Các giải pháp chủ yếu quản lý nhà nướcvề xây dựng nông thôn mới ở

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 77 - 82)

mới ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh đến năm 2025

3.3.1. Giải pháp ban hành, hướng dẫn, triển khai văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế, chính sách trong xây dựng nơng thơn mới pháp luật và cơ chế, chính sách trong xây dựng nơng thơn mới

- Cần ban hành các văn bản quy định, phân cấp rõ ràng trong công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định liên quan đến xây dựng NTM đến người dân.

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về xây dựng nông thơn mới tại huyện.

- Tiếp tục rà sốt hệ thống chính sách, pháp luật về xây dựng nơng thôn mới; kịp thời bổ sung, sửa đổi hoặc bãi bỏ những văn bản khơng cịn phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả thực thi của văn bản.

- Hoàn thiện, nắm bắt kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ và tỉnh Bắc Ninh để từ đó có những cơ chế, chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh chương trình xây dựng nơng thơn mới tại huyện Lương Tài.

- Xây dựng, triển khai các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện xây dựng nơng thôn mới trên địa bàn Huyện;

- Tổ chức lại các hình thức sản xuất đáp ứng yêu cầu tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với liên kết tiêu thụ nơng sản và từng bước hình thành vùng sản xuất tập trung. Phát triển hợp tác xã kiểu mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất cung cấp các dịch vụ đầu vào với giá thấp, chất lượng cao cho các hộ xã viên, tổ chức tiêu thụ sản phẩm với giá có lợi nhất cho các hộ xã viên. Tuyên truyền, vận động để chuyển dần từ mơ hình kinh tế hộ sang mơ hình kinh tế liên kết hộ.

3.3.2. Giải pháp tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới về xây dựng nông thôn mới

- Tiếp tục quán triệt và tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, nhằm nâng cao nhận thức và tạo sự chuyển biến tích cực trong từng hành động của người dân.

- Tiếp tục vận động xã hội hóa thực hiện Chương trình trên cơ sở phù hợp với sức dân; khơi dậy, phát huy tính tự giác, tự nguyện của người dân, cơng khai rõ ràng để tạo sự tin tưởng cho các tổ chức, cá nhân hỗ trợ, giám sát thực hiện.

- Phát huy vai trò, trách nhiệm của nhân dân tham gia giám sát q trình xây dựng nơng thơn mới; tham gia bảo quản tốt các cơng trình, dự án hạ tầng kinh tế-xã hội nông thôn trên địa bàn.

3.3.3. Kiện toàn bộ máy quản lý, đẩy mạnh huy động nguồn lực đầu tư

- Tiếp tục kiện toàn hệ thống tổ chức, lựa chọn những cán bộ tâm huyết, trách nhiệm cao, đủ năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình trong giai đoạn mới; Quan tâm, có chính sách, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm đối với những cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới để tạo phong trào thi đua.

- Bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng NTM tại các xã do cán bộ phụ trách nông nghiệp kiêm nhiệm, cần bổ sung cán bộ chuyên môn cho hoạt động quản lý xây dựng nông thôn mới tại mỗi xã.

- Về cơ cấu tổ chức: cần tập trung kiện toàn tổ chức bộ máy QLNN về xây dựng nông thôn theo hướng đầy đủ, tinh gọn, chuyên sâu; hoạt động có hiệu lực, hiệu quả, phân định rõ trách nhiệm của từng thành viên;

- Vềđổi mới hoạt động: cần có quy chế làm việc chặt chẽ, đồng thời phải thực hiện theo đúng quy chế, cần quy định rõ trách nhiệm, thẩm quyền của tập thể và cá nhân nhất là vai trị trách nhiệm của người đứng đầu có như vậy mới nêu cao vai trò trách nhiệm cá nhân, khắc phục tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, duy ý chí của người đứng đầu.

- Nâng cao trách nhiệm, năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ và tổ chức lại bộ máy hoạt động của các phòng ban Huyện.

