Cách ghi ký hiệu độ nhám bề mặt

Một phần của tài liệu CHƯƠNG IVBIỂU DIỄN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT (Trang 41 - 44)

a. Phân loại bản vẽ cơ khí

4.5.3. Cách ghi ký hiệu độ nhám bề mặt

TCVN 5707:1993 quy định các ký hiệu nhám bề mặt và cách ghi trên các bản vẽ chi tiết, tiêu chuẩn này cũng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 1302:1978 Indicating symbols of surface roughness on technical drawings.

a) Ký hiệu nhám

Các ký hiệu nhám có ba loại được vẽ bằng nét liền mảnh.

-Chiều cao h của ký hiệu nhám bằng chiều cao của khổ chữ số kích thước trên cùng một -Ký hiệu ở hình a dùng trong trường hợp khơng quy định phương pháp gia công lần cuối đối với bề mặt. Ký hiệu ở hình bđược dùng trong trường hợp bề mặt được gia công bằng phương pháp tách bỏ lớp vật liệu như tiện, phay, bào, mài…Ký hiệu ở hình c dùng cho trường hợp bề mặt được gia công bằng phương pháp không tách bỏ lớp vật liệu như rèn, dập, đúc, cán …

a b c

b) Quy tắc ghi ký hiệu nhám

-Ký hiệu nhám bề mặt trên hình biểu diễn của chi tiết được ghi trên đường bao, hoặc trên đường kéo dài của đường bao, cho phép ghi trên giá ngang của đường dẫn nếu thiếu chỗ

-Đỉnh của ký hiệu nhám được chỉ vào bề mặt cần ghi còn chiều của chữ số chi độ nhám phải theo chiều của quy tắc ghi kích thước.

- Nếu tất cả các bề mặt của chi tiết có cùng độ nhám, thì ký hiệu nhám được ghi chung ở góc trên bên phải bản vẽ.

Nếu phần lớn các bề mặt của chi tiết có cùng một cấp độ nhám, ký hiệu nhám được ghi ở góc trên bên phải bản vẽ với ký hiệu được đặt trong ngoặc đơn . Các bề mặt cịn lại thì ghi trực tiếp ký hiệu nhám trên đường bao.

-Nếu trên bản vẽ không vẽ prôfin răng ,then hoa ta ghi ký hiệu nhám trên đường biểu diễn mặt chia.

-Ký hiệu nhám của prôfin ren được ghi lên prơfin ren hoặc trên đường gióng kích thước của ren.

-Nếu các bề mặt bao quanh của chi tiết có cùng cấp độ nhám, thì ký hiệu nhám được ghi một lần kêm theo chữ bao quanh.

Trị số nhám của lớp phủ bề mặt được ghi trên đường chấm gạch đậm biểu diễn lớp phủ. Khi cần thiết cho phép ghi nhám bề mặt trước khi phủ.

Ngồi các loại hình biểu diễn đã quyđịnh, trên các bản vẽ còn cho phép dùng một số cách biểu diễn quy ước và đơn giản như sau:

-Nếu có một số phần tử giống nhau, phân bố đều như lỗ, rãnh, răng ... thì chỉ cần biểu diễn một vài phần tử, các phần tử còn lại được vẽ đơn giản hoặc vẽ theo quy ước, cho phép ghi chú số lượng phần tử đó.

-Nếu hình chiếu, hình cắt, mặt cắt là hìnhđối xứng thì cho phép chỉ vẽ một nửa hoặc q nửa hình biểu diễn đó. Nếu vẽ một nửa thì hình biểu diễn được giới hạn bằng nét chấm gạch mảnh, nếu vẽ quá nửa thì hình biểu diễn được giới hạn bằng nét lượn sóng.

-Khi khơng cần vẽ chính xác, cho phép vẽ đơn giản các hình chiếu giao tuyến của các mặt, khi đó có thể thay đường cong giao tuyến bằng cung tròn hoặc đường thẳng.

-Đường biểu diễn phần chuyển tiếp chuyển tiếp được vẽ quy ước bằng nét liền mảnh hoặc không vẽ nếu chúng không thể hiện rõ rệt.

-Cho phép vẽ tăng thêm độ dốc, độ cơn nếu chúng q nhỏ. Trên các hình chiếu chỉ vẽ một đường của phần có kích thước nhỏ (phần đỉnh) của độ dốc, độ côn.

-Khi cần phân biệt mặt phẳng và phần mặt cong của vật thể, cho phép kẻ hai đường chéo bằng nét liền mảnh trên phần mặt phẳng.

-Với những chi tiết quá dài, có mặt cắt không đổi hoặc thay đổi đều đặn trên suốt chiều dài đó (như trục, thanh truyền, thép hình ...) thì cho phép vẽ cắt lìa ở phần giữa, đường kich thước vẫn kẻ suốt.

-Đối với vật thể có kết cấu như lưới bao, trang trí, trạm trổ, khía nhám ... cho phép chỉ vẽ một phần của kết cấu đó.

-Cho phép biểu diễn ngay trên hình cắt phần vật thể đã bị cắt bỏ đi bằng nét chấm gạch đậm.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG IVBIỂU DIỄN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)