0
Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM (Trang 36 -41 )

4.2.1. Vài nét về ngành y tế của tỉnh Gia Lai

Tỉnh Gia Lai trong thời gian gần đây đã bước đầu thể hiện về sự vững vàng y tế cơ sở, y tế kỹ thuật cao, y tế phổ cập và phòng chống dịch. Mạng lưới y tế đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được cũng cố và phát triển. Cơ sở khám chữa bệnh được đầu tư nâng cấp, công tác chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng có nhiều tiến bộ. Toàn tỉnh hiện có 16 bệnh viện đa khoa cấp huyện, 13 trung tâm y tế dự phòng, 3 bệnh viện đa khoa khu vực, 16 phòng khám đa khoa khu vực, 94,2% thôn bản có y tế, 96% xã có trạm y tế, 100% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi, 100% phòng khám khu vực có bác sĩ đang công tác, tỷ lệ xã có bác sĩ là 30%. Trình độ chuyên môn của đội ngũ làm công tác y tế ngày càng nâng lên rõ rệt, toàn ngành có 2746 cán bộ y tế, có 409 bác sĩ (số bác sĩ có trình độ sau đại học là 112). Tỷ lệ giường bệnh là 15,5/1000 dân. Trong năm 2005 có 390447 người là đồng bào dân tộc thiểu số và 38000 người kinh nghèo được cấp thẻ khám chữa bệnh. Tỷ lệ ký sinh trùng sột rét/lam máu từ 6,9% năm 2000 giảm còn 0,5% năm 2005; tỷ lệ mắc bệnh bướu cổ từ 7,8% năm 2000 giảm còn 4% năm 2005; tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em từ 43% năm 2000 giảm còn 33% năm 2005; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số là 2,86% giảm 0,55% so với năm 2000; tỷ suất sinh bình quân hàng năm giảm 0,09 – 1,1%. Bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai là bệnh viện trung tâm tỉnh, được xây dựng năm 1975. Hiện nay với 110 y bác sĩ và 600 giường bệnh, bệnh viện tiếp nhận khoảng 600 bệnh nhân trong một ngày. Với số giường bệnh hiện có, bệnh viện có thể đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân trong tỉnh. Bệnh viện đa khoa tỉnh được trang bị máy CT scanner, máy nội soi, máy thở, máy chạy thận nhân tạo v.v. góp phần vào việc chuẩn đoán và chữa trị tốt hơn cho bệnh nhân. Công tác khám chữa bệnh cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi dần dần đi vào nề nếp, đủ thuốc để khám chữa bệnh cho người nghèo, số lượt người nghèo được khám chữa bệnh miễn phí tăng gấp 2 lần so với năm 2004.

Công tác xã hội hoá y tế đạt được tiến bộ đáng kể, mạng lưới y tế cơ sở dần được cũng cố, 100% số xã có nữ hộ sinh hoặc y sĩ sản nhi. Việc xử lý ở các bệnh viện có nhiều tiến bộ.

Trong những năm qua tỉnh đã tranh thủ nhiều nguồn vốn để tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị cho các cơ sở tuyến tỉnh, huyện và trạm y tế xã. Từng bước chuẩn hoá dần dần và đảm bảo được khả năng thực hiện các dịch vụ phòng bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân toàn tỉnh. Cùng với sự phát triển của mạng lưới y tế hệ thống y tế dân lập cũng đã hình thành và có vai trò tích cực trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu, hướng dẫn nhân dân phòng, chữa bệnh và sử dụng thuốc an toàn hợp lý. Đến nay toàn tỉnh đã có hơn 220 cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Công tác quân dân y kết hợp trên địa bàn được quan tâm và cũng cố. Các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh đã làm tốt công tác cấp cứu, khám chữa bệnh cho nhân dân trong dịp tết nguyên đán, các dịp lễ trong năm.

