6. Kết cấu đề tài
3.3 Những giải pháp để cải thiện tình hình tài chính của cơng ty cổ phần
3.3.5 Đào tạo và nâng cao trình độ nguồn nhân lực
Đội ngũ các nhà quản trị cũng như người lao động được trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng sẽ tăng hiểu biết, rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề, thái độ làm việc từ đó nâng cao hiệu quả thực hiện công việc. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng lao động tăng đội ngũ lao động có chất xám cao và nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ đối với người lao động. Thời gian qua cơng ty đã và đang tích cực đầu tư đổi mới cơng nghệ thì lực lượng cơng nhân đã qua đào tạo như hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra.
Để thực hiện tốt việc nâng cao trình độ cho đội ngũ lao động, cơng ty cần có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho các nhà quản trị cũng như công nhân viên trong công ty tự học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề của mình, tham gia các lớp học ngắn hạn,.. Đồng thời cơng ty cần có chính sách thu hút và tuyển dụng những nhà quản trị có tài năng vào làm việc tại công ty, tạo cơ hội cho họ thăng tiến để phát huy hết khả năng của mình. Bên cạnh việc nâng cao kiến thức cho đội ngũ nhân viên, người lao động cũng cần xây dựng được văn hóa cơng ty, môi trường làm việc dân chủ cho phép phát huy mọi khả năng.
Việc thực hiện các biện pháp này sẽ có tác dụng trên những mặt sau:
- Thực hiện đào tạo, phát triển nguồn nhân lực đúng hướng sẽ tạo ra được đội ngũ lao động thành thạo chuyên môn và nắm vững nghiệp vụ và kỹ thuật, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ.
- Là cơ sở tạo cơ hội thăng tiến hợp lý, giúp công ty lựa chọn được những người có năng lực quản lý tốt, phù hợp với việc thực hiện chức năng quản trị của doanh nghiệp.
- Đào tạo, phát triển, bố trí nguồn nhân lực tốt sẽ phát huy đầy đủ trí lực của cán bộ cơng nhân viên trong tồn bộ cơng ty góp phần tăng năng suất lao động.
3.3.6 Giảm chi phí sản xuất kinh doanh
Để giảm thiểu chi phí sản xuất kinh doanh giúp gia tăng lợi nhuận, công ty cần cắt giảm chi phí chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh như giá vốn và chi phí quản lý doanh nghiệp. Vấn đề quan trọng trong quản lý chi phí
nằm ở việc đặt ra các mục tiêu cắt giảm chi phí và tăng trưởng. Đó chính là thách thức làm thế nào để tiết kiệm chi phí theo những phương thức hợp lý nhất mà không mất đi năng lực thiết yếu hay giảm thiểu tính cạnh tranh của cơng ty.
Qua phân tích ở trên ta thấy rằng mặc dù doanh thu của cơng ty có tăng, nhưng chi phí lại tăng mạnh hơn khiến lợi nhuận giảm. Chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí gián tiếp, rất khó quản lý. Vì vậy mà biện pháp tốt nhất để tiết kiệm chi phí là sự quan tâm, nhất trí và quyết tâm thực hiện từ Ban Giám đốc đến toàn thể nhân viên , tất cả mọi người đều phải có ý thức tiết kiệm chi phí trong từng cơng việc và hành động của mình để sử dụng chi phí một cách hợp lý nhất. Có biện pháp sử dụng điện thoại, điện văn phịng, văn phịng phẩm, sử dụng nước cơng cộng sao cho tiết kiệm và hiệu quả.
Đối với các dịch vụ mua ngồi và chi phí khác: cơng ty nên tổ chức các buổi tập huấn nâng cao ý thức, sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm. Đồng thời công ty nên xây dựng định mức điện, nước, xăng dầu, điện thoại, nhiên liệu hợp lý nhất phù hợp với tính chất cơng việc của từng bộ phận, phòng ban. Điều này sẽ giúp nâng cao ý thức cho cán bộ nhân viên, tiết kiệm chi phí và mang lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty.