Phân loại, thu gom chất thải bệnh viện

Một phần của tài liệu luận văn hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện ở việt nam (Trang 25 - 43)

Theo báo cáo của trung tâm y tế dự phòng các tỉnh, đa số các bệnh viện (81,25%) đã thực hiện phân loại chất thải ngay từ nguồn nhưng việc phân loại còn phiến diện và kém hiệu quả do nhân viên tham gia công tác này chưa được đào tạo đủ tới mức trở thành kỹ năng. Việc phân loại còn chưa theo đúng quy cách như tách các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế, còn lẫn nhiều chất thải sinh hoạt vào chất thải y tế và ngược lại. Hệ thống ký hiệu, màu sắc của túi và thùng đựng chất thải chưa đúng qui chế quản lý chất thải bệnh viện, còn tuỳ tiện, có gì sử dụng nấy.

Còn nhiều bệnh viện (45%) chưa tách riêng các vật sắc nhọn ra khỏi chất thải rắn y tế làm tăng nguy cơ rủi ro cho những người trực tiếp vận chuyển và tiêu huỷ chất thải. Trong số các bệnh viện đã thực hành tách riêng vật sắc nhọn, có tới 11,4% bệnh viện tuy có tách vật sắc nhọn nhưng chưa thu gom vào các hộp đựng vật sắt nhọn theo đúng tiêu chuẩn quy định, đa số các bệnh viện (88,6%) thường đựng các vật sắc nhọn vào chai truyền dịch, chai nhựa đựng nước hay vật dụng tự tạo.

Theo qui định, chất thải y tế và chất thải sinh hoạt đều được hộ lý và y công thu gom hằng ngày tại khoa phòng. Các đối tượng khác như bác sĩ, y tá còn chưa được giáo dục, huấn luyện để tham gia vào hoạt động quản lý chất thải y tế. Tình trạng chung là các bệnh viện không có đủ các phương tiện bảo hộ khác cho nhân viên trực tiếp tham gia vào phân loại thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải. 3.2. Lưu trữ, vận chuyển chất thải y tế tới nơi tiêu huỷ

Chất thải rắn y tế được thu gom phân loại và vận chuyển về khu trung chuyển tại bệnh viện. Thực tế trong quy hoạch xây dựng cũng chưa có những hướng dẫn cho việc xây dựng, các khu vực trung chuyển chất thải rắn bện viện. Hầu hết các điểm tập trung chất thải rắn y tế được bố trí trên một khu đất bên trong khuôn viên bệnh viện thành một khu trung chuyển. Các khu trung chuyển có điều kiện vệ sinh không đảm bảo, có nhiều nguy cơ gây rủi ro do vật sắc nhọn rơi vãi, côn trùng dễ dàng xâm nhập ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện. Một số điểm tập trung rác không có mái che, không có rào bảo vệ, vị trí lại gần nơi đi lại, những người không có nhiệm vụ dễ xâm nhập. Chỉ có một số ít bệnh viện có nơi lưu trữ chất thải đạt tiêu chuẩn qui định.

Chất thải rắn y tế được nhân viên của Công Ty Môi Trường Đô Thị đến thu gom các túi chất thải tại khu vực trung chuyển của bệnh viện, các nhân viên bệnh viện lẫn nhân viên của Công Ty Môi Trường Đô Thị đều chưa được đào tạo, hướng dẫn về những nguy cơ có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại. Qua điều tra cho thấy đa số các nhân viên bệnh viện không biết nơi thiêu huỷ cuối cùng của bệnh viện ở đâu.

Việc phối hợp liên ngành kém hiệu quả trong mọi công đoạn của quy trình quản lý chất thải bệnh viện. Mới có vài công ty bước đầu nghiên cứu sản xuất được phương tiện để thu gom, vận chuyển chất thải, tuy nhiên còn đang ở giai đoạn thí điểm chưa sản xuất đại trà. Đối với các bệnh viện đã phân loại, tách chất thải y tế và chất thải sinh hoạt để xử lý riêng, nhưng ngay ở một số địa phương Công Ty Môi Trường Đô Thị do chưa có hệ thống thiết bị đốt, thiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại nên đã từ chối vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế. Chỉ có 18,75% trong tổng số các bệnh viện có chất thải được vận chuyển ra khỏi bệnh viện bằng xe chuyên dụng của Công Ty Môi Trường Đô Thị.