Bảng 4.2: Số Lần khám chữa bệnh Trong Năm 2005

STT Nội dung Đơn vị Tổng

số Tuyến tỉnh Tuyến huyện Tuyến 1 Số lần khám bệnh Người 540553 103095 21245 225008 2 Điều trị nội trú Người 49957 22517 25830 1608 3 Điều trị ngoại trú Người 185552 2507 43003 14002

(Nguồn: Niên giám thống kê 2005 tỉnh Gia Lai - Cục Thống Kê Gia Lai)

Một số đơn vị điều trị có công suất giường bệnh cao như: bệnh viện đa khoa tỉnh Gia Lai (185,6%), bệnh viện đa khoa huyện Đắk Đoa (140,6%), bệnh viện đa khoa khu vực Ayunpa (140%), v.v. Các đơn vị công suất sử dụng giường bệnh thấp như: bệnh viện Y Học Cổ Truyền (74%), bệnh viện đa khoa Chư Păh (67,8%), bệnh viện Điều Dưỡng (53,6%), v.v.

4.2.2. Khối lượng và thành phần chất thải bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Bên cạnh những thành tựu trong công tác khám chữa bệnh thì vấn đề môi trường trong bệnh viện cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Mặc dù, Các cơ sở điều trị đảm bảo duy trì tốt việc cấp cứu khám và điều trị bệnh nhân. Nghiêm túc chấp hành các qui chế chuyên môn, qui trình kiểm tra vệ sinh buồng bệnh, vệ sinh ngoại cảnh, tinh thần thái độ phục vụ bệnh nhân cũng ngày càng tốt hơn, chất lượng dịch vụ y tế được nâng cao. Sở y tế đã tổ chức điều tra việc thực hiện qui chế chuyên môn, việc thực hiện y đức tại các cơ sở điều trị. Nhưng hiện nay lượng

chất thải phát sinh trong bệnh viện ngày một nhiều với thành phần và tính chất nguy hại: kim tiêm, găng tay, cao su, bông, băng thấm dịch hoặc máu, các loại thuốc quá hạn, bệnh phẩm và rác thải phóng xạ. Tuy chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với chất thải sinh hoạt và chất thải công nghiệp nhưng chất thải rắn y tế và bệnh phẩm lại có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và lây truyển dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân mà việc xử lý chưa được triệt để đang là một trong những vấn đề bức xúc cần phải được quan tâm giải quyết hàng đầu để tránh lây nhiễm cho cộng đồng và ảnh hưởng đến môi trường sống.

Bảng khối lượng chất thải y tế phát thải theo giường bệnh (Xem phụ lục 4) Theo bảng ta thấy bệnh viện đa khoa tỉnh là bệnh viện có lượng chất thải rắn phát sinh nhiều nhất. Với 600 giường bệnh lượng chất thải rắn phát sinh là 850 kg/ngày (chiếm tỉ lệ 39,53%), trong đó lượng chất thải y tế nguy hại là 170 kg/ngày (chiếm tỉ lệ % 38,37). Bệnh viện 211, bệnh viện 331 mặc dù là bệnh viện quân đội nhưng có khối khám và điều trị cho nhân dân và cũng là bệnh viện lâu năm, có uy tín trên địa bàn tỉnh nên số lượng bệnh nhân đến khám và điều trị bệnh tại đây cũng rất nhiều. Mỗi ngày bệnh viện 211 (chất thải rắn phát sinh là 200 kg/ngày lượng chất thải y tế nguy hại là 40 kg/ngày), bệnh viện 331 (chất thải rắn phát sinh là 125 kg/ngày lượng chất thải y tế nguy hại là 25 kg/ngày) cũng thải ra một lượng chất thải đáng kể.

Lượng chất thải rắn phát sinh ít nhất tại các bệnh viện huyện Ia Pa (chất thải rắn phát sinh là 35 kg/ngày chiếm 1,63%, lượng chất thải y tế nguy hại là 8 kg/ngày chiếm 1,8%), Đăk Pơ (chất thải rắn phát sinh là 30 kg/ngày chiếm 1,4%, lượng chất thải y tế nguy hại là 7 kg/ngày chiếm 1,58%) do là huyện mới thành lập, dân số ít, số lượng giường bệnh ít nên lượng chất thải phát sinh mỗi ngày không cao.

