làm việc nhóm với phương pháp làm việc độc lập sẽ làm cho vấn đề học tập được giải quyết nhanh chóng và có chất lượng. Trước khi đi vào thảo luận nhóm các thành viên phải nỗ lực tự giải quyết vấn đề theo cách riêng của mình, sau đó mới đưa ý

kiến hay cách giải quyết của mình ra thảo luận trong nhóm. Làm việc độc lập trước khi thảo luận nhóm giúp HS có chứng kiến riêng, khi thảo luận sẽ có tính phê phán cao hơn, tranh luận quyết liệt, hấp dẫnvà hứng thú hơn.

Phương pháp phát hiện và GQVĐ được vận dụng ở mức độ 3: GV cung cấp thơng tin, tạo tình huống có vấn đề, HS tiếp nhận vấn đề, tự lực đề xuất các giả thuyết và lựa chọn các giải pháp và thực hiện kế hoạch GQVĐ. Sau đó GV và HS cùng đánh giá.

Quá trình lựa chọn và phối hợp các PPDH ở trên tn theo quy trình như luận văn đã đề xuất:

Vịng 1: Phân tích bài học

Cấu trúc nội dung bài học thể hiện ở sơ đồ hình 2.1.

Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc nội dung kiến thức bài “Chuyển động cơ học”

Phân tích bài học:

- Bài nghiên cứu kiến thức mới. Những kiến thức cơ bản, đó là những khái niệm: chuyển động cơ, chất điểm, mốc thời gian, hệ quy chiếu, cách xác định vị trí của vật trong hệ quy chiếu đã cho.

CHUYỂN ĐỘNG CƠ CHUYỂN ĐỘNG CƠ – CHẤT ĐIỂM Chuyển động cơ Chất điểm Quỹ đạo Mốc thời gian và đồng hồ Thời điểm và thời gian CÁCH XÁC ĐỊNH

THỜI GIAN TRONG CHUYỂN ĐỘNG

HỆ QUY CHIẾU CÁCH XÁC ĐỊNH VỊ

TRÍ CỦA CÁC VẬT TRONG KHƠNG GIAN

Vật mốc và thước đo Hệ tọa độ

- Kiến thức trọng tâm của bài là: hệ quy chiếu, cách xác định vị trí của vật trong hệ qui chiếu đã cho.

- Những kiến thức cơ bản tương đối đơn giản, gần gũi với đời sống, chỉ có khái niệm về hệ quy chiếu là hơi trừu tượng đối với HS.

• Tài liệu phục vụ cho việc hình thành những kiến thức cơ bản cho HS: Tìm những phim về xe đứng yên và chạy trên đường, ví dụ về lịch chạy của các tuyến xe, bảng giờ xe, hình vẽ minh họa cho hệ quy chiếu với trục tọa độ ox và hệ trục tọa độ oxy.

Mục tiêu bài học:

1) Kiến thức:

- Nêu được khái niệm chuyển động cơ, chất điểm, hệ quy chiếu, mốc thời gian (Biết).

- Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong khơng gian (Vận dụng).

- Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí của vật (Vận dụng)

2) Kỹ năng

- Quan sát, thu thập thơng tin, xử lí thơng tin, trình bày kết quả. - Vẽ hệ trục tọa độ và vị trí của vật trong hệ trục tọa độ.

- Giải được các bài tập xác định vị trí của vật trong hệ qui chiếu đã cho. - Làm việc độc lập và hợp tác làm việc trong nhóm.

3) Thái độ

- Có tinh thần ham hiểu biết đối với các sự vật, hiện tượng thực tế. - Nhìn nhận các hiện tượng bằng kiến thức khoa học.

- Tôn trọng lắng nghe người khác .

Vòng 2: Lựa chọn và phối hợp các PPDH

- Bước 1: Các phương pháp tích cực dùng để tổ chức các hoạt động cho HS là: phát hiện và GQVĐ, làm việc độc lập, làm việc nhóm.

- Bước 2: Các hoạt động của người học và trình tự phối hợp PPDH.

Hoạt động 1: Tiếp nhận tình huống học tập, tìm ra những thơng tin, những mối liên hệ trong tình huống.

Hình thức học tập: học thơng qua hành động có chủ định: đọc và quan sát, thu thập thơng tin.

Phối hợp PPDH trong hoạt động 1: Phát hiện và GQVĐ, làm việc độc lập kết hợp làm việc nhóm.

Hoạt động 2: Nghiên cứu, tìm phương án giải quyết trường hợp, kết luận.

Hình thức học tập: Từ trải nghiệm thực tế và suy nghĩ lý trí.

Phối hợp PPDH: Phát hiện và GQVĐ, làm việc độc lập kết hợp làm việc nhóm.

Hoạt động 3: Xác định vị trí của vật trong khơng gian, tìm hiểu về hệ quy chiếu.

Hình thức học tập: học thơng qua bắt chước và hành động có chủ định. Phối hợp PPDH: Thuyết trình- làm mẫu, làm việc độc lập để tái tạo.

Hoạt động 4: Củng cố. Vận dụng.