3.3. Các phương pháp xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn y tế

3.3.1. Thiêu đốt chất thải rắn y tế

Một thực tế là trong nhiều năm trước đây khi đầu tư xây dựng bệnh viện chúng ta hoàn toàn chưa hoạch toán đến khoản chi phí cho xử lý chất thải. Phần lớn các bệnh viện tự xây dựng lấy lò đốt của mình và cũng không theo một thiết kế mẫu nào. Tình trạng chung của phần lớn các bệnh viện trong cả nước hiện nay là thiêu đốt chất thải y tế tại các lò đốt thủ công không có hệ thống xử lý khí thải kể cả những bệnh viện có khối lượng chất thải y tế cần thiêu đốt rất đáng kể ở Hà Nội. Trong các lò đốt thủ công xây bằng gạch chất thải được đốt bằng củi hoặc dầu, theo cách thủ công nên khi vận hành khói bụi mù mịt, mùi khí cháy khó chịu bay ra khu dân cư.

Công Ty Công Trình Đô Thị (URENCO) Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh đã đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn y tế bao gồm cả khâu thu gom, vận chuyển chất thải rắn y tế từ bệnh viện và vận chuyển tới xí ngiệp đốt rác để tiêu huỷ. Hiện tại chúng ta đã có 2 lò đốt chất thải rắn y tế theo mô hình tập trung lò đốt Del Monego 200 tại xí nghiệp đốt rác Tây Mỗ – Hà Nội và lò đốt Hoval GG- 24 tại xí ngiệp đốt rác Bình Hưng Hoà - Thành Phố Hồ Chí Minh với công nghệ nhập của nước ngoài. Thành Phố Hồ Chí Minh cơ bản đã ổn định được công tác xử lý chất thải bệnh viện nhờ có hệ thống quản lý, thu gom năng động. Còn tại Hà Nội, sau 8 tháng thử nghiệm lò đốt hoạt động tốt, tuy vậy công suất của lò đốt này

cũng chỉ giải quyết được 4 tấn/ngày so với nhu cầu của hàng chục bệnh viện tại thành phố là trên 12 tấn/ngày.

Một số bệnh viện như Viện Lao và Bệnh Phổi, bệnh viện C Đà Nẵng, bệnh viện Vũng Tàu với sự giúp đỡ của công ty Wamwe Engineering đã lắp đặt lò đốt chất thải y tế Hoval MZ2 của Thuỵ Sĩ có công nghệ hiện đại với nhiệt độ thiêu đốt có hiệu quả. Qua thời gian theo dõi trên 15 tháng của sở Khoa Học Công Nghệ và Môi Trường Hà Nội lò đốt của Viện Lao và Bệnh Phổi đã thiêu đốt trên 10 tấn rác y tế nguy hại với kết quả tốt, đảm bảo an toàn về môi trường. Tuy nhiên do số lượng chất thải rắn y tế nguy hại của Viện Lao và Bệnh Phổi không nhiều nên công suất thiêu đốt của lò chưa được khai thác hiệu quả, do mỗi mẻ đốt, cách nhật nên lãng phí nhiên liệu và phương tiện.

Một số bệnh viện tuy đã lắp đặt lò đốt hiện đại nhưng lại không hoạt động được vì vị trí đặt lò đốt gần nhà dân và khi vận hành không đúng kỹ thuật có khói đen và mùi khí thải bốc lên gây cảm giác khó chịu nên bị nhân dân phản đối do vậy không vận hành được (Bệnh viện Bạch Mai). Một vài thiết bị tạm dừng khai thác do bị hỏng chưa có phụ tùng thay thế (Bệnh viện Hữu Nghị đa khoa Nghệ An).

Đã có một vài bệnh viện lắp đặt và vận hành lò đốt do Việt Nam sản xuất như bệnh viện đa khoa Tỉnh Đồng Tháp, Sóc Trăng lò đốt do trường đại học bách khoa Thành Phố Hồ Chí Minh thiết kế và lắp đặt. Trung Tâm Bảo Vệ Bà Mẹ Trẻ Em và Kế Hoạch Hoá Gia Đình Tỉnh Nghệ An (lò đốt Viện Khoa Học Vật Liệu).

