Yếu tố nhà trường

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên đại học sư phạm ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Trang 56)

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên đạ

1.4.1. Yếu tố nhà trường

Nhà trường đại học, khoa sư phạm là môi trường quan trọng ảnh hưởng đến giáo dục GTVHTT cho SV đại học SPNN. Trong môi trường sư phạm này, các tác động tích cực được phát huy cao độ, “mang bản sắc sư phạm”, các tác động tiêu cực được hạn chế tối đa [44, tr. 216]. Đây là môi trường để SV học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, tham gia các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp trong tương lai. Trường đại học là nơi tổ chức giáo dục, đào tạo SV có mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện để phát huy tiềm năng của SV và phát triển phẩm chất, năng lực của SV phù hợp với ngành nghề đã chọn. Hiệu quả của giáo dục GTVHTT phụ thuộc nhiều vào năng lực,

trình độ tổ chức của nhà trường. Yếu tố nhà trường tác động đến giáo dục GTVHTT cho SV ở những điểm như sau:

- Ý thức của lãnh đạo, ban giám hiệu nhà trường, của Lãnh đạo khoa SPNN cũng như sự quan tâm của lực lượng GD này đến công tác giáo dục nhân cách, phẩm chất cho SV, đến việc gìn giữ và phát huy các GTVHTT.

- Mối quan hệ giữa cán bộ, GV với nhau và với SV trong trường cũng như mối quan hệ giữa SV với SV. Chỉ khi SV cảm thấy được an tồn, được tơn trọng, được u thương, được học tập và rèn luyện trong môi trường dựa trên nền tảng của các GTVHTT thì họ mới có thể hiểu, hình thành niềm tin và có những hành động biểu hiện GTVHTT. Mối quan hệ tốt đẹp, phù hợp với các GTVHTT của các lực lượng GD trong nhà trường có tác dụng nêu gương, khuyến khích SV thể hiện quan điểm, cảm xúc và hành vi liên quan đến các GTVHTT.

- Năng lực giáo dục GTVHTT của GV. GV trước hết phải khơi dậy lòng yêu nghề, những GT cốt lõi ở SV. GV phải có năng lực truyền tải các GTVHTT của dân tộc đến SV, là những tấm gương nghề nghiệp để xây dựng niềm tin ở SV và SV noi theo. - Chương trình đào tạo nghề, chương trình giáo dục GTVHTT phù hợp với SV sư phạm ngoại ngữ. Chương trình này bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện hỗ trợ, nguồn tài liệu.

+ Đặc thù của đào tạo nghề (sư phạm + ngoại ngữ) cũng là một yếu tố tác động đến giáo dục GTVHTT cho SV. Đặc thù lựa chọn chuyên ngành này sẽ tác động đến định hướng lựa chọn GTVHTT của SV SPNN để phù hợp với những chuẩn mực nghề nghiệp mà xã hội kì vọng.

1.4.2. Tính tích cực, chủ động và ý thức tự giáo dục của SV

Tính tích cực, chủ động của SV SPNN là một trong những yếu tố then chốt tác động đến hiệu quả của giáo dục GTVHTT. SV SPNN không những cần biết và hiểu về các GTVHTT của dân tộc mà cịn cần chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục trong và ngoài giờ lên lớp; các hoạt động chung của trường, Khoa, của Đoàn, Hội để trải nghiệm các GTVHTT. Quá trình tham gia các hoạt động này một cách chủ động, tích cực sẽ giúp SV có thể tự chiêm nghiệm, hình thành niềm tin và có những hành vi hiểu hiện các GTVHTT. Đồng thời, quá trình chủ động, tích cực tham gia các hoạt động học tập, rèn luyện như trên cũng giúp SV SPNN hình thành những định hướng GT phù hợp với đặc thù nghề nghiệp đã chọn lựa. Tích tích cực, chủ động của SV cũng là một nhân tố quan trọng giúp chuyển hóa q trình giáo dục GTVHTT

thành quá trình tự GD của mỗi SV SPNN, đảm bảm cơng tác giáo dục GTVHTT có thể được tiến hành liên tục, thường xuyên, lâu dài.