Hình thức học tập: học thơng qua hành động có chủ định và suy nghĩ lí trí PPDH: Làm việc độc lập.

Tóm lại, Phương pháp phát hiện và GQVĐ là phương pháp chủ đạo được bắt đầu ngay trong hoạt động 1 và kết thúc ở hoạt động 2. Đối với hoạt động 3 vận dụng phương pháp thuyết trình và làm việc độc lập. Hoạt động 4, vận dụng phương pháp vấn đáp và làm việc độc lập.

- Bước 3:

GV cần có kỹ năng xây dựng tình huống, thiết kế và sử dụng các câu hỏi, các phiếu học tập, tổ chức nhóm, quản lý HS và quản lý thời gian.

HS cần có kỹ năng thu thập thơng tin, đánh giá và xử lý thông tin, biết làm việc cá nhân và hợp tác với người khác.

- Bước 4:

Phương tiện: Máy chiếu Projecter, tình huống học tập, các phiếu học tập, tổ chức nhóm 5-8 HS đủ thành phần trình độ, các giấy khổ lớn, bút dạ cho các nhóm làm việc.

Vịng 3: Thể hiện tất cả các vấn đề đã phân tích trong bảng thiết kế cụ thể của bài dạy là giáo án.

Tên bài : …CHUYỂN ĐỘNG CƠ………….. Ngày soạn : ……01/08/2012………………...

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm chuyển động cơ, chất điểm, mốc thời gian (Tổng hợp). - Nêu được khái niệm hệ quy chiếu (Biết).

- Biết cách xác định được toạ độ ứng với vị trí của vật trong khơng gian (Vận dụng).

- Biết cách xác định được thời điểm và thời gian ứng với các vị trí của vật (Vận dụng)

2. Kỹ năng

- Quan sát, thu thập thơng tin, xử lí thơng tin, trình bày kết quả. - Vẽ hệ trục tọa độ và vị trí của vật trong hệ trục tọa độ.

- Xác định được thời điểm, thời gian.

- Giải được các bài tập xác định vị trí của vật trong khơng gian. - Làm việc cá nhân, hợp tác làm việc trong nhóm.

3. Thái độ

- Nhìn nhận các hiện tượng bằng kiến thức khoa học.

- Có tinh thần ham hiểu biết đối với các sự vật, hiện tượng thực tế. - Tôn trọng lắng nghe người khác .

II. PHƯƠNG PHÁP:

Phương pháp phát hiện và GQVĐ, làm việc độc lập, hợp tác nhóm. III. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên

- Phim và hình ảnh minh họa cho vật chuyển động, bản đồ tuyến đường đi, bảng giờ xe.

- Biên sọan tình huống thực tế, các câu hỏi và phiếu học tập cho từng nhóm.

Tình huống:

Một ôtô chạy tuyến xe từ bến xe Bắc Lý thành phố Đồng Hới đến bến xe phía Bắc thành Phố Huế.

Ơ tơ dài khoảng 3m, tuyến đường từ Đồng Hới đến Huế dài khoảng 250000m. Giờ xe cố định, có thể mơ tả trong bảng sau:

BẢNG GIỜ XE

Đồng Hới 7 giờ

Quảng Trị 8 giờ 30 phút

Đông Hà 10 giờ

Huế 11 giờ

Trên đường đi hành khách thường nhìn thấy các cột mốc có ghi ví dụ như “ĐƠNG HÀ\60Km”, “HUẾ\10 Km”.

Nhiệm vụ nhóm 1, 2: Thực hiện phiếu học tập số 1 Nhiệm vụ nhóm 3,4: Thực hiện phiếu học tập số 2

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Trường:...........................................................Lớp................................. Họ và tên:.......................................................Nhóm, tổ: ........................

1. Căn cứ vào đâu để biết được xe đang đứng yên hoặc xe đang chuyển động?

2. Trên bản đồ vẽ đường đi từ Đồng Hới đến Huế, đường đi được vẽ bằngmột đường cong mảnh và ngắn, khi đó làm thế nào nếu muốn thể hiện vị trí của ơ tơ đang ở Đơng Hà ?

3. Từ trường hợp đang nghiên cứu và từ tài liệu đang có, cho biết khái niệm chuyển động cơ, chất điểm và quỹ đạo?

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Trường:...........................................................Lớp................................. Họ và tên:.......................................................Nhóm, tổ: ........................

1. Xe đang chạy trên đường thì thấy cột mốc có ghi “ĐƠNG HÀ\60Km”. Cột mốc này cho biết thơng tin gì?

2. Lịch xe chạy cố định trong bảng.

a). Cho biết mốc thời gian là gì và chỉ ra mốc thời gian được chọn để tính giờ xe?

b). Cho biết thời điểm xe có mặt ở Đơng Hà và thời gian xe chạy quãng đường từ Đồng Hới đến Đông Hà?

2. Học sinh

- Bản giấy khổ to để làm việc của nhóm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần cơ học vật lí 10 tại các trường THPT miền núi (Trang 40 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w