- Về hình thức hợp đồng: Theo quy định của Luật thương mại, có
3. HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ TRONG KINH DOANH-THƯƠNG MẠI 1 Khái niệm hoạt động dịch vụ và hợp đồng dịch vụ trong kinh
3.1.2. Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng dịch vụ trong kinh doanh thương mạ
thương mại
3.1.2.1. Khái niệm hợp đồng dịch vụ trong kinh doanh -thương mại
Từ việc tìm hiểu về hoạt động dịch vụ như trên, chúng ta có thể nêu khái quát về hợp đồng dịch vụ trong thương mại như sau:
“Hợp đồng dịch vụ trong thương mại là sự thoả thận bằng văn bản giữa các chủ thể của hợp đồng thương mại. Theo đó, bên nhận dịch vụ tiến hành những hoạt động nhất định bằng chính lao động và kỹ nghệ của mình nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của bên thuê dịch vụ và được nhận một khoản tiền cơng gọi là dịch vụ phí. Bên th dịch vụ có trách nhiệm cung ứng những điều kiện vật chất cần thiết và các yêu cầu để thực hiện các dịch vụ đó, đồng thời có nghĩa vụ tiếp nhận các kết quả dịch vụ và thanh tốn dịch vụ phí”.
3.1.2.2. Đặc điểm của hợp đồng dịch vụ trong kinh doanh -thương mại a. Đối tượng hợp đồng
Đặc trưng cơ bản nhất của hợp đồng dịch vụ trong thương mại để có thể phân biệt với các hợp đồng thương mại khác (hợp đồng mua bán hàng hố) chính là đặc điểm của đối tượng hợp đồng.
Trong hợp đồng mua bán hàng hố, đối tượng của nó là hàng hố, còn trong hợp đồng dịch vụ, đối tượng của hợp đồng lại là một hoạt động cung ứng những nhu cầu nhất định, là một công việc cụ thể cho các chủ thể hợp đồng xác định theo những yêu cầu của bên đặt dịch vụ.
Đây là một loại hợp đồng thương mại đặc thù nên việc ký kết và thực hiện các hợp đồng dịch vụ trong thương mại phải theo những nguyên tắc, những qui định chung của Bộ luật Dân sự 2005 và Luật Thương mại 2005.
b. Hình thức hợp đồng
66
bằng văn bản, miệng hay hành vi thực tế nhưng thực tế, các bên thường sử dụng bằng hình thức văn bản.
c. Chủ thể hợp đồng
Gồm có hai bên: Bên nhận dịch vụ và Bên thuê dịch vụ:
- Bên nhận dịch vụ: Là bên tiến hành những hoạt động nhất định bằng chính lao động và kỹ nghệ của mình nhằm thoả mãn một nhu cầu nào đó của bên thuê dịch vụ và được nhận một khoản tiền công gọi là dịch vụ phí.
Bên nhận dịch vụ phải đáp ứng điều kiện về chủ thể của hợp đồng thương mại.
- Bên thuê dịch vụ: Là bên có nhu cầu cần thuê bên nhận dịch vụ
đáp ứng nhu cầu của mình theo những tiêu chuẩn, điều kiện nhất định. Bên thuê dịch vụ có trách nhiệm cung ứng những điều kiện vật chất cần thiết và các yêu cầu để thực hiện các dịch vụ đó, đồng thời có nghĩa vụ tiếp nhận các kết quả dịch vụ và thanh tốn dịch vụ phí.
Bên th dịch vụ có thể là cá nhân, tổ chức và đáp ứng điều kiện về chủ thể của quan hệ hợp đồng thương mại.
d. Phân loại hợp đồng dịch vụ trong kinh doanh – thương mại
Mỗi loại hoạt động dịch vụ có đặc điểm riêng, vì vậy căn cứ vào đối tượng của hợp đồng dịch vụ người ta chia hợp đồng dịch vụ thành nhiều loại như:
- Hợp đồng dịch vụ thu công (sửa chữa, vận chuyển, chế biến...); - Hợp đồng dịch vụ bảo hiểm;
- Hợp đồng dịch vụ cho thuê mướn tài sản; - Hợp đồng dịch vụ kiểm dịch;
- Hợp đồng dịch vụ khoa học kỹ thuật;