1.2.1. Khái niệm giá trị văn hóa
GT là một khái niệm của nhiều khoa học khác nhau: toán học, xã hội học, triết học, nghệ thuật, văn hóa học…. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về GT, từ khách thể, từ chủ thể, từ các mối quan hệ.
Từ góc độ triết học, trong cơng trình “Cơ sở siêu hình học đạo đức” [99] của mình vào cuối thế kỉ XVIII, I. Kant (1786) cho rằng: “mọi vật thể có xu hướng có GT quy định bởi lẽ nếu khơng có xu hướng và nhu cầu xây dựng trên những xu hướng ấy thì vật cũng chẳng có GT gì”. Từ góc độ tốn học, năm 1967, Hartman trong cơng trình “Cấu trúc của GT, những cơ sở của GT học khoa học” [94] đã chỉ ra ba cấp độ của GT là: GT tổng quát, GT khu biệt và GT cá biệt. Hartman cũng đã chỉ ra ba chiều kích của GT là: GT hệ thống, GT ngoại tại và GT nội tại. Như vậy có thể thấy, trong cơng trình của mình, Hartman đã chỉ ra cấu trúc GT bằng mơ hình tốn học với các quan hệ GT và mệnh đề GT. Từ góc độ xã hội học, năm 1973, nhà xã hội học hiện đại Mỹ - J.H Fitcher đã đưa ra quan niệm về GT: “Tất cả những gì có lợi, đáng ham chuộng hoặc đáng kính phục đối với một con người hoặc nhóm người đều có một GT” [89].
Từ cách tiếp cận chủ thể, khách thể, từ điển Triết học do M.M. Rozental chủ biên [109], thì lại định nghĩa GT như sau: “GT là những định nghĩa về mặt xã hội của các khách thể trong thế giới chung quanh nhằm nêu bật tác dụng tích cực hoặc tiêu cực của khách thể ấy đối với con người và xã hội (cái lợi, thiện, ác, cái đẹp và cái xấu nằm trong những hiện tượng của đời sống xã hội hoặc tự nhiên). Xét bề ngoài, các GT là các đặc tính của sự vật hoặc hiện tượng, khơng phải đơn thuần do kết cấu bên trong của bản thân khách thể, mà do khách thể bị thu hút vào phạm vi tồn tại xã hội của con người và trở thành cái mang những quan hệ xã hội nhất định. Đối với chủ thể (con người), các GT là các đối tượng lợi ích của nó, cịn đối với ý thức của nó thì chúng đóng vai trị là những vật định hướng hàng ngày trong thực trạng vật thể và xã hội, chúng biểu thị các quan hệ thực tiễn của con người đối với sự vật và hiện tượng xung quanh mình”.
Một số nhà xã hội học Việt Nam, trong quan niệm về GT của mình đã khång định rõ hơn yếu tố chủ thể thơng qua nhận thức, tình cảm và hành vi của chủ thể, như Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Thạc và Mạc Vân Trang (1995) đã quan niệm: "Bất cứ sự vật nào đó cũng có thể xem là có GT, dù nó là vật thể hay tư tưởng, miễn là nó được người ta thừa nhận, người ta cần đến nó như một nhu cầu, hoặc cấp cho nó một vị trí quan trọng trong đời sống của họ... Trong mọi GT đều chứa đựng yếu tố nhận thức, yếu tố tình cảm và yếu tố hành vi của chủ thể trong mối quan hệ với sự vật, hiện tượng mang GT, thể hiện sự lựa chọn và đánh giá của chủ thể" [79].
Tác giả Nguyễn Thị Hoàng Yến trong báo cáo tổng kết nhiệm vụ khoa học và công nghệ đề tài cấp bộ “Giáo dục GTVHTT trong nhà trường phổ thông Việt Nam” lại khẳng định: “GT là tồn tại khách quan. Các vật, các tư tưởng mang GT, các bậc thang GT, các kiểu GT không phụ thuộc cá nhân người này hay người khác. Tuy nhiên, mỗi
GT chỉ biểu hiện thông qua đánh giá và thể hiện tính có ích trong cải biên thực tiễn.” [82].
