Tính chất cân bằng của Bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 46 - 50)

BÀI 4 BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN

2. Tính chất cân bằng của Bảng cân đối kế toán

2.1. Tại thời điểm lập bảng

Vì bất kỳ một tài sản nào cũng có nguồn hình thành tương ứng nên ta có một tính chất quan trọng của Bảng cân đối kế toán là:

Tổng cộng Tài sản = Tổng cộng Nguồn vốn 2.2. Khi các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ làm ảnh hưởng đến các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán là các khoản này thay đổi. Chúng ta nghiên cứu sự thay đổi đó trên các trưởng hợp cụ thể và xét tính cân đối của Bảng cân đối kế tốn sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

Đơn vị tính: Đồng

TÀI SẢN Số tiền NGUỒN VỐN Số tiền

1. Tiền mặt

2.Tiền gửi ngân hàng 3. Nguyên vật liệu 4. Hàng hóa 5. Tài sản cố định 25.000.000 70.000.000 15.000.000 30.000.000 120.000.000 1. Phải trả người bán 2. Các khoản đi vay 3.Nguồn vốn kinh doanh

4. Lãi chưa phân phối

50.000.000 15.000.000 160.000.000 35.000.000

TỔNG CỘNG 260.000.000 TỔNG CỘNG 260.000.000

Trong tháng 8, có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau:

Trường hợp 1: Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến 2

khoản mục thuộc phần Tài sản trên Bảng cân đối kế toán làm 2 khoản mục này thay đổi giá trị; một khoản tăng lên và một khoản giảm xuống.

Ví dụ: Đơn vị chi tiền gửi ngân hàng mua nguyên vật liệu trị giá 5.000.000 đồng.

Nghiệp vụ phát sinh làm cho tiền gửi ngân hàng giảm 5.000.000đ tương ứng nguyên vật liệu tăng 5.000.000đ. Cả 2 khoản này cùng thuộc phần Tài sản nên tổng cộng Tài sản khơng thay đổi.

Bảng cân đối kế tốn vẫn cân bằng.

Trường hợp 2: Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến 2

khoản mục thuộc phần Nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán làm 2 khoản mục này thay đổi giá trị; một khoản tăng lên và một khoản giảm xuống.

Ví dụ: Đơn vị dùng lợi nhuận chưa phân phối bổ sung nguồn vốn kinh doanh với số tiền 10.000.000 đồng.

Nghiệp vụ phát sinh làm cho lợi nhuận chưa phân phối giảm 10.000.000đ tương ứng nguồn vốn kinh doanh tăng 10.000.000đ. Cả 2 khoản này thuộc phần Nguồn vốn nên tổng cộng Nguồn vốn không thay đổi.

Trường hợp 3: Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến 2

khoản mục thuộc 2 phần của Bảng cân đối kế toán, một khoản thuộc bên tài sản, một khoản thuộc bên nguồn vốn. Do đó, khi khoản mục tài sản tăng giá trị làm khoản mục nguồn vốn tăng giá trị tương ứng.

Ví dụ: Đơn vị mua nguyên vật liệu nhập kho, chưa trả tiền cho người bán, số tiền 6.000.000 đồng.

Nghiệp vụ phát sinh làm cho nguyên vật liệu tăng 6.000.000đ tương ứng phải trả người bán cũng tăng 6.000.000đ. Như vậy, cả 2 phần của bảng cân đối kế toán cùng tăng 6.000.000đ

Bảng cân đối kế toán vẫn cân bằng.

Trường hợp 4: Một nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm ảnh hưởng đến 2

khoản mục thuộc 2 phần của Bảng cân đối kế toán, một khoản thuộc bên tài sản, một khoản thuộc bên nguồn vốn. Do đó, khi khoản mục tài sản giảm giá trị làm khoản mục nguồn vốn giảm giá trị tương ứng.

Ví dụ: Đơn vị chi tiền gửi ngân hàng trả nợ khoản vay ngân hàng số tiền 30.000.000 đồng.

Nghiệp vụ phát sinh làm cho tiền gửi ngân hàng giảm 30.000.000đ tương ứng khoản vay ngân hàng giảm 30.000.000đ.Như vậy, cả 2 phần của bảng cân đối kế toán cùng giảm 30.000.000đ

Bảng cân đối kế tốn vẫn cân bằng.

Tóm lại, trong thực tế, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh rất đa dạng, nhưng bao giờ cũng thuộc 1 trong 4 trường hợp tổng quát sau:

Một khoản mục Tài sản tăng, một khoản mục Tài sản khác giảm giá trị tương ứng.

Một khoản mục Nguồn vốn tăng, một khoản mục Nguồn vốn khác giảm giá trị tương ứng

Một khoản mục Tài sản tăng, một khoản mục Nguồn vốn tăng giá trị tương ứng

Một khoản mục Tài sản giảm, một khoản mục Nguồn vốn giảm giá trị tương ứng.

Kết luận:

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nếu chỉ ảnh hưởng đến một phần của Bảng cân đối kế tốn thì sẽ có sự sắp xếp lại tài sản hoặc nguồn vốn nghĩa là chỉ làm thay đổi tỷ trọng của các khoản mục Tài sản hoặc Nguồn vốn mà tổng cộng số tiền trên Bảng cân đối kế tốn khơng thay đổi, tổng cộng Tài sản vẫn bằng tổng cộng Nguồn vốn.

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh nếu ảnh hưởng đến các khoản mục ở 2 bên Bảng cân đối kế tốn thì các khoản mục đó thay đổi giá trị tương ứng nhau, làm số tiền tổng cộng thay đổi nhưng tổng cộng Tài sản vẫn bằng tổng cộng Nguồn vốn.

Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều liên quan đến ít nhất 2 khoản mục trên Bảng cân đối kế tốn và khơng làm mất tính cân bằng của Bảng.

Câu hỏi và bài tập

Câu 4.1: Hãy lập bảng cân đối kế toán căn cứ vào số liệu của câu 1.3 (Bài 1) Câu 4.2: Doanh nghiệp tư nhân Minh Anh tính đến ngày 31/12/201X có số liệu

như sau:

Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền

Nguyên vật liệu 2.000.000 Tiền mặt 3.000.000

Vay ngân hàng 3.000.000 Phải trả cho người bán 5.000.000 Công cụ, dụng cụ 2.000.000 Tiền gửi ngân hàng 10.000.000

Phải thu khách hàng 7.000.000 Thành phẩm 6.000.000

Tài sản cố định hữu hình 60.000.000 Phải trả, phải nộp khác 1.000.000 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 55.000.000 Hao mòn Tài sản cố

định

20.000.000

Lợi nhuận chưa phân phối X

Yêu cầu:

a/ Hãy phân loại tài sản, nguồn vốn và xác định X (lãi hay lỗ)? b/ Lập bảng cân đối kế toán?

BÀI 5

MỐI QUAN HỆ GIỮA BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ TÀI KHOẢN KẾ TOÁN

Mã bài: MĐ 09-05 Giới thiệu:

Trong bài 3 và bài 4, chúng ta đã tìm hiểu Bảng cân đối kế tốn và tài khoản kế tốn. Vậy giữa chúng có mối quan hệ như thế nào?

Mục tiêu:

- Trình bày mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán;

- Vận dụng được mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán trong việc kiểm tra các nghiệp vụ kinh tế phát sinh;

- Cẩn thận, nghiêm túc trong q trình học tập;

Nội dung chính:

Một phần của tài liệu Giáo trình mô đun Nguyên lý kế toán (Nghề Kế toán doanh nghiệp Trình độ cao đẳng) (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)