- Trong thời gian tới tiếp tục đẩy mạnh huy động mọi nguồn lực, tranh

thủ sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, sự đóng góp của tổ chức, cá nhân, lồng ghép các chương trình, dự án, tăng nguồn thu từ cấp và đấu giá quyền sử dụng đất, duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đối với các xã đã đạt chuẩn nơng thôn mới.

- Phấn đấu tăng thu ngân sách, tiết kiệm đối đa các khoản chi thường xuyên để tăng chi đầu tư phát triển, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ đầu tư cấp thiết

- Đặc biệt khuyến khích sự tham gia ủng hộ tích cực của người dân, nhất là con em thành đạt của quê hương để cùng với nguồn lực nhà nước xây dựng, cải tạo và nâng cấp các cơng trình phục vụ đời sống dân sinh, trọng điểm là các tuyến đường giao thông nông thôn, hệ thống kênh mương, các khu thu gom, xử lý rác thải nhằm bảo vệ môi trường; nâng cấp hệ thống các chợ đầu mối, chợ nông thôn nhằm phát triển mạnh về thương mại, dịch vụ, tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế NNNT.

3.3.4. Tăng cường quản lý thanh tra kiểm tra của các cấp, các ngành và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới và nhân dân trong xây dựng nông thôn mới

- Công tác thanh tra, kiểm tra xây dựng nông thôn mới phải được thực hiện thường xuyên. HĐND và Ban Chỉ đạo nông thôn mới các cấp phải xây dựng kế hoạch giám sát, kiểm tra hàng năm bằng cách tăng cường hơn nữa đi thực tế nắm tình hình để giúp cho việc chỉ đạo được sâu sát và kịp thời, không nên chỉ tập trung kiểm tra thơng qua các hình thức nghe báo cáo, hội nghị.

- Ứng dụng, khai thác tốt hiệu quả của công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ kiểm tra. Phát huy vài trò của nhân dân trong giám sát đầu tư cộng đồng, kịp thời phát hiện, đấu tranh với các hành vi tiêu cực trong đầu tư xây dựng. Có các chế tài xử lýnhằm yêu cầu các chủ đầu tư các cơng trình phải thực hiện tốt cơng tác công khai, minh bạch để cộng đồng dân cư giám sát, kiểm tra.

- Thực hiện tốt việc tiếp nhận, xử lý các thông tin phản hồi từ người dân, xem đây là kênh quan trọng giúp cho xây dựng các chương trình, kế hoạch sát hợp với tình hình của địa phương và tháo gỡ những khó hăn, vướng mắc. Để thực hiện điều này, các cấp, các ngành chuyên môn phải thông báo, cung cấp số điện thoại nóng để cho người dân có thể tố giác, báo cáo các hoạt động vi phạm kịp thời được kịp thời.

- Phát huy dân chủ để mọi người dân đều được tham gia bàn bạc, thảo luận, kiểm tra, giám sát trong q trình xây dựng nơng thơn mới theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.

- Cả hệ thống chính trị phải tổ chức phong trào thi đua phấn đấu đạt tiêu chí và mục tiêu của từng ngành, tổ chức và các đoàn thể trong xây dựng nơng thơn mới để từ đó làm cơ sở kiểm tra, đánh giá ết quả thực hiện vào cuối năm. Thường xuyên nắm bắt, phát hiện những cách làm hay, mơ hình tốt để phổ biến ra diện rộng, kịp thời động viên, khen thưởng các xã, các tổ chức cá nhân có nhiều đóng góp cho Chương trình.

Tiểu kết Chương 3

Kế thừa những kinh nghiệm rút ra từ q trình xây dựng nơng thơn mới của các địa phương trong tỉnh; trên cơ sở những phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu mà Huyện đã đề ra đến năm 2020 là tiền đề để các cấp, ban, ngành đoàn thể từ huyện xuống cơ sở xem xét, điều chỉnh phương thức chỉ đạo, điều hành thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Luận văn Thạc sĩ Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở huyện Lương Tài tỉnh Bắc Ninh (Trang 77 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)