Sĩ số các lớp chọn thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần cơ học vật lí 10 tại các trường THPT miền núi (Trang 75 - 78)

Trường Lớp TN Lớp ĐC

Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số

THCS & THPT Hóa Tiến 10A3 32 10A2 31

THCS & THPT Trung Hóa 10A1 35 10A3 37

Tổng cộng 67 68

3.6.2. Chọn bài

Sau khi cân nhắc, xem xét kỹ về nội dung, phân phối chương trình vật lí lớp 10 THPT, kết hợp với điều kiện cho phép về mặt thời gian, chúng tôi chọn 2 giáo án đã soạn trong luận văn để tiến hành TNSP.

Cụ thể:

+ Bài 1: Động lượng. Định luật bảo toàn động lượng + Bài 2: Cơ năng

Với mỗi tiết dạy chúng tơi đều chú ý:

- Tìm hiểu cơ sở vật chất của phịng thí nghiệm nhà trường để chuẩn bị những dụng cụ thí nghiệm cần thiết cho bài dạy, tự tạo hoặc hướng dẫn HS tự chuẩn bị, tự tạo một số dụng cụ đồ dùng để làm thí nghiệm.

- Hướng dẫn, giao nhiệm vụ, kiểm tra sự chuẩn bị của HS trước những bài học. -Dạy theo đúng tiến trình và phương pháp đã vạch ra trong giáo án, không đảo lộn thứ tự các tiết học.

- Chú ý quan sát, theo dõi, bao quát những cử chỉ, thái độ tâm sinh lý của HS để nắm bắt kịp thời các diễn biến diễn ra trong giai đoạn tiếp theo.

- Tạo khơng khí sư phạm vui vẻ, nhẹ nhàng, tơn trọng, khích lệ, động viên kịp thời để HS mạnh dạn, hứng thú, tích cực xây dựng bài.

3.7. Ðánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.7.1. Căn cứ để đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Việc xử lý kết quả TNSP gồm có xử lý các kết quả định tính và xử lý các kết quả định lượng.

- Tập hợp, xem xét các kết quả quan sát, các biểu hiện cơ bản của HS trong quá trình học tập ở các lớp TN và ĐC.

- Lựa chọn, tổng hợp và so sánh một số những biểu hiện đã được chọn làm căn cứ (đã trình bày ở trên). Đánh giá sơ bộ mục tiêu nghiên cứu…

• Các bước phân tích và xử lý các kết quả định lượng [7]:

Sau mỗi tiết dạy TN, các lớp TN và lớp ĐC được làm một bài kiểm tra 15 phút với đề kiểm tra như nhau Để so sánh và đánh giá một cách định lượng chất lượng lĩnh hội kiến thức của HS hai nhóm ĐC và TN, chúng tôi đã sử dụng điểm số của bài kiểm tra và tiến hành dưới các bước sau:

- Lập bảng phân phối: Bảng phân phối tần số, bảng phân phối tần suất và bảng

phân phối tần suất lũy tích.

- Biểu diễn bằng các đồ thị: Từ các bảng phân phối tần số, bảng phân phối tần

suất và bảng phân phối tần suất lũy tích vẽ các đồ thị phân phối tần số, đồ thị phân phối tần suất, đồ thị phân phối tần suất lũy tích tương ứng.

- Tính các tham số đặc trưng: Số trung bình cộng, phương sai và độ lệch chuẩn.

+ Giá trị trung bình cộng: là tham số đặc trưng cho sự tập trung của số liệu,

được tính theo cơng thức: f Xi i

X

n

= ∑ (1)

Trong đó: fi là số HS đạt điểm Xi; Xi là điểm số; n là số HS dự kiểm tra.

+ Phương sai: dùng để chỉ độ lệch bình phương trung bình của các giá trị thu được trong mẫu, được tính theo cơng thức:

( )2 2 1 i i f X X S n − = − ∑ (2)

+ Độ lệch chuẩn S cho biết độ phân tán quanh giá trị X được tính theo cơng thức ( )2 1 i i f X X S n − = − ∑ (3) S càng nhỏ tức số liệu càng ít phân tán

+ Hệ số biến thiên: cho phép so sánh mức độ phân tán của các số liệu V S 100%

X

= (4 )

+ Sai số tiêu chuẩn:

n S

m= (5)