Tác giả cũng cho rằng cần có một hệ nhận thức nào đó của con người thì mới đánh giá được, rồi từ đó cũng đi đến kết luận là GT có mối quan hệ giữa chủ quan và khách quan. Tác giả còn chỉ rõ các mối quan hệ chủ quan khách quan này gồm mối quan hệ giữa cá nhân với hiện thực và mối quan hệ giữa cộng đồng và hiện thực. Bởi vậy theo tác giả có những GT được đo bằng thước đo chung của cộng đồng nhưng cũng có GT được đo bằng thước đo riêng của cá nhân.
Từ cách tiếp cận tổng hợp (chủ thể, khách thể và các mối quan hệ), Trần Ngọc Thêm (2016) đưa ra định nghĩa: "GT là tính chất của khách thể, được chủ thể đánh giá là tích cực xét trong so sánh với các khách thể khác cùng loại trong một bối cånh không gian - thời gian cụ thể” [62, tr.39]. Từ cách tiếp cận của văn hóa học, Ngơ Đức Thịnh (2010) đã định nghĩa khái niệm "giá trị" như sau: "GT là những đánh giá của con người về các hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng những cái đó là cần, là tốt, là hay, là đẹp, hay đó chính là những cái được con người cho là chân, thiện, mỹ giúp khång định và nâng cao bản chất người. Một khi những nhận thức GT ấy đã hình thành và định hình thì nó chi phối cách suy nghĩ niềm tin, hành vi, tình cảm của con người". [66, tr.22] Theo tác giả, có GT cá nhân và GT xã hội. Tác giả cũng luận bàn thêm, suy cho cùng, GT cá nhân cũng là sự biểu hiện của GT xã hội, thơng qua các GT cá nhân ta có thể nhận biết được GT xã hội. Do vậy, tác giả kết luận nói GT chính là GT xã hội, nó gắn bó mật thiết với hoạt động sống của con người, sự tồn tại và phát triển của mọi xã hội vì theo ơng “có cái gì gắn bó với con người mà lại khơng thuộc về xã hội, bởi vì bản chất người về cơ bản vẫn là bản chất xã hội của nó”. Cịn tác giả Trần Trọng Thủy (1993) khi nghiên cứu về “GT, định hướng GT và nhân cách”
[70] cũng xem GT là một hiện tượng xã hội điển hình, biểu thị các sự vật, hiện tượng, các thuộc tính và quan hệ của hiện thực, các tư tưởng, các chuẩn mực, mục đích và lý tưởng, các hiện tượng của tự nhiên và xã hội được con người tạo ra nhưng đều phục vụ cho sự tiến bộ của xã hội và sự phát triển của cá nhân con người.
Hai tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Đinh Thị Kim Thoa (2010) lại nhìn “giá trị” từ các góc độ khác nhau [43]:
- Dưới góc độ Xã hội học, GT được quan tâm ở nội dung, nguyên nhân, điều kiện kinh tế xã hội cụ thể trong quá trình hình thành hệ thống GT nhất định của một xã hội. - Dưới góc độ Đạo đức học, GT luôn gắn liền với những khái niệm trung tâm như: cái thiện, cái ác, cơng bằng, bình đẳng, bác ái bởi vì khái niệm GT thuộc phạm vi đời sống đạo đức của con người, các quan hệ xã hội và quá trình hình thành các chuẩn mực, quy tắc đạo đức của xã hội.
- Dưới góc độ Tâm lý học, khái niệm GT được nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu hành vi, hoạt động của con người và dự báo sự phát triển của nhân cách.
nào đó có ích, có nghĩa, đáng q đối với chủ thể, được mọi người thừa nhận.” [43, tr. 7] Người ta có thể phân chia GT thành: GT vật chất, GT tinh thần, GT riêng, GT chung, GT xã hội. Có quan điểm cho rằng GT là cái vốn có của khách thể, nhưng mỗi chủ thể lại có thể đánh giá, xem xét nó trên những góc độ khác nhau, đưa đến những quan niệm khác nhau về GT. Vì con người cũng có nhiều điểm tương đồng trong định hướng GT, nên có những GT được số đơng chấp nhận và những GT này sẽ trở thành GT chung của xã hội. Tuy nhiên, GT cũng là phạm trù có tính lịch sử.
