Kinh nghiệm giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho thế hệ trẻ của một số nước

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên đại học sư phạm ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Trang 62 - 63)

nƣớc trên thế giới

GTVHTT được coi là những GT tương đối ổn định, tốt đẹp, tiêu biểu cho dân tộc, tạo nên bản sắc cho dân tộc đó. Do vậy, mỗi dân tộc cần bảo vệ, duy trì và phát triển các GTVHTT, làm điểm tựa để sáng tạo các GTVH mới và là cơ sở để giao lưu văn hóa quốc tế. Ý thức được điều này, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những cách thức khác nhau trong việc giáo dục GTVHTT cho thế hệ trẻ để bảo tồn và phát huy các GTVHTT. Để có thể giáo dục GTVHTT cho thế hệ trẻ Việt Nam một cách hiệu quả, việc tham khảo, nghiên cứu kinh nghiệm giáo dục GTVHTT của các nước trên thế giới thông qua các cách thức khác nhau là một việc làm vô cùng cần thiết.

2.1.1. Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống được thể hiện qua quan điểm, chủ trương của nhà nước và cần được thể chế hóa bằng các chính sách, bộ luật

Với mục tiêu duy trì văn hố sinh hoạt TT nhằm xây dựng tinh thần dân tộc, trong nhiều thập kỷ gần đây việc bảo tồn và phát triển văn hoá TT ở Hàn Quốc đã thể hiện nhất quán từ quan điểm, chiến lược, thể chế, đầu tư ngân sách của chính phủ và đặc biệt là hành động tự giác của mỗi người dân. Chính phủ Hàn Quốc đặc biệt coi trọng việc bảo tồn và phát triển văn hoá TT. Điều này trước hết được thể ở quan điểm, chiến lược nhất qn của chính phủ, sau đó được cụ thể hố bằng hiến pháp, các bộ luật, pháp lệnh chuyên ngành. Nét đặc trưng của Luật pháp Hàn Quốc liên quan đến văn hóa là ngồi hiến pháp, và các bộ luật chuyên ngành về văn hố TT, để cụ thể hơn, Hàn Quốc cịn ban hành các luật chuyên biệt, hẹp hơn như “Luật đại học văn hoá TT”; “Luật quảng bá võ thuật TT”; “Luật về các ngôi chùa TT...”. Các luật này là cơ sở quan trọng trong công tác giáo dục GTVHTT cho nhân dân nói chung và cho thế hệ trẻ nói riêng.

Ở Trung Quốc, giáo dục GTVHTT được thể hiện rõ nét qua Luật GD của nước cộng hòa nhân nhân Trung Hoa và mục tiêu của GD phổ thông Trung Quốc. Luật GD Trung Quốc tại điều 7 quy định: “GD phải kế thừa và phát huy TT lịch sử, văn hóa ưu tú của dân tộc Trung Hoa, tiếp thu mọi thành quả ưu tú, văn minh, phát triển của nhân loại”. Chính phủ Anh cũng rất quan tâm đến việc đưa các GT cốt lõi của nước Anh (trong đó có các GTVHTT) vào chương trình GD trong nhà trường. Năm 2006, Bộ trưởng GD bậc cao của Anh Bill Rammel trong một bài phát biểu tại Đại học South Bank đã nhấn mạnh SV cần phải được học các GT TT của Anh như là một nỗ lực để thúc đẩy một xã hội gắn kết hơn [113]. Ơng cũng thơng tin là các hiệu trưởng uy tín của các trường sẽ phải xem lại chương trình GD trong vịng 6 tháng để tìm ra cách lồng ghép các GT TT nên đưa vào chương trình GD một cách hiệu quả nhất. Ông Bill Rammel cũng phát biểu rằng Anh là một đất nước đa văn hóa, tuy nhiên muốn phát triển thịnh vượng thì

cần chú trọng vào những GT TT, những GT cốt lõi chung. Chính vì vậy mà việc GD GT Anh TT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong nhà trường.

Luật GD Anh Quốc năm 2014 đã quy định tất cả các trường ở Anh buộc phải thúc đẩy sự phát triển về xã hội, đạo đức, tinh thần, văn hóa, (SMSC-society, moral, spirit, culture development) cho học sinh, SV. Và để làm được điều này thì tất cả các trường thúc đẩy việc GD các GT anh quốc cốt lõi, bao gồm: “dân chủ, tôn trọng luật pháp; tự do cá nhân; tôn trọng lẫn nhau, và tôn trọng sự khác biệt”.

Ở Đức, trong những năm gần đây, chính phủ đặc biệt quan tâm đến vấn đề chuẩn GT. Chính phủ Đức đã có nhiều chính sách khuyến khích các nhà khoa học tiến hành các nghiên cứu để tìm hiểu về sự biến đổi các GTVHTT ở Đức. Đó là lí do tại sao rất nhiều nghiên cứu được tiến hành hàng năm ở đất nước này để tìm hiểu xem những GT đạo đức TT vốn đã gắn bó với người Đức bấy lâu có cịn quan trọng nữa hay khơng và đâu mới là những GT quan trọng nhất với người Đức hiện nay những GTVH TT có thể kể đến là “đúng giờ, siêng năng, ý thức, trách nhiệm, nguyên tắc, trật tự, trung thành, vâng lời, có đạo đức và thực hành tơn giáo” [92] đã tồn tại từ thế kỉ XIX. Trong nghiên cứu cấp quốc gia của Gisela Trommsdorff (1983) về biến đổi GT ở Đức, tác giả đã chỉ ra nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi này, tác giả cũng so sánh GT giữa thanh niên Đức và thanh niên Nhật Bản trên các chiều kích: GT cá nhân, GT xã hội, GT chính trị [114]. Kết quả của nghiên cứu này với rất nhiều các nghiên cứu về GTVH TT ở Đức đã chỉ ra rằng GTVH TT ở Đức ít nhiều có sự biến đổi trong những thập kỉ qua. Các kết quả này cũng là những gợi ý quan trọng trong công tác giáo dục GTVHTT ở Đức.

Như vậy qua kinh nghiệm giáo dục GTVHTT ở Anh, Đức, Hàn Quốc, và Trung Quốc, chúng ta thấy muốn giáo dục GTVHTT thành cơng thì trước hết cần phải có quan điểm, chủ trương chỉ đạo của nhà nước, và phải được thể chế hóa qua chính sách luật pháp của nhà nước.

Một phần của tài liệu Giáo dục giá trị văn hóa truyền thống cho sinh viên đại học sư phạm ngoại ngữ trong bối cảnh hội nhập quốc tế. (Trang 62 - 63)