1.4.3. Yếu tố gia đình

Gia đình là mơi trường đầu tiên và quan trọng đối với việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi SV nên được coi là yếu tố tác động không nhỏ đến giáo dục GTVHTT. Truyền thống gia đình, sự nêu gương của phụ huynh, bầu khơng khí tâm lý của gia đình, điều kiện kinh tế của gia đình,… đều có những ảnh hưởng nhất định đến nhận thức, thái độ và hành vi của SV [74]. Gia đình có vai trị trong việc điều chỉnh ý thức, cảm xúc và hành động của SV liên quan đến các GTVHTT bởi đây là nơi diễn ra các mối quan hệ xã hội đầu tiên của mỗi SV. Gia đình là “pháo đài đề kháng”, giữ gìn, chuyển giao các GTVHTT cho SV, là “bộ máy sáng lọc”, tiếp nhận, xử lí thơng tin và hình thành nên những chuẩn mực GTVHTT cốt lõi cho SV. [64, tr. 146]. Ý thức trách nhiệm của phụ huynh, vai trị, uy tín của họ cũng như kinh nghiệm định hướng thế hệ trẻ là một trong những yếu tố cốt lõi để đảm bảo hiệu quả của công tác giáo dục GTVHTT.

1.4.4. Bối cảnh hội nhập quốc tế

“Hội nhập quốc tế” (tiếng Anh là “international integration”) là một thuật ngữ chủ yếu được dùng trong lĩnh vực kinh tế quốc tế và chính trị học quốc tế, thuật ngữ này ra đời từ khoảng giữa thế kỉ XX ở Châu Âu. Ở Việt Nam, có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về hội nhâp quốc tế, trong đó khái niệm của Phạm Quốc Trụ đưa ra về hội nhập quốc tế được sử dụng khá phổ biến: “Hội nhập quốc tế được hiểu như là quá trình các nước tiến hành các hoạt động tăng cường sự gắn kết họ với nhau dựa trên sự chia sẻ về lợi ích, mục tiêu, GT, nguồn lực, quyền lực (thẩm quyền định đoạt chính sách) và tuân thủ các luật chơi chung trong khuôn khổ các định chế hoặc tổ chức quốc tế.” (Phạm Quốc Trụ, 2011). [72]

Ngày nay, hội nhập quốc tế được xem là một xu thế tất yếu của thế giới, là yêu cầu có tính khách quan, theo đó các quốc gia tham gia các hoạt động của đời sống quốc tế trên hầu hết các lĩnh vực và ở các mức độ khác nhau do tác động của q trình tồn cầu hóa ngày càng sâu rộng. Bắt nhịp xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và tự do hóa thương mại, từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Quá trình hội nhập này đã mang đến những thời cơ không nhỏ nhưng cũng chứa đựng những thách thức nhất định đối với cơng cuộc phát triển bền vững và tồn diện của đất nước nói chung và cũng như đối với cơng tác GD thế hệ trẻ, trong đó có giáo dục GTVH TT cho SV.

Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10/4/2013 về hội nhập quốc tế [16] đã chỉ ra hội nhập quốc tế trong đó có hội nhập kinh tế quốc tế và hội nhập các lĩnh vực khác nhằm góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phịng, bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy phát triển văn hóa, xã hội. Cùng với xu hướng tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực của xã hội, văn hóa cũng khơng nằm ngồi xu hướng đó trên cơ sở vừa thống nhất những quy tắc chung của con người, vừa giữ được những GTVH TT tốt đẹp của dân tộc. Hội nhập quốc tế đã tạo ra sự đồng nhất tương đối giữa quan niệm về những GT cần có và quy tắc ứng xử chung mang tính quốc tế cho SV Việt Nam. SV ngày nay với những đặc điểm như tuổi trẻ, có tri thức, năng động, nhạy bén, dễ tiếp thu cái mới đã nhanh chóng hịa nhập vào dịng chảy mới trong quá trình hội nhập. Điều này đã tạo nên sự xích lại gần nhau các GTVH trong một tinh thần sẻ chia, cảm thông, cởi mở. Trong các lĩnh vực đặc trưng của tuổi trẻ như tình bạn, tình u,… các biểu hiện này có thể dễ dàng được nhận thấy. Các quan niệm về GTVH của SV Việt Nam, ngồi cái riêng của mình, cũng đang xuất hiện những GT chung hòa nhập với thế giới, mở ra những cơ hội giao lưu, học hỏi mới cho SV.