Nếu vẫn nhìn “giá trị” theo cách phân loại GT vật chất và GT tinh thần thì tài liệu “giáo dục” của Bộ văn hóa Thể thao Philippin và từ điển Tiếng Việt của Nxb Khoa học xã hội đều định nghĩa GT là sự kết hợp của cả hai loại GT trên.
Theo tài liệu “Giáo dục giá trị” (Bộ văn hóa Thể thao Philippin), khái niệm GT có thể hiểu: “Một vật có GT khi nó được thừa nhận là có ích và mong muốn có được những thứ đó đã ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của con người. Khơng chỉ có hàng hóa vật chất mà cả lý tưởng và những khái niệm đều có GT như: sự thật, công lý, lương thiện” [90].
Theo từ điển Tiếng Việt (Nxb Khoa học xã hội), GT là cái mà con người dùng làm cơ sở để xem xét một vật có lợi ích đến mức nào đối với con người; cái mà con người dựa vào dùng để xem xét một người đáng quý đến mức nào về mặt đạo đức, trí tuệ, tài năng; những quan niệm và thực tại về cái đẹp, sự thật, điều thiện của xã hội; tính chất quy ra được thành tiền của một vật trong quan hệ buôn bán, đổi chác; độ lớn của một đại lượng, một lượng biến thiên [80].
Từ những định nghĩa trên có thể thấy: tuy có sử dụng các cách diễn đạt khác nhau để định nghĩa GT nhưng các nhà nghiên cứu đều có những điểm chung trong khái
niệm GT và đây cũng là quan điểm của tác giả luận án liên quan đến khái niệm GT:
- Trước hết, đó là hệ thống những đánh giá mang tính chủ quan của con người, về bất
cứ một hiện tượng tự nhiên, xã hội, tư duy.
- Thứ hai, GT ở đây chỉ hàm nghĩa những gì tích cực, những cái có ích, có lợi, cịn
những GT tiêu cực thì được coi là những phản GT hay phi GT, khác với cách hiểu của triết học cho rằng có GT tích cực và GT tiêu cực.
- Thứ ba, có GT cá nhân và GT xã hội; nhưng nói đến GT là nói đến GT xã hội vì suy
cho cùng GT cá nhân cũng là biểu hiện của GT xã hội và thông qua GT cá nhân ta có thể nhận biết được GT xã hội.
1.2.1.2. Khái niệm văn hóa
Trong cuốn “Quan điểm về văn hóa” (The idea of culture) của nhà xuất bản Oxford, Terry Eagleton (2000) đã khẳng định “Văn hóa là một trong hai hoặc ba từ phức tạp nhất trong tiếng Anh” [88] (“Culture is said to be one of the two or three most complex words in the English language.”).
Từ năm 1871, trong tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy”, Taylor đã định nghĩa: “Văn hóa hay văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học nói chung gồm có tri thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách là thành viên của xã hội.” [112]. Với định nghĩa này, Taylor đã nhấn mạnh các nội dung tri thức, tín ngưỡng và nghệ thuật của văn hóa và chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa con người và văn hóa. Tuy nhiên, trong định nghĩa này tác giả đã đồng nhất văn hóa với văn minh và khơng thấy được văn hóa về mặt cấu trúc bao gồm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần.
Trong nghiên cứu về văn hóa của mình, nhà văn hóa học người Nga E.E. Orlova thì cho rằng: “Cần phải hiểu văn hóa là một chỉnh thể, văn hóa với tư cách là một hệ thống” (dẫn theo V.M Rodin: Văn hóa học [58]). Trong định nghĩa này E.E. Orlova đã nhấn mạnh tính chỉnh thể, hệ thống của văn hóa.
