Các quy ước về hình cắt

Một phần của tài liệu CHƯƠNG IVBIỂU DIỄN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT (Trang 28 - 30)

b. Chia theo số lượng mặt phẳng cắt

3.2.2- Các quy ước về hình cắt

- Vi trí của các mặt phẳng cắt được vẽ bằng nét cắt là nét liền đậm. Nét cắt được đặt tại những chỗ giới hạn của các mặt phẳng cắt, chỗ bắt đầu, chỗ kết thúc, chỗ chuyển tiếp và chỗ giao nhau của các mặt phẳng cắt.

-Ở nét cắt đầu và nét cắt cuối có mũi tên chỉ hướng nhìn,được đặt vng góc với nét cắt tại điểm giữa. Bên cạnh mũi tên có ghi chữ hoa để chỉ tên gọi mặt phẳng cắt. Phía trên hình cắt có ghi tên gọi bằng chữ hoa tương ứng theo kiểu A-A; B-B. Nét gạch ngang bên dưới vẽ bằng nét liền đậm.

-Nếu mặt phẳng cắt trùng với mặt phẳng đối xứng của vật thể và các hình biểu diễn đặt gần nhau có liên hệ chiếu thì khơng cần ghi vị trí và tên gọi hình cắt

-Để giảm bớt số lượng hình biểu diễn, cho phép ghép một phần hình chiếu và một phần hình cắt hoặc các phần hình cắt với nhau thành một hình biểu diễn theo cùng một

-Nếu hình cắt kết hợp là hìnhđối xứng thì có thể ghép một nửa hình chiếu với một nửa hình cắt . Nửa hình cắt được đặt bên phải của trục đối xứng thẳng đứng hoặc bên dưới trục đối xứng nằm ngang, cịn nửa hình chiếu được đặt bên trái trục đối xứng thẳng đứng hoặcbên trên trục đối xứng nằm ngang. Trục đối xứng đựơc dùng làm đường gianh giới giữa chúng.

- Nếu vật thể có hình cắt kết hợp trên đó có một cạnh thấy trùng với trục đối xứng thì dùng nét lượn sóng làm đường phân cách. Nét lượn sóng vẽ lệch sang phần hình chiếu hay phần hình cắt tuỳ theo nét liền đậm thuộc phần hình biểu diễn nào.

- Trong trường hợp hình chiếu và hình cắt khơng có chung trục đối xứng cũng cho phép ghép một phần hình chiếu và một phần hình cắt, khi đó đường phân cách là nét lượn sóng.

-Khi ghép một phần hình chiếu với nhiều phần hình cắt của vật thể trên một hình biểu diễn nào đó ta có thể lấy hai trục đối xứng làm đường phân cách.

-Trong tất cả các trường hợp trên hình cắt kết hợp, không vẽ các nét đứt ở bên phần hình chiếu mà phía đối xứng của các nét này đã được thể hiện bên phần hình cắt.

3.3. Mặt cắt

Như đã trình bày trong phần khái niệm về hình cắt và mặt cắt ở trên ta có định nghĩa về mặt cắt như sau: Mặt cắt là hình biểu diễn phần vật thể nằm ngay trên mặt phẳng cắt mà khơng biểu diẽn phần phía sau.

Khác với hình cắt, trên mặt cắt khơng vẽ hình chiếu của phần vật thể nằm phía sau mặt phẳng cắt

Một phần của tài liệu CHƯƠNG IVBIỂU DIỄN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)