Bên cạnh đó, hội nhập quốc tế cũng dẫn đến sự dịch chuyển nhất định trong xã hội về các quan niệm GT, do vậy một số GTVH của dân tộc cần được giữ lại nhưng cũng cần bổ sung, đổi mới về nội dung trên tinh thần tiếp thu các GTVH tinh thần tốt đẹp của văn minh nhân loại. Trong các lĩnh vực của hội nhập quốc tế, hội nhập văn hóa-xã hội đóng vai trị quan trọng trong việc làm cho các quốc gia thực sự xích lại gần nhau hơn, làm sâu sắc hơn q trình hội nhập. Hội nhập văn hóa-xã hội giúp các dân tộc ở các quốc gia khác nhau ngày càng gần gũi, chia sẻ với nhau nhiều hơn về các quan niệm GT, phương thức tư duy và hành động, tạo ra sự hài hòa thống nhất ngày càng cao giữa các chính sách xã hội của các nước thành viên, đồng thời cũng giúp người dân các nước thành viên được thụ hưởng GTVH của nhân loại, các phúc lợi xã hội. Và quan trọng hơn, quá trình này giúp hình thành và củng cố tình cảm gắn bó thuộc về một cộng đồng rộng lớn hơn quốc gia của mình - đó chính là ý thức cơng dân tồn cầu. Đây được coi là cơ hội để SV có thể tiếp thu các GTVH tinh hoa của nhân loại, cũng như có ý thức làm giàu thêm cho văn hóa dân tộc mình, quảng bá được GTVH tinh thần TT của dân tộc Việt Nam cho các dân tộc khác.

1.4.4.2. Hội nhập quốc tế: thách thức đối với giáo dục GTVHTT cho SV

Hội nhập quốc tế mà trước hết là hội nhập quốc tế về kinh tế đã tạo ra sự cạnh tranh gay gắt khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí có thể phá sản, điều đó kéo theo những hậu quả về mặt kinh tế - xã hội. Ngồi ra hội nhập kinh tế cịn tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế quốc gia vào thị trường bên ngoài, làm cho nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế cũng làm gia tăng khoảng cách giàu - nghèo. Điều này đã gây ra khó khăn trong giáo dục GTVHTT cho SV, vì một bộ phận SV cho rằng sự nỗ lực, phấn đấu học tập,

rèn luyện, sự chăm chỉ thực hành và việc có ý thức tiếp nhận các GTVHTT trong nhà trường đại học không đem lại cho họ một cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy. Từ đó xuất hiện thái độ hồi nghi, xem nhẹ việc giáo dục GTVHTT trong một bộ phận SV.

Dưới sự tác động của hội nhập quốc tế, thang GTVHTT cũng có sự thay đổi. Một số GTVHTT dân tộc như lối sống tình nghĩa, thủy chung, u thương con người vốn có vị trí quan trọng trong xã hội thì nay dường như đang dần mai một trong thế hệ trẻ. Ngày càng xuất hiện nhiều những biểu hiện có tính thực dụng trong quan niệm GT và hành vi ứng xử của một bộ phận SV. Một số SV có lối sống cá nhân, thực dụng, ích kỉ trong các quan hệ ứng xử, coi trọng GT vật chất hơn GT tinh thần, coi trọng lợi ích trước mắt hơn lợi ích lâu dài, coi trọng lợi ích cá nhân hơn lợi ích tập thể, thờ ơ, lãnh đạm với những người xung quanh. Đề cao cá nhân, tách mình ra khỏi tập thể, khơng coi trọng việc học, thiếu kiến thức lịch sử - xã hội, thiếu kĩ năng xã hội là hiện tượng có thể gặp ở một bộ phận SV. Sự giản dị, trong sáng trong GTVHTT của dân tộc được thay bằng lối sống xa hoa, trụy lạc của một số SV; thước đo GT nhân cách thông qua năng lực tinh thần như nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ giờ được họ thay thế bằng tình trạng đánh giá con người thông qua thu nhập, qua của cải, vật chất, qua phương tiện vật chất,… Lối sống thực dụng, lối sống hưởng thụ, lối sống sùng ngoại, hướng ngoại giờ đang có xu hướng lan rộng trong một bộ phận SV. Vẫn cịn có những SV chưa có bản lĩnh văn hóa, thụ động, dễ bị lơi kéo xã rời các GTVHTT của dân tộc, thiếu ý thức rèn luyện, yếu kém về nhận thức chính trị, chưa xác định được lí tưởng sống đúng đắn, thiếu khá năng lựa chọn thơng tin đúng đắn, các GTVH đích thực trong một bộ phận SV còn rất đáng lo ngại.