Lượng chất thải nguy hại tại các bệnh viện Y Học Cổ Truyền (5 kg/ngày chiếm tỉ lệ 1,13%), bệnh viện Điều Dưỡng & Phục Hồi Chức Năng (5 kg/ngày chiếm tỉ lệ 1,13%) phát thải ít nhất vì tại các bệnh viện này lượng chất thải chủ yếu là chất thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt, nằm điều trị tại bệnh viện của bệnh nhân và cán bộ nhân viên trong bệnh viện. Ở đây các bệnh nhân chủ yếu nằm điều dưỡng, lượng chất thải y tế chủ yếu là bông băng của quá trình tiêm thuốc, chai truyền dịch nên không cao.

4.2.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn của tỉnh a. Các nguồn phát sinh chất thải

 Chất thải sinh hoạt: là các loại chất thải như rau cỏ, vỏ trái cây, thức ăn dư thừa, túi nilon, giấy vụn và các loại rác tương tự.

 Chất thải y tế: gồm các loại như bông băng phẫu thuật, kim tiêm, ống nhựa, chai lọ, que, cây gỗ, .v.v. các loại chất thải nguy hại như các tế bào mô phẫu thuật, thai nhi, sừng, xương động vật, v.v.

b. Phân loại và thu gom

Theo qui định của Sở Y Tế tỉnh Gia Lai

 Phải phân loại rõ ràng các loại chất thải y tế và chất thải sinh hoạt  Rác thải sinh hoạt: phải được thu gom vào thùng màu xanh tập trung

nơi qui đinh và chuyển ra bãi rác của trung tâm.

 Rác thải y tế: qui định thu gom vào thùng màu đỏ, vàng vận chuyển bằng xe chuyên dụng đi vào lối hành lang qui định và tập trung tại nơi xử lý (lò đốt chất thải y tế).

 Chất thải sau khi phân loại, thu gom sẽ được vận chuyển bằng xe chuyên dùng về khu trung chuyển của bệnh viện theo đường vận chuyển riêng và phải theo giờ giấc qui định.

 Phân loại chất thải

Nhìn chung các bệnh viện đã thực hiện phân loại chất thải ngay tại nguồn (chiếm 100%) nhưng việc phân loại vẫn còn rất sơ sài, nhiều khi còn lẫn lộn giữa chất thải sinh hoạt với chất thải y tế, bông băng và kim tiêm khi đã sử dụng.

Màu sắc của các túi và thùng đựng chất thải chưa đúng theo qui chế quản lý chất thải bệnh viện, còn tùy tiện, có gì sử dụng nấy.

Hầu hết các bệnh viện tuyến tỉnh do mới được xây dựng lại trong thời gian gần đây khoảng 20% (bệnh viện đa khoa tỉnh năm 2001, bệnh viện đa khoa An Khê năm 2004, bệnh viện đa khoa Mang Yang năm 2002, bệnh viện đa khoa Ayunpa năm 2004) cơ sở vật chất đã được đầu tư mới. Còn lại 80% (chủ yếu là các bệnh viện tuyến huyện) cơ sở vật chất còn sơ sài, đặc biệt dụng cụ thu gom chất thải thiếu thốn, không được quan tâm đầu tư.

Thùng chứa rác: thùng màu xanh đựng chất thải sinh hoạt

Hộp màu vàng đựng các vật sắc nhọn và có dòng chữ không đựng quá vạch này

Các túi đựng chất thải có dây buộc để tiện cho việc thu gom  Thu gom chất thải

Đối với các bệnh viện tuyến tỉnh do khối lượng bệnh nhân đông, lượng chất thải phát sinh mỗi ngày nhiều. Các y tá, hộ lý sẽ tiến hành việc thu gom chất thải hằng ngày ở các khoa phòng vào những giờ nhất định. Các bệnh viện tuyến huyện lượng chất thải phát sinh ít do tỉ lệ bệnh nhân không cao lắm nên thường chỉ thu gom khi nào thùng đựng chất thải đầy và không có thời gian qui định cụ thể.

