Khái niệm và tầm quan trọng của phân phối trong Marketing

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Marketing (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ trung cấp) (Trang 98 - 100)

- Marketing tập trung có thể gặp bất trắc hơn hai trường hợp trên, chẳng hạn

1. Khái niệm và tầm quan trọng của phân phối trong Marketing

1.1. Khái niệm về phân phối

Phân phối trong Marketing là một quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản

xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau. Phân phối trong Marketing làm thay đổi sở hữu sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng thông qua các thành viên trung gian. Phân phối làm cho cung cầu ăn khớp với nhau. Theo ý nghĩa đó, phân phối là sáng tạo ra dịch vụ. Những người tiêu dùng thì thường phân tán theo địa lý, lại có những yêu cầu đa dạng về chất lượng cũng như số lượng sản phẩm, trong khi đó các nhà sản xuất thì lại tập trung và chun mơn hóa nên cần có vai trị của người phân phối để đưa sản phẩm và dịch vụ tới người tiêu dùng đúng với yêu cầu.

1.2. Tầm quan trọng của phân phối

Vai trò của phân phối trong Marketing mix là đưa sản phẩm đến thị trường mục tiêu. Những quyết định phân phối có ảnh hưởng lớn đến các nỗ lực Marketing. Do các trung gian thực hiện một số chức năng phân phối nên kế hoạch Marketing của công ty cũng sẽ khác nhau khi lựa chọn những trung gian phân phối khác nhau. Sự lựa chọn hệ thống phân phối là một trong những quyết định quan trọng nhất của

công ty. Những mối quan hệ chặt chẽ giữa các trung gian cần có thời gian để phát triển. Nếu giữa các thành viên phân phối có những ràng buộc chặt chẽ, doanh nghiệp mới sẽ gặp nhiều khó khăn khi thâm nhập. Khi đã xây dựng được những liên minh trong phân phối, sản phẩm mới sẽ dễ dàng tung ra thị trường hơn. Những thành viên phân phối cần hoạt động trong sự hợp tác. Những nhà phân phối mạnh sẽ tăng cường khả năng Marketing của công ty.

Như vậy, chiến lược phân phối hợp lý, thuận tiện cho người mua sẽ góp làm cho sản phẩm lưu thơng thơng suốt, nhanh chóng dễ xâm nhập thị trường. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của mối quan hệ được xây dựng thông qua hệ thống phân phối. Do vậy, nhiều công ty cố giành chiếm trước các mối quan hệ với các trung gian. Song song đó, họ phải tìm cách phát triển và

duy trì mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp và khách hàng. Chi phí và lợi nhuận cũng bị ảnh hưởng bởi quyết định lựa chọn kênh phân phối. Một công ty thực hiện các chức năng phân phối phải tự trang trải hết các khoản chi phí và đổi lại sẽ thu hết phần lợi nhuận. Một công ty sử dụng trung gian để giảm chi phí phân phối thì lợi nhuận cũng giảm vì trung gian phải hưởng phần đóng góp của họ.

Mặt khác, khi sử dụng trung gian, tổng lợi nhuận cơng ty có thể tăng nếu mức bán của trung gian vượt cao hơn mức bán do công ty tự phân phối. Mức độ chiếm lĩnh thị trường của sản phẩm thường chịu ảnh hưởng bởi số lượng, vị trí, khả năng thâm nhập thị trường, hình ảnh, dịch vụ và các kế hoạch Marketing của các nhà buôn sỉ, buôn lẻ. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều trung gian sẽ dẫn đến những mối liên hệ với người tiêu dùng ít đi và mức độ kiểm soát Marketing cũng thấp hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Marketing (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ trung cấp) (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)