- Phá sản gian trá: là hiện tượng phá sản do con nợ có những thủ
1.5. Phân biệt phá sản và giải thể
Khi phân biệt giải thể và phá sản chúng ta cần nêu những điểm khác nhau như sau:
- Thứ nhất, lý do dẫn đến giải thể và phá sản là khác nhau.
108
hiện ở chỗ các chủ thể kinh doanh có thể chấm dứt hoạt động của mình trong nhiều trường hợp khác nhau, như: khi không thực hiện được mục tiêu đề ra hay đã hoàn thành nhiệm vụ được giao, đã hết thời hạn ghi trong ghi trong điều lệ doanh nghiệp mà không gia hạn thêm hay bị giải thể do bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Về cơ bản, lý do giải thể phụ thuộc vào ý chí của chủ doanh nghiệp (trừ trường hợp giải thể bắt buộc).
Lý do phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã duy nhất chỉ có một lý do: đó là sự mất khả năng thanh tốn nợ đến hạn khi chủ nợ có u cầu. Vì vậy, về cơ bản, lý do phá sản nằm ngoài ý muốn của chủ doanh nghiệp.
- Thứ hai, điều kiện để cơ quan nhà nước cho phép giải thể và phá sản.
Về nguyên tắc, đối với giải thể thì việc giải quyết trên cơ sở yêu cầu của bản thân doanh nghiệp. Một doanh nghiệp chỉ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận cho phép giải thể khi doanh nghiệp đó đảm bảo thanh tốn hết các khoản nợ và thanh lý mọi hợp đồng đã ký kết trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp. Khi thanh tốn nợ nần thì chính bản thân doanh nghiệp đứng ra trả nợ.
Trong khi đó, thủ tục phá sản: Chỉ được mở trên cơ sở đơn yêu cầu của chủ nợ, của người lao động hoặc của chính doanh nghiệp mắc nợ khi chính doanh nghiệp đó lâm vào tình trạng phá sản.
Chính điều này đã dẫn đến một điểm khác biệt ở thể thức thanh tốn, thể hiện ở chỗ, trong giải thể thì chủ nợ trực tiếp thanh toán cho các chủ nợ và khơng theo trình tự ưu tiên do đủ khả năng thanh toán nợ đến hạn. Trái lại, trong phá sản, doanh nghiệp không trực tiếp thanh tốn nợ mà thơng qua trung gian doTồ án chủ trì và theo thứ tự ưu tiên thanh toán.
- Thứ ba, thủ tục giải thể và phá sản: Thủ tục giải thể là một thủ
tục hành chính do cơ quan hành chính thực hiện hoặc chấp thuận trong quá trình giám sát việc giải thể doanh nghiệp. Điều này thể hiện ở chỗ, các doanh nghiệp tự quyết định việc giải thể của chính mình và họ chỉ có một nghĩa vụ duy nhất với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là thơng báo để xố tên trong sổ đăng ký kinh doanh (đối với
109
doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp) hay là cơ quan ra quyết định thành lập (đối với doanh nghiệp nhà nước)
- Thứ tư, hậu quả pháp lý của giải thể và phá sản.
Giải thể doanh nghiệp bao giờ cũng dẫn đến việc loại trừ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp,chấm dứt tư cách pháp lý và thực tế của doanh nghiệp trên thương trường bằng cách xoá tên trong sổ đăng ký kinh doanh.
Trong khi đó, phá sản một doanh nghiệp không phải bao giờ cũng đem lại kết quả như vậy, chẳng hạn như trường hợp toàn bộ doanh nghiệp bị phá sản được mua lại, giữ nguyên tên, cả nhãn hiệu hàng hoá sản phẩm, tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong trường hợp này, chỉ có sự thay đổi chủ sở hữu của doanh nghiệp chứ khơng hề có sự chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp trên thực tế.
- Thứ năm, chế tài pháp lý đối với người quản lý, điều hành doanh nghiệp.
Chế tài pháp lý đối với chủ doanh nghiệp hoặc người quản lý điều hành doanh nghiệp cũng rất khác nhau.
Giải thể không đặt ra vấn đề hạn chế, cấm đảm nhiệm các chức vụ điều hành, quản lý doanh nghiệp hoặc cấm thực hiện một số hoạt động kinh doanh. Trái lại, trong trường hợp phá sản thì pháp luật phá sản của các nước trên thế giới và pháp luật phá sản nước ta thường áp dụng chế tài cấm hành nghề hoặc cấm đảm nhiệm các chức vụ điều hành, quản lý doanh nghiệp đối với các đối tượng trên từ một đến ba năm.
2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN Ở VIỆT NAM VÀ VAI TRÒ CỦA PHÁP LUẬT PHÁ SẢN