Như vậy, hội nhập quốc tế mang lại những thời cơ và đồng thời cả những thách thức, tác động tích cực và cả tiêu cực đến đời sống xã hội đặc biệt là đến việc ý thức, hình thành và biến đổi hệ GTVH của con người nói chung và SV nói riêng. Do đó, việc giáo dục GTVHTT cho SV trong bối cảnh hội nhập quốc tế là việc làm hệ trọng và cần thiết nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực.

Giáo dục GTVHTT là vấn đề đã được các nhà nghiên cứu trong nước và trên thế giới tìm hiểu và dành nhiều sự quan tâm trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Các nghiên cứu về giá trị và giáo dục, văn hóa, GTVH và GTVHTT, giáo dục GTVH và giáo dục GTVHTT trong nhà trường ở Việt Nam và trên thế giới đã chỉ ra các nhiệm vụ, nội dung và cách thức để giáo dục GTVHTT trong nhà trường. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào liên quan đến việc giáo dục GTVHTT cho sinh viên đại học SPNN trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

GTVHTT là một bộ phận của truyền thống. Đề tài quan niệm GT VHTT là các GT tốt đẹp, tiêu biểu cho một nền văn hóa, được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc và được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Giáo dục GTVHTT là một q trình tổ chức, hướng dẫn, kích thích hoạt động tự giác, tích cực của người được GD giúp họ lĩnh hội được các GTVHTT, làm cho các GTVHTT cần được hình thành trở thành các GT bên trong mỗi cá nhân, phù hợp với mong đợi và yêu cầu của xã hội. Q trình giúp SV có được nhận thức, thái độ, hành vi tích đúng đắn, tích cực về các GTVHTT, giúp chuyển hóa các GTVHTT của dân tộc thành những GTVH của SV.

Tiếp cận theo quan điểm hệ thống, giáo dục GTVHTT cho SV đại học SPNN cũng được coi là một quá trình GD. Trong quá trình GD này, nhà GD cần xác định được mục tiêu, nội dung, phương pháp GD, cũng như xác định được cách thức tổ chức, con đường GD, mơ hình giáo dục giá trị văn hóa truyền thống phù hợp với đặc điểm đối tượng trong điều kiện cụ thể, đặc thù. Giáo dục GTVHTT cần lưu ý cơ chế hình thành GT, để tác động đến cả ba phần nhận thức, thái độ, hành vi nhằm chuyển hóa các GTVHTT của xã hội thành những GT bên trong của mỗi cá nhân. Trong giáo dục GTVHTT, cần thực hiện mục tiêu không chỉ nâng cao nhận thức, điều chỉnh thái độ của SV đại học SPNN đối với các GTVHTT mà còn giúp SV thể hiện được những hành vi biểu hiện các GT này.

Giáo dục GTVHTT cho SV SPNN chịu ảnh hưởng của các yếu tố như tính tích cực, chủ động, tự giáo dục của SV, yếu tố nhà trường, yếu tố gia đình và bối cảnh hội nhập quốc tế. Bối cảnh HNQT đã mang lại một số thuận lợi cho giáo dục GTVHTT cho SV nói chung và SV đại học SPNN nói riêng, nhưng cũng tạo ra khơng ít thách thức. Giáo dục GTVHTT cho SV đại học SPNN trong bối cảnh này là một việc làm vô cùng cần thiết để hạn chế nhưng ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực mà bối cảnh này mang lại.

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA GIÁO DỤC CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CHO SV ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGOẠI NGỮ TRONG BỐI

2.1. Kinh nghiệm giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ của một sốnƣớc trên thế giới nƣớc trên thế giới

GTVHTT được coi là những GT tương đối ổn định, tốt đẹp, tiêu biểu cho dân tộc, tạo nên bản sắc cho dân tộc đó. Do vậy, mỗi dân tộc cần bảo vệ, duy trì và phát triển các

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên đại học sư phạm ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Trang 56)