4.3.1. Chôn lấp
Đa số các bệnh viện trong tỉnh do xây dựng đã lâu, với qui mô nhỏ và không đủ kinh phí để lắp đặt một hệ thống lò đốt chất thải y tế. Công ty Công Trình Đô Thị lại từ chối ký hợp đồng thu gom, xử lý chất thải y tế vì không có hệ thống tiêu hủy. Vì vậy phương pháp xử lý chất thải nguy hại chung là thiêu đốt thủ công (vào mùa khô) và chôn lấp (vào mùa mưa). Do diện tích đất rộng, bệnh viện đã sử dụng để chôn lấp chất thải y tế. Bệnh viện sẽ dành ra một khu đất trống phía sau khuôn viên bệnh viện để chôn lấp chất thải. Tại đây chất thải sẽ được cho vào hố và sau một thời gian khi hố đầy sẽ được lấp đất lên và tiếp tục đào hố khác. Vào mùa mưa hố sẽ được đào sâu hơn và lấp lớp đất dày hơn.
Chất thải được chôn lấp không theo một qui trình công nghệ nào, không đảm bảo an toàn và vệ sinh. Dễ gây ô nhiễm môi trường đất và mạch nước ngầm.
Địa điểm chôn lấp chất thải lại rất gần với phòng bệnh nhân. Không có khoảng cách ly an toàn, dễ ảnh hưởng đến bệnh nhân, người nhà cũng như cán bộ nhân viên bệnh viện.
4.3.2. Thiêu hủy
Trên địa bàn tỉnh, ngoài những bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh được nâng cấp xây dựng mới lại trong những năm gần đây đã có những đầu tư để xây dựng khu lưu chứa chất thải, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải y tế do Trung Tâm Nghiên Cứu Công Nghệ và Thiết Bị Công Nghiệp của trường đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh thiết kế và lắp đặt để xử lý chất thải rắn, lỏng của bệnh viện. Toàn tỉnh hiện có 4 bệnh viện đã đầu tư lắp đặt hệ thống lò đốt chất thải y tế chiếm tỉ lệ 20% (bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện đa khoa An Khê, bệnh viện đa khoa Ayunpa
với công suất thiết kế 40 kg/h, bệnh viện Mang Yang với công suất thiết kế 20 – 30 kg/h do Hàn Quốc chế tạo). Chất thải y tế sẽ được xử lý bằng phương pháp đốt trong lò kín, sử dụng lò đốt 2 buồng. Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay, được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Nhiên liệu sử dụng để đốt là khí gas tạo ra nhiệt độ khá cao 12500C. Khói độc hữu cơ được đốt 2 lần tạo điều kiện cho chúng chuyển hóa thành những chất vô hại cho con người.
Nhưng hiện nay lò đốt của bệnh viện đa khoa tỉnh bị hỏng từ tháng 9 đến nay vẫn chưa được đầu tư sữa chữa nên bệnh viện phải đốt chất thải y tế tại một góc phía sau bệnh viện. Trong quá trình đốt thủ công bằng dầu gây ra khói bụi, mùi khét rất khó chịu phát tán ra không chỉ trong khuôn viên bệnh viện mà còn lan ra cả khu dân cư lân cận, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nhân viên bệnh viện và cả khu dân cư xung quanh bệnh viện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế. Qui chế quản lý chất thải bệnh viện kèm theo quyết định 2575/1999/QĐ-BYT.
2. Quyết định 64/2003/QĐ-TTG của thủ tướng chính phủ ngày 23/08/2003 về việc phê duyệt “ kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng”
3. Sở Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường Gia Lai. Báo cáo hiện trạng môi trường Gia Lai 2003.
4. Sở Khoa Học Công Nghệ & Môi Trường Gia Lai. Báo cáo hiện trạng môi trường Gia Lai 2005.
5. Sở Y Tế tỉnh Gia Lai. Báo cáo tổng kết công tác y tế năm 2005 và triển khai kế hoạch năm 2006.
6. Trần Bình Minh & CTV. Niên giám thống kê. Cục thống kê Gia Lai. 2005.
7. Trần Hiếu Nhuệ & CTV. Quản lý chất thải rắn. NXB xây dựng. 2001. 8. Phạm Ngọc Châu. Môi trường bệnh viện nhìn từ gòc độ quản lý chất thải.
NXB Thế Giới. 2004.
9. Xây dựng kế hoạch cải thiện môi trường đối với các bệnh viện gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo quyết định 64/2003/QĐ-TTG.