UNESCO, Tổ chức GD, Khoa học và Văn hóa thế giới trong một dịp lễ phát động thập kỉ thế giới phát triển của văn hóa đã đưa ra định nghĩa như sau: “Văn hóa là tổng thể các hệ thống GT, bao gồm các mặt tình cảm, tri thức, vật chất tinh thần của xã hội. Nó khơng thuần túy bó hẹp trong sáng tác nghệ thuật mà bao gồm cả phương thức sống, những quyền cơ bản của con người” [114]. Với định nghĩa này, văn hóa được tiếp cận từ góc độ GT và bao gồm nhiều nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống. Chính tổ chức này cũng đã đưa ra cấu trúc gồm hai thành tố của văn hóa là: văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Cách phân chia như trên đã phản ánh được dạng thức tồn tại của văn hóa là hữu hình và vơ hình. Với cách phân chia này, các yếu tố vật thể và phi vật có thể xâm nhập vào nhau, khơng tách rời hay đối lập nhau. Năm 2003, UNESCO đã cơng bố “Cơng ước bảo vệ văn hóa phi vật thể” và một trong những nước đầu tiên kí vào cơng ước này có Việt Nam chúng ta.
Trong cơng trình “Hệ giá trị văn hóa Việt Nam” của Ngơ Đức Thịnh (2019), văn hóa được hiểu là “tổng thể các hoạt động sáng tạo của con người từ quá khứ đến hiện tại, hay cũng có thể hiểu là hệ thống các GT do con người tạo ra trong q trình thích ứng và biến đổi môi trường tự nhiên, môi trường xã hội.” [67, tr. 21]. Những GTVH được thể hiện thành các di sản văn hóa dân tộc, dưới dạng vật chất, tinh thần, và cùng với nó là con người với tư cách vừa sáng tạo ra các GTVH vừa là kết quả của q trình sáng tạo đó.
Coi văn hóa gắn với các phương thức hoạt động và sinh hoạt của con người, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một quan niệm về văn hóa dễ hiểu, gần gũi với đời sống: "Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn." [45, tr.431]. Qua quan niệm này, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh đến GT của văn hóa là "đáp ứng nhu cầu của đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn". Học giả Đào Duy Anh cũng có cách hiểu về văn hóa giống như vậy khi quan niệm văn hóa là cách sinh hoạt của con người. [1]
Trần Ngọc Thêm (2004) trong cơng trình “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” [60] đã lựa chọn cách định nghĩa "giá trị" đối với văn hóa: "Văn hóa là hệ thống hữu cơ các GT vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy trong q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình". Trong định nghĩa này, tác giả đã khẳng định văn hóa là những sáng tạo của con người, mang lại GT cho con người, trong đó bao gồm cả GT vật chất và GT tinh thần, nó rút ra từ đời sống thực tiễn của con người tương tác với môi trường tự nhiên và xã hội mà họ đang sống. Điều đó cũng có nghĩa, khơng phải tất cả những cái gì con người tạo ra đều là văn hóa, mà chỉ có những cái đã kết tinh thành GT thì cái đó mới là cốt lõi của văn hóa.
Cũng theo Trần Ngọc Thêm (2014), thì mặc dù có hàng trăm định nghĩa về văn hóa khác nhau, thì các định nghĩa này, tựu trung lại vẫn xoay quanh một số khuynh hướng [61].
Nếu xét theo cách thức ta thấy có hai loại định nghĩa về văn hóa: định nghĩa miêu tả và định nghĩa nêu đặc trưng. Trong loại định nghĩa miêu tả, các nhà nghiên cứu liệt kê các thành tố của văn hố, ví dụ như trong định nghĩa về văn hóa của E.B.Tylor (1871). Định nghĩa nêu đặc trưng có ba khuynh hướng căn bản:
Khuynh hướng thứ nhất coi văn hóa là những kết quả (sản phẩm) nhất định. Đó có thể là những GT, những TT, những nếp sống, những chuẩn mực, những tư tưởng, những thiết chế xã hội, những biểu trưng, ký hiệu, những thông tin… mà một cộng đồng đã sáng tạo, kế thừa, và tích luỹ. Một ví dụ của loại định nghĩa này là định nghĩa của Ngô Đức Thịnh (2019) về văn hóa.
Khuynh hướng thứ hai xem văn hố như những q trình. Đó có thể là những hoạt động sáng tạo, những cơng nghệ, những qui trình, những phương thức tồn tại, sinh sống và phát triển, cách thức thích ứng với mơi trường, phương thức ứng xử của con người… Định nghĩa của chủ tịch Hồ Chí Minh về văn hóa là một ví dụ cho khuynh