Bài 1: Ðộng lượng. Định luật bảo toàn động lượng

- Ở các lớp ÐC, GV dạy theo cách dạy truyền thống: GV chủ yếu dạy theo phương pháp thuyết trình, thỉnh thoảng hỏi đáp HS những câu hỏi đơn giản, do vậy hoạt động chủ yếu của HS là nghe giảng, quan sát và ghi chép. Cách dạy như vậy khơng phát huy được tính tích cực, chủ động, khả năng sáng tạo của HS trong quá trình chiếm lĩnh kiến thức. Khi dạy học GV cũng cố gắng sử dụng phương tiện dạy học như chiếu phim mơ phỏng, sử dụng bảng biểu nhưng khơng khí giờ học vẫn trầm, ít HS tham gia xây dụng bài. Kiến thức GV trình bày đầy đủ và có hệ thống. HS ghi nhớ máy móc kiến thức có sẵn do GV mang đến chứ khơng phải tự mình tìm tịi khám phá. Do vậy nếu HS chú ý nghe giảng thì nắm được kiến thức, cịn khơng thì tiết học khơng mang lại gì cho các em. GV tiến hành kiểm tra sau tiết học thì chỉ một số ít em hiểu bài và làm được.

- Ở lớp TN: chúng tôi đã lựa chọn và phối hợp các PPDH một cách phù hợp với nội dung từng tiết TN, quan tâm đến đặc điểm HS, tạo mọi cơ hội để HS tích cực hoạt động, chiếm lĩnh kiến thức. Biết được khả năng làm việc độc lập, giải quyết vấn đề học tập của HS còn yếu, trước tiết học GV giao nhiệm vụ cho HS chuẩn bị trước ở nhà theo nhóm để HS có thời gian suy nghĩ, nghiềm ngẫm và trao đổi, đến lớp là để trình bày, thảo luận. Cách dạy gắn nhiệm vụ và trách nhiệm cho HS làm cho các em ý thức được trách nhiệm của mình trong học tập, nên có ý thức tự học, tìm cách để giải quyết nhiệm vụ được giao, qua đó mà bồi dưỡng kỹ nãng tự học cho các em. Khi đến tiết học, thay vì tâm lý thụ động đợi GV trình bày kiến thức thì các em đã chủ động chuẩn bị tinh thần, tâm thế để tự mình trình bày những hiểu biết, những kiến thức mà mình đã tìm hiểu cho các bạn trong lớp biết và thảo luận, góp ý. Nếu ai có ý phản bác thì các em cũng đã có chính kiến để bảo vệ ý kiến của mình. Giờ học trở nên sơi nổi, HS hào hứng, tập trung cao độ vào tiết học, các em trở thành người làm chủ trong tiết học.

Tuy nhiên, các em chưa quen với cách học mới nên còn hơi rụt rè khi đứng trước lớp để báo cáo, cách trình bày của các em cịn nhiều thiếu sót, thiếu logic, mạch lạc, nhưng dưới sự điều chỉnh của GV, các em đã nhanh chóng khắc phục nhược điểm.

Tiến trình dạy học đã soạn thảo phù hợp với tình hình thực tế trên lớp, thực hiện được mục tiêu của tiết học.

Bài 2: Cơ năng

Qua việc tổng hợp, xử lý và phân tích các kết quả định tính của TNSP, bước đầu có thể nhận định như sau: Tiến trình dạy học đã được soạn thảo theo hướng nghiên cứu của đề tài có tác dụng khắc phục thói quen thụ động trong học tập của HS, tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, chủ động tìm kiếm, xây dựng kiến thức dựa trên chính khả năng của mình. Trong mỗi giờ học, HS trực tiếp tìm kiếm thơng tin, giải quyết vấn đề học tập, được tự ý quyết định, được trình bày ý kiến trước lớp, được tiếp cận với phương tiện hiện đại…Vì vậy, HS được rèn luyện những kỹ năng, phát triển tư duy, rèn luyện ngôn ngữ. Kiến thức mà HS thu nhận được phần lớn là do các em tự tìm kiếm nên bền vững hơn.

3.7.3. Ðánh giá kết quả kiểm tra

Qua bài kiểm tra đánh giá, chúng tôi đã tiến hành thống kê, tính tốn và thu được các số liệu ở các bảng 3.2; 3.3; 3.4. Từ các bảng đó chúng tơi vẽ đồ thị phân phối tần suất và đồ thị phân phối tần suất lũy tích để dễ dàng so sánh kết quả ở các lớp TN và ĐC.

Đối với bài kiểm tra số 1 được xử lý như sau:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ lựa chọn và phối hợp một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học phần cơ học vật lí 10 tại các trường THPT miền núi (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w