BÀI 1 ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP CỦA KẾ TOÁN
2. Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được áp dụng thống nhất hiện hành là hệ thống tài khoản kế tốn ban hành theo Thơng tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính có hiệu lực từ ngày 01/01/2015. Thơng tư này thay thế cho chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính và Thơng tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài Chính. Danh mục cụ thể các tài khoản được trình bày trong hệ thống tài khoản kế tốn hiện hành.
2.1. Số hiệu tài khoản
Hệ thống tài khoản này gồm 76 tài khoản cấp 1 và 150 tài khoản cấp 2. Mỗi tài khoản cấp 1 mang ký hiệu 3 số. Các tài khoản cấp 1 còn được chia thành các tài khoản cấp 2, các tài khoản cấp 2 mang ký hiệu 4 số, ký hiệu của tài khoản cấp 2 phải mang ký hiệu của tài khoản cấp 1 thêm 1 con số. Các ký hiệu số này gọi là số hiệu tài khoản.
Số hiệu tài khoản gồm các chữ số có ý nghĩa sau: - Chữ số thứ nhất: Loại tài khoản
- Chữ số thứ hai: Nhóm tài khoản - Chữ số thứ ba: Tài khoản cấp 1 - Chữ số thứ tư: Tài khoản cấp 2 - Chữ số thứ năm: Tài khoản cấp 3
Ví dụ: Tài khoản 1121:
Loại tài khoản: Tài sản lưu động (1) Nhóm tài khoản: Vốn bằng tiền (1) Tài khoản cấp 1: Tiền gửi ngân hàng (2) Tài khoản cấp 2: Tiền Việt Nam (1)
2.2. Các loại tài khoản
Hệ thống tài khoản kế toán thống nhất được quy định áp dụng cho nước ta bao gồm 9 loại tài khoản được đánh số từ 1 đến 9. (áp dụng phương pháp ghi sổ kép, đối ứng Nợ - Có).
2.2.1. Tài khoản loại 1, 2, 3, 4
Là những tài khoản phản ánh biến động của những khoản mục trên Bảng cân đối kế tốn. Đặc điểm: Có số dư cuối kỳ.
Loại tài khoản 1, 2: Tính chất là tài khoản Tài sản: ghi tăng bên Nợ, ghi
giảm bên Có và có số dư bên Nợ.
Tài khoản loại 1: Tài sản lưu động (ngắn hạn) Tài khoản loại 2: Tài sản cố định (dài hạn)
Nợ TK loại 1, 2 Có +
Dư:
-
Lưu ý: Riêng các tài khoản 214, 229 có tính chất là tài khoản điều chỉnh giảm cho tài sản, do đó, kết cấu được bố trí ngược với tài khoản tài sản; tức là, ghi tăng bên Có, ghi giảm bên Nợ, số dư bên Có.
Loại tài khoản 3, 4: Tính chất là tài khoản Nguồn vốn: ghi tăng bên Có,
ghi giảm bên Nợ và có số dư bên Có. Tài khoản loại 3: Nợ phải trả Tài khoản loại 4: Vốn chủ sở hữu
Nợ TK loại 3,4 Có - +
Dư:
2.2.2. Loại tài khoản 5, 6, 7, 8, 9
Là các loại tài khoản nghiệp vụ hoặc quản lý.
Đặc điểm: Tất cả các tài khoản này khơng có số dư cuối kỳ. Kết cấu của loại tài khoản này tuân theo nguyên tắc sau:
- Nếu là tài khoản phản ánh chi phí (loại 6, 8), kết cấu giống tài khoản Tài sản.
- Nếu là tài khoản phản ánh thu nhập (loại 5, 7), kết cấu giống tài khoản Nguồn vốn.
Lưu ý: Tài khoản 521 là tài khoản điều chỉnh giảm doanh thu nên có kết
cấu ngược với tài khoản doanh thu.
Tài khoản loại 9 dùng để tính tốn, xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ; do đó, khơng tn theo nguyên tắc ghi tăng 1 bên và ghi giảm 1 bên mà 2 bên tài khoản cùng phản ánh đối tượng kinh doanh nhưng với 2 cách đánh giá khác nhau, chênh lệch giữa 2 cách đánh giá là kết quả hoạt động kinh doanh.
Nợ TK 911 Có - Tồn bộ chi phí hoạt
động kinh doanh - Kết chuyển lãi
- Toàn bộ thu nhập hoạt động kinh doanh - Kết chuyển lỗ
Câu hỏi, bài tập
Câu 2.1: Trình bày kết cấu của tài khoản Tài sản và tài khoản Nguồn vốn. Câu 2.2: Tiền gửi ngân hàng tồn đầu tháng 20.000.000đ
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1/ Rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt 2.000.000đ
2/ Khách hàng trả nợ cho doanh nghiệp bằng tiền gửi ngân hàng 3.000.000đ 3/ Nhập kho nguyên vật liệu trả bằng tiền gửi ngân hàng 1.500.000đ
4/ Dùng tiền mặt để gửi ngân hàng 4.000.000đ
5/ Trả lương cho công nhân viên bằng tiền gửi ngân hàng 2.000.000đ
Yêu cầu: Hãy mở, ghi và khóa tài khoản chữ T “Tiền gửi ngân hàng”
Câu 2.3: Tiền mặt tồn kho đầu tháng 10.000.000đ
Trong tháng phát sinh các nghiệp vụ kinh tế sau:
1/ Dùng tiền mặt 5.000.000đ gửi vào tài khoản ở ngân hàng 2/ Khách hàng trả nợ bằng tiền mặt 15.000.000đ
3/ Thu tạm ứng của nhân viên bằng tiền mặt 3.000.000đ 4/ Chi tiền mặt trả nợ cho người bán 7.000.000đ
5/ Vay ngắn hạn của ngân hàng để nhập quỹ tiền mặt 10.000.000đ 6/ Chi tiền mặt trả lương cho nhân viên 4.000.000đ
Yêu cầu: Hãy mở, ghi và khóa tài khoản chữ T “Tiền mặt”
Câu 2.4: Số dư đầu kỳ của tài khoản phải trả người bán là 20.000.000đ
Trong kỳ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sau:
1. Mua hàng hóa nhập kho chưa trả tiền cho người bán 10.000.000đ 2. Vay ngắn hạn trả nợ cho người bán 5.000.000đ
3. Chuyển tiền gửi ngân hàng trả nợ cho người bán 7.000.000đ
4. Mua tài sản cố định hữu hình chưa trả tiền cho người bán 50.000.000đ