Còn lại đa số các bệnh viện tiêu huỷ chất thải rắn y tế bằng lò đốt thủ công không đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường. Trong các năm 1999-2000, tổ chức y tế thế giới đã viện trợ cho Bộ Y Tế 2 lò đốt chất thải chế tạo tại nước ngoài để trang bị cho 2 bệnh viện tuyến tỉnh trong đó có lò INCINCO lắp đặt và đưa vào vận hành tại bệnh viện đa khoa Bắc Ninh. Cũng trong thời gian nêu trên, chính phủ đã phê duyệt dự án của bộ y tế trang bị 25 lò đốt chất thải bệnh viện kiểu Hoval bằng nguồn vốn vay của chính phủ cộng hoà Áo, hiện tại 25 lò đốt rác y tế này đã đi vào hoạt động và cải thiện đáng kể năng lực tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại của nhiều địa phương.

Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu thống kê cụ thể nào về các lò đốt hiện đang hoạt động tại các bệnh viện ở Việt Nam và hiệu quả xử lý của các lò thiết kế và chế tạo trong nước. Một vấn đề mà các nhà môi trường quan tâm là ô nhiễm thứ cấp tạo ra trong quá trình đốt chất thải rắn y tế nguy hại cần được quan tâm nghiên cứu.

3.3.2. Chôn lấp chất thải y tế

Trong hầu hết các bệnh viện tuyến huyện và một số bệnh viện tuyến tỉnh, chất thải y tế được chôn lấp tại bãi rác công cộng hay chôn lấp trong khu đất của bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh viện chất thải được chứa trong hố đào và lấp đất lên, nhiều khi lớp đất phủ trên mặt quá mỏng không đảm bảo vệ sinh.

Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, một số loại chất thải đặt biệt như bào thai, rau thai và bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đem chôn trong khu đất của bệnh viện hoặc chôn trong nghĩa trang của địa phương. Do diện tích mặt bằng của bệnh viện bị hạn chế nên nhiều bệnh viện hiện nay gặp khó khăn trong việc tìm kiếm diện tích đất để chôn lấp chất thải nguy hại.

Một thực trạng là vật sắc nhọn được chôn lấp cùng với chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện hay tại bãi rác cộng đồng. Hiện nay, ở một số bệnh viện vẫn còn hiện tượng chất thải nhiễm khuẩn nhóm A được thải lẫn với chất thải sinh hoạt và được vận chuyển ra bãi rác của thành phố, do vậy chất thải nhiễm khuẩn không có xử lý đặc biệt gì trước khi tiêu huỷ chung.

3.4. Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn y tế

Hiện nay, chất thải bệnh viện đang trở thành vấn đề môi trường và xã hội cấp bách của nước ta. Hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn bệnh viện kém hiệu quả đang gây dư luận trong cộng đồng và đặt ra nhiều thách thức đối với nhiều cấp, ngành, đặt biệt là ngành y tế. Tuy nhiên giải quyết vấn đề này không phải một sớm một chiều, vì chúng ta đang đối mặt với rất nhiều khó khăn, bất cập và nhất là thiếu đồng bộ.

Những khó khăn chủ yếu là:

- Nguồn kinh phí đầu tư cho chất thải y tế lớn. Theo ước tính sơ bộ, tổng kinh phí đầu tư cho toàn bộ chương trình đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng và khí vào khoảng 1,60 tỷ đồng chưa kể chi phí cho sử dụng đất, phương tiện thu gom, vận chuyển, kinh phí vận hành và bảo trì. Vốn đầu tư cần được huy động từ các nguồn ngân sách nhà nước, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nguồn giúp đỡ của các chính phủ và tổ chức phi chính phủ. Hiện nay các bệnh viện có lò đốt nhưng kinh phí để chi trả cho năng lượng để vận hành, xử lý tro, để trả lương cho nhân công còn chưa được quy định sẽ lấy từ đâu. Các bệnh viện không thể tự tiện nâng giá khám bệnh để bù vào chi phí xử lý chất thải của mình. Vì vậy có bệnh viện tuy đã trang bị lò đốt rác y tế nhưng vẫn không vận hành vì không có đủ kinh phí.

