Hành vi mua hàng của tổ chức 1 Các loại thị trường tổ chức

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Marketing (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ trung cấp) (Trang 40 - 42)

2.1. Các loại thị trường tổ chức

Thị trường tổ chức gồm người mua là các tổ chức mua sản phẩm để sản xuất, bán lại hoặc phục vụ cho các cơ quan công quyền. Các loại thị trường tổ chức bao gồm:

Thị trường công nghiệp bao gồm tất cả các tổ chức mua sản phẩm để sản xuất ra các sản phẩm khác nhằm mục đích cung ứng cho người tiêu dùng. Các nhà sản xuất thường có nhu cầu rất lớn về các loại sản phẩm bảo đảm cho hoạt

động sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục như: máy móc thiết bị, phụ tùng thay thế, nguyên vật liệu, nhiên liệu…

Thị trường người bán lại

Thị trường này bao gồm những cá nhân hoặc tổ chức mua sản phẩm để bán lại cho người khác với mục đích kiếm lời. Khối lượng sản phẩm giao dịch trong thị trường này thường rất lớn.

Thị trường cơng quyền

Bao gồm các đơn vị chính quyền từ trung ương đến địa phương mua hay thuê những mặt hàng cần thiết để thực hiện chức năng cơ bản theo sự phân cơng của chính phủ.

2.2. Những đặc tính của các thị trường tổ chức

Thị trường tổ chức cũng giống như thị trường người tiêu dùng ở chỗ nó bao gồm những người mua sản phẩm với mục đích thỏa mãn nhu cầu nào đó. Tuy nhiên thị trường tổ chức có nhiều khác biệt đối với thị trường người tiêu dùng ở các đặc điểm sau:

Kết cấu của thị trường và đặc tính của cầu

Thị trường các tổ chức có số người mua ít hơn những khối lượng giao dịch thì lớn hơn rất nhiều so với thị trường người tiêu dùng. Thị trường các tổ chức mang tính tập trung về mặt địa lý nhiều hơn, chẳng hạn như ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, các thành phố lớn... Cầu của khách hàng tổ chức được phát sinh từ cầu của người tiêu dùng. Ta gọi đó là cầu phái sinh. (Cầu của thị trường mang tính chất thứ phát hay thụ động). Phần lớn thị trường các tổ chức là thị trường không co giãn. Việc tăng hay giảm lượng mua trong ngắn hạn đối với thị trường này không bị ảnh hưởng nhiều với yếu tố giá cả vì nhu cầu phục vụ cho sản xuất của họ đã được ấn định. Nhu cầu của thị trường các tổ chức có tính chất dao động thất thường, nghĩa là có khuynh hướng rất dễ biến động và thay

đổi nhanh hơn so với nhu cầu về sản phẩm trong thị trường người tiêu dùng. Các nhà kinh tế gọi điều này là nguyên lý gia tốc.

Ví dụ: Một sự thay đổi nhỏ của nhu cầu thị trường người tiêu dùng (10%) có

thể dẫn đến một sự thay đổi rất lớn về nhu cầu của tổ chức mua hàng (20%)

Bản chất của đơn vị mua

Việc mua sắm của các tổ chức thường liên quan đến nhiều bên tham gia hơn so với thị trường người tiêu dùng và có tính chất chun nghiệp hơn nên để có thể làm được việc đó, người đại diện mua phải được huấn luyện thông thạo. Việc mua càng phức tạp càng cần nhiều người tham gia vào tiến trình quyết định. Điều đó bắt buộc các đơn vị bán cũng cần có các đại diện thương mại được huấn luyện kỹ.

Các đặc tính khác

- Tính mua trực tiếp: Quan hệ mua bán giữa các công ty cung ứng và công ty mua thường là quan hệ trực tiếp, không qua trung gian nhằm giảm chi phí

- Tính tương hỗ hay hợp tác: Khách hàng mua tư liệu sản xuất thường chọn những nhà cung ứng có quan hệ hợp tác kinh tế với mình như vừa cấp vốn vừa lạ mua thành phẩm.

- Tính thuê mướn: Các khách mua tổ chức ngày càng hướng đến việc thuê mướn thay vì mua đứt. Điều này thường xảy ra đối với các doanh nghiệp trong các ngành may, xây dựng, giao thông vận tải....

2.3. Hành vi mua của khách hàng tổ chức

Những người tham gia vào quá trình mua hàng

Việc mua hàng của doanh nghiệp là một cơng việc phức tạp, có sự tham gia và ảnh hưởng từ nhiều cá nhân, nhiều bộ phận trong và ngồi doanh nghiệp đó. Họ có thể đảm nhiệm một hoặc nhiều vai trò sau đây:

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Marketing (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ trung cấp) (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)