- Đối với một số dòng hàng EU có chính sách bảo hộ mà Việt Nam không xuất khẩu hoặc cũng bảo hộ,
16 Bao gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
- Quy định tỷ lệ hoặc mức xuất khẩu nhất định đối với hàng hóa hoặc dịch vụ;
- Quy định tỷ lệ hoặc mức nội địa hóa nhất định;
- Mua, sử dụng, hoặc dành ưu đãi cho hàng hoá sản xuất trong lãnh thổ của mình, hoặc phải mua hàng hố từ các thể nhân hoặc pháp nhân trong lãnh thổ của mình;
- Ràng buộc số lượng hoặc giá trị nhập khẩu với số lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc nguồn thu ngoại tệ gắn với khoản đầu tư;
- Hạn chế việc bán hàng hóa hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc cung ứng trên lãnh thổ của mình thơng qua ràng buộc việc bán hàng đó với số lượng hoặc giá trị xuất khẩu hoặc các khoản thu từ ngoại tệ;
- Chuyển giao cơng nghệ, quy trình sản xuất, hoặc một kiến thức độc quyền khác cho một thể nhân hoặc doanh nghiệp trong lãnh thổ của mình; hoặc - Cung cấp độc quyền các hàng hố hoặc dịch vụ được sản xuất hoặc cung ứng trên lãnh thổ của mình cho một thị trường khu vực cụ thể hoặc cho thế giới.
Bảo hộ đầu tư:
Hiệp định EVFTA sẽ thay thế các Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư song phương hiện nay giữa Việt Nam và các Thành viên EU.
Nội dung bảo hộ:
Hai bên cam kết sẽ dành sự đối xử cơng bằng, bình đẳng, bảo hộ an toàn và đầy đủ các khoản đầu tư và nhà đầu tư của nhau, cụ thể: cam kết bồi thường thiệt hại phù hợp cho nhà đầu tư của bên kia tương tự như nhà đầu tư trong nước hoặc của bên thứ ba trong trường hợp bị thiệt hại do chiến tranh, bạo loạn, v.v., đồng thời áp dụng các quy định chặt chẽ trong trường hợp tước quyền sở hữu của nhà đầu tư (đi kèm với quy định về bồi thường) để tạo sự tin cậy, an tâm cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư cũng được phép chuyển tiền, thế quyền theo quy định của Hiệp định.