- Nhận thức về thực hành xử lý chất thải rắn y tế trong cán bộ y tế, nhân viên trực tiếp làm công tác xử lý chất thải bệnh viện vẫn còn chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và hiệu quả phân loại, thu gom và vận chuyển, tiêu huỷ chất thải. Một số lãnh đạo bệnh viện chưa thực sự quan tâm đến việc xử lý chất thải. Việc tuyên truyền giáo dục ý thức cộng đồng vẫn chưa sâu rộng, đôi khi dư luận qua báo chí còn làm dân hoang mang, gây tâm lý quá lo sợ đối với chất thải bệnh viện từ đó gây sức ép không đáng có đối với các cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Môi trường thực hiện pháp chế chưa thuận lợi mặc dù đã có luật bảo vệ môi trường, qui chế quản lý chất thải nguy hại do thủ tướng chính phủ ban hành và qui chế quản lý chất thải y tế do bộ trưởng bộ y tế ban hành nhưng các văn bản pháp quy này chưa thực sự thấm sâu vào đới sống. Việc thực hiện đúng quy chế quản lý chất thải y tế mới chỉ có ở một số ít bệnh viện. Nhiều nơi chính quyền, lãnh đạo chỉ huy bệnh viện vẫn chưa quan tâm đầu tư kinh phí và phương tiện để thực hiện quy chế.

- Các giải pháp về xử lý chất thải chưa đồng bộ, sự phối hợp liên ngành còn kém hiệu quả trong mọi công đoạn xử lý chất thải. Nhiều nơi bệnh viện đã phân loại chất thải y tế và chất thải sinh hoạt nhưng do Công Ty Công Trình Đô Thị chưa có lò đốt nên đã từ chối vận chuyển và xử lý chất thải y tế. Hiện nay vẫn chưa có qui định cụ thể trách nhiệm của từng bộ, ngành phối hợp hoạt động trong từng công đoạn quản lý chất thải y tế.

3.5. Giới thiệu một số lò đốt hiện đang sử dụng tại Việt Nam

Từ khi Bộ Y Tế ban hành quy chế quản lý chất thải y tế kèm theo quyết định số 2575/1999/QĐ-BYT theo đó các bệnh viện Trung Ương, các bệnh viện tại các thành phố lớn đã quan tâm đúng mức và có nhiều hoạt động cụ thể, quyết liệt để giải quyết vấn đề môi trường bệnh viện, quản lý và xử lý chất thải y tế. Với sự hỗ trợ của chính phủ cả về chủ trương cũng như chính sách nên nhiều nguồn vốn được huy động. Cho tới năm 2003, trên phạm vi cả nước đã có 35 tỉnh được đầu tư xây dựng và lắp đặt hệ thống lò đốt rác y tế, tổng số lò đốt là 43 với tổng công suất được khai thác triệt để có thể đủ tiêu huỷ Khoảng 50% lượng chất thải rắn nguy hại trong cả nước.

Việt Nam đã chọn công nghệ đốt rác để tiêu huỷ chất thải rắn y tế nguy hại, trong đó rất chú ý tới ô nhiễm thứ cấp do quá trình đốt. Do vậy công nghệ đốt đa vùng Multi-zone Combustion được ưu tiên lựa chọn. Đã ban hành văn bản kỹ thuật đánh giá lò đốt và chỉ tiêu giám sát để hỗ trợ cho các cơ sở đầu tư xây dựng,

khai thác lò đốt. Các văn bản liên quan trực tiếp tới lò đốt rác y tế là TCVN-7380, TCVN-7381 ban hành 2005.

Danh sách tỉnh hiện đã có lò đốt chất thải rắn y tế đã được lắp đặt và đưa vào khai thác vận hành tại Việt Nam.(Xem phụ lục 3). Trong đó Hà Nội là tỉnh được đầu tư 5 lò đốt với công suất 450kg/h, nhiều nhất trong tất cả các tỉnh thành. Ngoài ra Kiên Giang, Thái Nguyên 2 lò. Cũng theo bảng ta thấy hiện nay ở các bệnh viện trong cả nước số lượng và chủng loại lò đốt chất thải y tế được sử dụng khá đa dạng và phong phú. Trong đó, lò đốt chất thải hiệu Hoval MZ4 và MZ2 là được sử dụng nhiều nhất.

Hiện nay các nhà sản xuất trong nước đã chế tạo sản xuất được một số lò đốt rác y tế như lò đốt rác y tế VHI-18B sản phẩm của Viện Khoa Học Vật Liệu và Công Ty Trang Thiết Bị Công Trình Y Tế, lò này lắp đặt và vận hành tại Bệnh viện đa khoa Bắc Kạn, hay lò đốt rác y tế LD-YTI30 v.v.

Xử lý chất thải nguy hại bằng phương pháp đốt thường có chi phí đầu tư và vận hành cao trong biện pháp xử lý chất thải rắn, nhưng lại có ưu điểm tốt nhất mà

Một phần của tài liệu luận văn hiện trạng quản lý chất thải rắn tại các bệnh viện ở việt nam (Trang 25 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w