Các bệnh viện không có đủ các phương tiện bảo hộ lao động cho nhân viên trực tiếp tham gia vào việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải.

Không chỉ có các đối tượng như bác sĩ, y tá mà cả những người trực tiếp thực hiện việc phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải cũng chưa được giáo dục, huấn luyện để tham gia vào các hoạt động quản lý chất thải y tế.

Đối với các bệnh viện tuyến huyện thường trong quá trình làm việc đã thực hiện việc phân loại chất thải y tế nhưng khi vận chuyển đến nơi xử lý lại được nhập chung lại giữa chất thải sinh hoạt và chất thải y tế và đem xử lý như nhau.

c. Lưu trữ, vận chuyển chất thải tới nơi tiêu hủy

Thực tế tại 1 số bệnh viện trên địa bàn tỉnh (khoảng 20%) mặc dù có khu lưu chứa chất thải nhưng không theo đúng qui định. Chất thải sinh hoạt sau mỗi lần thu gom (vào lúc 6h và 17h mỗi ngày) sẽ được tập trung vào một dãy hành lang dọc lối đi lại của bệnh viện sau đó mới vận chuyển về nhà lưu chứa để công ty Công Trình Đô Thị vận chuyển đến nơi tiêu hủy cuối cùng (bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện Mang Yang.v.v.). Ở những bệnh viện khác (25%) các điểm lưu chứa chất thải được bố trí tại 1 khu đất trống bên trong khuôn viên bệnh viện (bệnh viện 211, 331, bệnh viện đa khoa thành phố Pleiku, bệnh viện Điều Dưỡng và Phục Hồi Chức Năng, bệnh viện Y Học Cổ Truyền). Một số bệnh viện do qui mô nhỏ, đất rộng nên thường đào hố sau bệnh viện và vận chuyển chất thải đổ vào hố chứ không có khu lưu chứa riệng biệt. Nhiều bệnh viện huyện bãi chứa chất thải lại rất gần với phòng bệnh nhân (bệnh viện đa khoa Đăk Đoa, bệnh viện đa khoa Ia Grai v.v.).

Vì không có khu lưu chứa riêng biệt hoặc có nhưng chưa đúng tiêu chuẩn, điều kiện vệ sinh không đảm bảo, nhiều khi chất thải được vận chuyển ra khu tập kết rác nhưng công ty Công Trình Đô Thị chưa đến thu gom kịp sẽ có những nguy cơ rủi ro như: côn trùng xâm nhập, mùi, ảnh hưởng đến môi trường bệnh viện, ảnh hưởng đến sức khỏe bệnh nhân và người thân cũng như cán bộ công nhân viên bệnh viện khi qua lại khu vực này.

Khoảng 45% bệnh viện bao gồm các bệnh viện trong khu vực thành phố và một số bệnh viện tuyến tỉnh đã ký hợp đồng với Công Ty Công Trình Đô Thị đến

thu gom những túi đựng chất thải sinh hoạt của bệnh viện và vận chuyển đến nơi tiêu hủy là các bãi rác công cộng của thành phố, của huyện (bệnh viện đa khoa tỉnh, bệnh viện 211, bệnh viện 331, bệnh viên đa khoa thành phố Pleiku.v.v)

Còn lại 55% bệnh viện đào hố chứa rác thải sinh hoạt sau 1 thời gian khi rác thải đầy sẽ tiến hành thiêu đốt ngoài trời hoặc chôn lấp.

Đối với chất thải y tế sau khi được thu gom từ các khoa phòng sẽ được tiêu hủy ngay bằng cách đào hố chôn lấp (80%) hoặc thiêu đốt trong các lò đốt chất thải bệnh viện (20%).

Cả nhân viên bệnh viện lẫn nhân viên công ty Công Trình Đô Thị đều chưa được đào tạo, hướng dẫn về những nguy cơ có liên quan đến việc thu gom, vận chuyển và tiêu hủy chất thải rắn y tế nguy hại.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở VIỆT NAM (Trang 36 -41 )

×