Hình chiếu chính

Một phần của tài liệu CHƯƠNG IVBIỂU DIỄN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT (Trang 34 - 37)

a. Phân loại bản vẽ cơ khí

4.2.1. Hình chiếu chính

Trên bản vẽ cơ khí, hình chiếu quan trọng nhất là hình chiếu từ trước (hình chiếu đứng) hay cịn gọi là hình chiếu chính. Hình chiếu chính phải thể hiện được những đặc trưng nhất về hình dạng và kích thước của chi tiết, đồng thời phản ánh được vị trí làm việc hoặc vị trí gia cơng của chi tiết.

Khi vẽhình chiếu chính, ta phải dựa trên hai quy tắc về cách đặt chi tiết để xác định vị trí của chi tiết so với hệ thống các mặt phẳng hình chiếu. Có hai cách đặt chi tiết như sau:

+ Đặt chi tiết theo vị trí làm việc

Vị trí làm việc của chi tiết là vị trí của chi tiết ở trong ở trong máy. Mỗi chi tiết thường có một vị trí xác định trong máy. đặt chi tiết theo vị trí làm việc là để người đọc bản vẽ dễ hình dung ra cấu tạo của vật thể. Ví dụ ụ động của máy tiện ln ở vị trí nằm ngang, đầu hướng về phía bên trái.

+ Đặt chi tiết theo vị trí gia cơng

Một số chi tiết (thường là các chi tiết chuyển động như tay quay, thanh truyền ...) khơng có vị trí làm việc cố định trên máy, một số loại chi tiết khác tuy có vị trí cố định trên máy nhưng lại nghiêng so với mặt bằng (các trục ...). Đối với những chi tiết này nên đặt chúng theo vị trí trên các máy gia cơng. Những chi tiết có dạng trịn xoay như trục, bạc ... thường được gia cơng trên máy tiện, vì vậy khi vẽ hình chiếu chính của chúng người

hình biểu diễn thích hợp sao cho với số lượng hình biểu diễn là ít nhất mà lại thể hiện được đầy đủ nhất và rõ ràng nhất về cấu tạo và hình dạng của chi tiết.

Muốn vậy người vẽ cần nghiên cứu kỹ đặc điểm về hình dạng và cấu tạo của chi tiết để đưa ra một số phương án biểu diễn, qua đó phân tích, so sánh để chọn lấy phương án tốt nhất.

Ví dụ 1: để biểu diễn một trục có ren, ta chỉ cần vẽ một hình chiếu cơ bản làm hình chiếu chính và một mặt cắt để thể hiện hình dạng của phần trụ bị vát phẳng mà khơng cần phải vẽ hình chiếu bằng và hình chiếu cạnh.

-Phương án thứ nhất: mỗi bộ phận của chi tiết được thể hiện trên một hình biểu diễn riêng.

-Phương án thứ hai: Tất cả các bộ phận của chi tiết được thể hiện tập trung trên ba hình biểu diễn chủ yếu.

Trong hai phương án đã nêu, phương án đầu thì việc biểu diễn quá phân tán, rời rạc, ngược lại ở phương án sau thì lại quá tập trung đều làm cho người đọc khó hình dung ra vật thể..

Kích thước ghi trên bản vẽ chi tiết phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, nghĩa là đảm bảo chức năng làm việc của chi tiết và chức năng sử dụng của máy, đồng thời phải phù hợp với yêu cầu công nghệ, nghĩa là tạo điều kiện dễ dàng cho việc chế tạo.

Trong các kích thước, có những kích thước khơng liên quan trực tiếp đến lắp ghép cịn gọi là kích thước tự do có khoảng dung sai lớn.

Những kích thước liên quan trực tiếp đến lắp ghép của các chi tiết đó là kích thước lắp ghép. Sai lệch giới hạn của chúng quyết định tính chất lắp ghép, nghĩa là ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng làm việc của chi tiết và chức năng sử dụng của máy. Các kích thước đó gọi là kích thước chức năng.

Giá trị của các kích thước chức năng được tính tốn theo độ bền, khối lượng..., cịn sai lệch giớihạn của nó được xác định theo u cầu lắp ghép. Yêu cầu lắp ghép được thể hiện bằng kích thước của độ hở hoặc độ dơi thường gọi là kích thước điều kiện. Như vậy giữa kích thước chức năng và kích thước điều kiện có liên quan chặt chẽ với nhau.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG IVBIỂU DIỄN VẬT THỂ TRÊN BẢN VẼ KỸ THUẬT (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)