HỐIPHIẾU ĐÒI NỢ (BILL OF EXCHANGE/DRAFT) 1 Nguồn pháp lý

Một phần của tài liệu Giáo trình môn Thanh toán quốc tế (Trang 26 - 28)

1. BẢNG BIỂU Bảng 1: TỶ GIÁ CHÉO

2.2. HỐIPHIẾU ĐÒI NỢ (BILL OF EXCHANGE/DRAFT) 1 Nguồn pháp lý

2.2.1. Nguồn pháp lý

Việc ký phát và sử dụng Hối phiếu đòi nợ phải tuân thủ quy định của pháp luật. Nguồn luật sử dụng để điều chỉnh Hối phiếu có thể là luật quốc gia hoặc luật quốc tế (trong trường hợp quốc gia đã phê chuẩn hoặc mặc nhiên áp dụng hoặc điều chỉnh luật quốc gia của mình theo nguồn luật quốc tế).

2.2.1.1. Nguồn luật quốc tế

- Luật thống nhất về hối phiếu đòi nợ và hối phiếu nhận nợ – Uniform Laws for Bills of Exchange and Promissory Notes (ULB 1930)

27

Luật này được áp dụng tại phần lớn các nước Châu Âu, Brazil và Japan

Theo lệnh của toàn quyền Pháp năm 1936, các nước Đông Dương (gồm cả Việt Nam) cũng áp dụng luật này.

- Luật Hối phiếu nhận nợ của Anh – Bills of Exchange Act (BEA 1882)

Luật này được áp dụng tại Anh và các nước đã từng là thuộc địa của Anh như Australia, Hongkong, Singapore, India…

- Luật Thương mại thống nhất của Mỹ – Uniform Commercial Codes (UCC 1962); Bản sửa đổi năm 1978

Luật này được áp dụng tại Mỹ và các nước thuộc Châu Mỹ latinh, các nước phụ thuộc Mỹ.

2.2.1.2. Nguồn luật quốc gia

Hầu hết mỗi quốc gia có luật về hối phiếu địi nợ hoặc có luật thương mại điều chỉnh hối phiếu địi nợ.

* Việt Nam:

Nguồn pháp lý về hối phiếu đòi nợ đã từng bước được xây dựng và hoàn thiện - Từ ngày 01/01/1998 đến trước ngày 01/7/2000 (Chỉ có 2 điều khoản trong Luật Thương mại điều chỉnh về hối phiếu đòi nợ

- Từ ngày 01/7/2000 đến trước ngày 01/7/2006: Pháp lệnh Thương phiếu - Từ ngày 01/7/2006: Luật các công cụ chuyển nhượng

2.2.2 Khái niệm Hối phiếu đòi nợ 2.2.2.1. Khái niệm

Theo Điều 4.2 Luật Các công cụ chuyển nhượng (Việt Nam): “Hối phiếu địi nợ là giấy tờ có giá do người ký phát lập, yêu cầu người bị ký phát thanh tốn khơng điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một thời điểm nhất định trong tương lai cho người thụ hưởng”.

Theo BEA 1882, ULB 1930: “Hối phiếu đòi nợ là một tờ mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện do một người ký phát cho một người khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiếu hoặc đến một ngày cụ thể nhất định hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của người này trả cho một người khác hoặc trả cho người cầm phiếu”.

28

Căn cứ vào người ký phát, hối phiếu đòi nợ gồm: - Hối phiếu đòi nợ của ngân hàng

- Hối phiếu đòi nợ thương mại

Hối phiếu địi nợ thường dùng trong thanh tốn về ngọai thương là Hối phiếu đòi nợ thương mại. Trên cơ sở Luật các cơng cụ chuyển nhượng, có thể định nghĩa: Hối phiếu đòi nợ thương mại là giấy tờ có giá do người bán ký phát, yêu cầu người bị ký phát thanh toán khơng điều kiện một số tiền xác định khi có yêu cầu hoặc vào một

Một phần của tài liệu Giáo trình môn Thanh toán quốc tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)